Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 9: Thực hành tiếng việt
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 9: trong thế giới viễn tưởng Thực hành tiếng việt . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 9: TRONG THẾ GIỚI VIỄN TƯỞNG
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Câu tiếng Việt gồm có hai thành phần chính là gì?
A. Chủ ngữ và vị ngữ
B. Chủ ngữ và trạng ngữ
C. Vị ngữ và trạng ngữ
D. Chủ ngữ, động từ, bổ ngữ
Câu 2: Trạng ngữ trong câu của tiếng Việt là thành phần ………….
A. Phụ chính
B. Chính
C. Trung tâm
D. Phụ
Câu 3: “Chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ có thể được mở rộng bằng cụm từ. Chúng ta có thể biến chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ từ một từ trở thành một ………… hoặc từ một cụm từ ……………. trở thành một cụm từ ………………… hơn.”
Điền vào chỗ trống những từ ngữ thích hợp.
A. Cụm từ, đơn giản, phức tạp
B. Hai từ, ngắn gọn, dài
C. Đa nghĩa, phức tạp, đơn giản
D. Loại từ, đa nghĩa, đơn nghĩa
Câu 4: Việc mở rộng thành phần chính và trạng ngữ bằng cụm từ làm cho việc miêu tả như thế nào?
A. Phức tạp và dài dòng hơn.
B. Ngắn gọn và súc tích hơn.
C. Chi tiết và rõ ràng hơn.
D. Cả A và C.
Câu 5: “Ti vi sô-cô-la là sáng tạo của ông Wonka”.
“Ti vi sô-cô-la” là thành phần gì?
A. Chủ ngữ
B. Vị ngữ
C. Trạng ngữ
D. Bổ ngữ
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: “Trong phòng sáng chế của ông Wonka, Charlie đã trải nghiệm nhiều điều kì diệu.”
“Trong phòng sáng chế của ông Wonka” là thành phần gì?
A. Chủ ngữ
B. Vị ngữ
C. Trạng ngữ
D. Bổ ngữ
Câu 2: “Ông Wonka ngắt lời Mai Ti-vi”.
“Ngắt lời Mai Ti-vi” là thành phần gì?
A. Chủ ngữ
B. Vị ngữ
C. Trạng ngữ
D. Bổ ngữ
Câu 3: “Ti vi sô-cô-la là sáng tạo của ông Wonka”.
Có thể mở rộng thành phần “Ti vi sô-cô-la” như thế nào cho hợp lí?
A. Chiếc ti vi sô-cô-la vô cùng độc đáo kia
B. Ti vi sô-cô-la đi chơi
C. Sáng tạo ti vi sô-cô-la
D. Không thể mở rộng.
Câu 4: “Trong phòng sáng chế của ông Wonka, Charlie đã trải nghiệm nhiều điều kì diệu.”
Có thể mở rộng thành phần “Trong phòng sáng chế của ông Wonka” như thế nào cho hợp lí?
A. Trong phòng sáng chế của ông Wonka thay đổi thế giới
B. Trong trải nghiệm phòng sáng chế của ông Wonka
C. Trong phòng sáng chế lạ lùng có một không hai của ông Wonka
D. Không thể mở rộng.
Câu 5: “Ông Wonka ngắt lời Mai Ti-vi”.
Có thể mở rộng thành phần “ngắt lời Mai Ti-vi” như thế nào cho hợp lí?
A. Ngắt lời cay nghiệt Mai Ti-vi
B. Ngắt lời chen ngang của cậu bé thiếu lễ phép Mai Ti-vi
C. Ông ngắt lời Mai Ti-vi
D. Không thể mở rộng.
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Cho 2 câu văn:
1. Trăng đã ló lên từ phía sau đỉnh núi, và giờ đây nó rót ánh sáng xuống mặt biển.
2. Trăng đã lên từ phía sau những đỉnh núi xù xì, và giờ đây nó trầm ngâm rót ánh sáng xuống mặt biển đang thở dài dâng lên đón nó, xuống biển và xuống tảng đá cạnh chúng tôi.
Hãy so sánh sự khác nhau của hai câu trên.
A. Vị ngữ đầu trong câu 1 là một cụm động từ đơn giản. Vị ngữ đầu trong câu 2 là một cụm động từ có cấu tạo phức tạp hơn.
B. Vị ngữ sau trong câu 1 là một cụm động từ đơn giản. Vị ngữ sau trong câu 2 là một cụm động từ có cấu tạo phức tạp hơn.
C. Vị ngữ trong câu 1 có sự biến đổi về mặt tính chất ngữ pháp trong khi vị ngữ ở câu 2 là về từ vựng.
D. Cả A và B.
Câu 2: Cho 2 câu văn:
1. Chim Ưng bỗng vùng vẫy, nhỏm dậy và đưa mắt nhìn dọc khe núi.
2. Chim Ưng dũng mãnh bỗng vùng vẫy, nhỏm dậy một chút và đưa mắt nhìn dọc khe núi.
Hãy so sánh sự khác nhau của hai câu trên.
A. Chủ ngữ trong câu 1 là một động từ. Chủ ngữ trong câu 2 là một cụm danh từ.
B. Chủ ngữ trong câu 1 là một danh từ. Chủ ngữ trong câu 2 là một cụm danh từ.
C. Vị ngữ trong câu 1 là một danh từ. Vị ngữ trong câu 2 là một cụm danh từ.
D. Vị ngữ trong câu 1 là một động từ. Chủ ngữ trong câu 2 là một cụm động từ.
Câu 3: “Nhìn họ, Charlie thấy nao nao một cảm giác nguy hiểm kì lạ.”
Xác định chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ trong câu trên.
A. CN: Charlie, VN: Charlie …., TN: Nhìn họ
B. CN: Charlie, họ; VN: Nhìn, thấy …, TN không có.
C. CN: Charlie; VN: thấy nao nao; TN không có.
D. Câu này mới chỉ là một cụm từ dài.
Câu 4: “Màn hình lập loè và bật sáng. Rồi đột nhiên, một thanh sô-cô-la nhỏ hiện lên giữa màn hình.”
Xác định chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ trong câu trên.
A. CN: Màn hình lập loè và bật sáng, VN: một thanh sô-cô-la nhỏ hiện lên giữa màn hình; TN: Rồi đột nhiên.
B. CN: màn hình, một thanh sô-cô-la nhỏ; VN: lập loè và bật sáng, hiện lên giữa màn hình; TN: rồi đột nhiên.
C. CN: màn hình, một thanh sô-cô-la nhỏ; VN: lập loè và bật sáng, hiện lên; TN: không có.
D. Đây chỉ là một cụm từ dài.
4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)
Câu 1: Câu nào sâu đây là đúng?
A. Chỉ có số từ mới có thể dùng để mở rộng thành phần câu.
B. Thành phần vị ngữ có thể mở rộng ngay cho các thành phần khác của câu.
C. Câu bao giờ cũng nên ngắn gọn.
D. Mở rộng thành phần câu có nhiều ưu điểm nhưng không nên lạm dụng, có những câu không nên lúc nào cũng mở rộng, hoặc không cần thiết phải mở rộng.
=> Giáo án ngữ văn 7 chân trời tiết: Thực hành tiếng việt trang 83