Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 5: Văn bản 3: hội lồng tồng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 5: Văn bản 3: hội lồng tồng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

TIẾT 5: VĂN BẢN 3: HỘI LỒNG TỒNG

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Hội lồng tồng là lễ hội của vùng nào?

A. Việt Bắc

B. Miền Trung

C. Huế

D. Miền Nam

Câu 2: Tác giả của "Hội lồng tồng" là ai

A. Trần Quốc Vượng

B. Lê Văn Hảo

C. Dương Tất Từ

D. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 3: "Hội lồng tồng" trích từ đâu?

A. Miền cỏ thơm

B. Mùa xuân và phong tục Việt Nam

C. Rất nhiều ánh lửa

D. Món lạ miền Nam

Câu 4: Hội lồng tồng diễn ra vào khoảng thời gian nào?

A. Sau tết Thanh minh.

B. Từ sau tết Nguyên đán đến Thanh minh.

C. Trước tết Nguyên đán.

D. Trước hè.

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Chi tiết cho thấy sản vật cúng tế trong hội lồng tồng có liên quan với tục mở hội xuống đồng và tục thờ thành hoàng – thần nông?

A. Lồng tồng tiếng Tày – Nùng có nghĩa là xuống đồng.

B. Thần thành hoàng làng của đồng bào Tày – Nùng là Thần Nông.

C. Đình thành hoàng thờ những nhân vật ngày xưa đã có công khai phá ruộng nương, xây dựng và bảo vệ bản mường.

D. Tất cả ý trên đều đúng.

Câu 2: Người dân gửi gắm mong ước gì khi tổ chức lễ hội lồng tồng?

A. Sức khỏe dồi dào

B. Cầu duyên

C. Mùa màng bội thu, dân làng được bình an, may mắn, tốt lành.

D. Kinh tế khá giả

Câu 3: Giá trị nghệ thuật của văn bản là gì?

A. Cách triển khai lập luận, lí lẽ, bằng chứng rõ ràng, sắp xếp trật tự hợp lí

B. Kết hợp với lối viết hấp dẫn, thú vị đã miêu tả một cách chi tiết hội lồng tồng

C. A và B đều đúng

D. A và B đều sai

Câu 4: Với người đồng bào Tày - Nùng, thần thành hoàng còn được coi là thần gì?

A. Thần nước

B. Hỏa thần

C. Thần nông

D. Thần mặt trời

Câu 5: Đình thành hoàng thờ những ai?

A. nhân vật ngày xưa có công khai phá ruộng nương, xây dựng và bảo vệ mường

B. người có sức mạnh phi thường

C. người trong bản sau khi chết đi

D. các chiến binh xưa

Câu 6: Có bao nhiêu truyền thuyết khác nhau về hội lồng tồng ở từng địa phương?

A. 2

B. 3

C. 4

D. Rất nhiều

Câu 7: Nghĩa của từ "Lượn" trong "Hội lồng tồng" là gì?

A. Một vùng của Việt Bắc

B. Lối hát đối đáp giữa trai và gái của dân tộc Tày

C. Tên một dụng cụ dùng để cắt, thái

D. Hoạt động thờ cúng của đồng bào miền núi

Câu 8: Trong hội lồng tồng. theo tục lệ, con sư tử nào đến trước sẽ giữ vai trò gì?

A. Vai trò làm anh cả.

B. Vai trò người xem.

C. Vai Trò đàn anh, có quyền chủ trì các buổi biểu diễn.

D. Vai trò người chơi đầu.

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Ba trò chơi chính được tác giả giới thiệu trong văn bản thể hiện điều gì?

A. Những phẩm chất và khả năng của người lao động.

B. Nét đẹp văn hóa cổ truyền của người dân khu vực đồng bằng sông Hồng.

C. Thể hiện những phẩm chất và khả năng của cư dân nông nghiệp.

D. Nét đẹp văn hóa cổ truyền của người dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 2: Qua các hoạt động diễn ra trong lễ hội, con người rèn luyện được gì?

A. Lòng yêu quê hương, văn hóa dân tộc, đồng thời rèn luyện cơ thể trở lên linh hoạt hơn.

B. Rèn luyện được sức khỏe

C. Rèn luyện tính kỉ luật và tinh thần đoàn kết

D. Rèn luyện tinh thần ham học hỏi

Câu 3: Nhận xét nào sau đây là đúng về hát lượn được giới thiệu trong văn bản?

A. Một trong những thể loại hát được yêu thích bới hầu hết người dân Việt Nam

B. Một kiểu hát chỉ dành cho phụ nữ.

C. Một nét văn hóa đặc sắc của người miền núi trong ngày hội xuân.

D. Một nét văn hóa đặc sắc của người miền núi trong ngày tết.

4. VẬN DỤNG NÂNG CAO

Câu 1: Qua văn bản Hội lồng tồng, điệu múa sư tử thực chất là điệu mùa gì?

A. Một điệu nhảy truyền thống của người Thái

B. Một điệu nhảy truyền thống của người Kinh

C. Một điệu múa võ thể hiện tinh thần thượng võ của người đàn ông.

D. Một điệu múa cổ truyền thể hiện lòng yêu quê hương, ý chí chống giặc ngoại xâm.

Câu 2: Qua văn bản, em thấy nhận định nào sau đây không đúng khi nói về hát lượn?

A. Nét văn hóa đặc sắc của người dân tộc trong những ngày hội xuân.

B. Ca từ trong bài là tiếng nói của tình yêu, tiếng lòng của hội xuân.

C. Các câu ca thể hiện tâm hồn phong phú, tinh tế của người Việt Bắc.

D. Ca từ thể hiện ý chí chiến đấu, lòng yêu nước nồng nàn.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay