Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 5: Dấu câu và biện pháp tu từ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 5: Dấu câu và biện pháp tu từ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

TIẾT 2: DẤU CÂU VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Công dụng của dấu chấm là gì?

A. Thường dùng ở cuối câu trần thuật, báo hiệu hết câu. Khi đọc phải ngắt ở dấu chấm tương đối dài.

B. Thường dùng ở cuối câu trần thuật, báo hiệu hết câu. Khi đọc phải ngắt ở dấu chấm tương đối ngắn.

C. Thường dùng ở cuối câu trần thuật, báo hiệu chuẩn bị hết câu. Khi đọc phải ngắt ở dấu chấm tương đối dài.

D. Thường dùng ở cuối câu trần thuật, báo hiệu còn một vế của câu. Khi đọc phải ngắt ở dấu chấm tương đối ngắn.

Câu 2: Công dụng của dấu chấm hỏi?

A. Đặt ở cuối câu nghi vấn và thường biểu thị ý nghĩa nghi vấn.

B. Có lúc đặt ở câu cầu khiến để biểu thị thái độ châm biếm.

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 3: Công dụng của dấu chấm than là gì?

A. Đặt ở cuối câu cầu khiến hoặc ở cuối câu nhằm biểu thị cảm xúc, yêu cầu hay mệnh lệnh.

B. Đặt ở giữa câu cầu khiến hoặc ở giữa câu nhằm biểu thị cảm xúc, yêu cầu hay mệnh lệnh.

C. Đặt ở cuối câu cầu khiến hoặc ở cuối câu nhằm biểu thị thái độ nghi vấn.

D. Đặt ở giữa câu cầu khiến hoặc ở giữa câu nhằm biểu thị thái độ nghi vấn.

Câu 4: Công dụng của dấu hai chấm là gì?

A. Đánh dấu phần giải thích, thuyết minh cho phần trước đó.

B. Báo trước lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 5: Công dụng của dấu phẩy là gì?

A. Được dùng trong câu nhằm đánh dấu ranh giới một số bộ phận câu để diễn đạt đúng nội dung, mục đích của người nói.

B. Được đặt cuối câu trần thuật, câu nghi vấn.

C. Được dùng trong câu nhằm đánh dấu ranh giới một số bộ phận câu để diễn đạt sự nghi vấn của người nói.

D. Được dùng trong câu nhằm đánh dấu ranh giới một số bộ phận câu để diễn đạt cảm xúc ngạc nhiên, thán phục của người nói.

Câu 6: Công dụng dùng để đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp, đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai, đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san… được dẫn là của dấu nào?

A. Dấu ngoặc kép

B. Dấu ngoặc đơn

C. Dấu hai chấm

D. Dấu chấm

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Các lỗi thường gặp về dấu câu là những lỗi nào?

A. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.

B. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.

C. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết.

D. Tất cả các lỗi trên

Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ ở trong câu văn sau: Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.

A. Điệp từ

B. So sánh

C. Câu hỏi tu từ

D. Hoán dụ

Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ được dùng trong các câu văn sau: Chàng trai kia khi yêu mùa xuân, phải chăng là tại lúc đôi mùa giao tiễn nhau, chàng tưởng như nghe thấy đồi núi chuyển mình, sông hồ rung động trong cuộc đổi thay thường xuyên của cuộc đời?

A. Liệt kê

B. Câu hỏi tu từ

C. So sánh

D. Nhân hóa

Câu 4: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau là gì: Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế.

A. Nhân hóa

B. So sánh

C. Liệt kê

D. Ẩn dụ

Câu 5: Vị trí nào sau đây là vị trí của dấu phẩy?

A. Giữa các thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ.

B. Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ ngữ pháp.

C. Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó

D. Giữa các vế của một câu ghép.

E. Tất cả các đáp án trên

Câu 6: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau Cuối tháng Giêng có những đêm không mưa, trời sáng lung linh như ngọc, chỉ chừng mười giờ tối thì trăng mọc cao lên đỉnh đầu.

A. Nhân hóa

B. So sánh

C. Liệt kê

D. Ẩn dụ

Câu 7: Chỉ ra biện pháp tu từ được dùng trong các câu văn sau: Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa.

A. Liệt kê

B. Câu hỏi tu từ

C. So sánh

D. Nhân hóa

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Phát hiện lỗi về dấu câu trong đoạn văn sau đây: “Mặc dù đã qua bao nhiêu năm tháng. Nhưng tôi vẫn không quên được những kỉ niệm êm đềm thời học sinh.”

A. Dùng sai dấu chấm câu khi chưa kết thúc câu.

B. Dùng sai dấu chấm câu khi ngăn cách các bộ phận của câu.

C. Dùng sai dấu chấm câu khi thể hiện thái độ nghi vấn.

D. Dùng sai dấu chấm câu khi đánh dấu phần thuyết minh.

Câu 2: Phát hiện lỗi về dấu câu trong đoạn văn sau đây: “Sao mãi tới giờ anh mới về, mẹ ở nhà chờ anh mãi. Mẹ dặn là: “Anh phải làm xong bài tập trong chiều nay”.

A. Câu văn đã thiếu dấu (?) khi hết câu.

B. Câu văn đã thiếu dấu (.) khi hết câu.

C. Câu văn đã thiếu dấu (!) khi hết câu.

D. Câu văn đã thiếu dấu (,) khi hết câu.

Câu 3: Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong các câu văn: Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…

A. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.

B. Dùng dấu ngắt câu khi câu kết thúc.

C. Đặt ở cuối câu cầu khiến hoặc ở cuối câu nhằm biểu thị cảm xúc, yêu cầu hay mệnh lệnh.

D. Được dùng trong câu nhằm đánh dấu ranh giới một số bộ phận câu để diễn đạt cảm xúc ngạc nhiên, thán phục của người nói.

4. VẬN DỤNG NÂNG CAO

Câu 1: Chọn dấu câu phù hợp để điền vào chỗ trống:

“Con chó cái nằm ở gậm phản bỗng chốc vẫy đuôi rối rít ( ) tỏ ra dáng bộ vui mừng ( )

Anh Dậu lử thử từ cổng tiến vào với cả vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội ( )"

A. Dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm.

B. Dấu chấm phẩy, dấu chấm, dấu chấm.

C. Dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm than.

D. Dấu chấm phẩy, dấu chấm, dấu chấm than.

Câu 2: Câu văn "Ngày trước, khi còn học ở trường này. Ông ấy luôn luôn là người học giỏi toán nhất" mắc lỗi gì?

A. Lẫn lộn công dụng các dấu câu.

B. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.

C. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.

D. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu.

Câu 3: Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống

Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng ...

-Tre non đủ lá đan sàng hay chưa?

A. Dấu hai chấm

B. Dấu ngoặc kép

C. Dấu ngoặc đơn

D. Dấu ba chấm

B. PHẦN TRẢ LỜI

1. NHẬN BIẾT

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay