Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 6: Văn Bản 5: Con Hổ Có Nghĩa

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6: Văn Bản 5: Con Hổ Có Nghĩa. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 6: BÀI HỌC CUỘC SỐNG

VĂN BẢN 5: CON HỔ CÓ NGHĨA

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Truyện Con hổ có nghĩa thuộc thể loại:

A. Truyện cổ tích dân gian Việt Nam.

B. Truyện Trung đại Việt Nam.

C. Truyện cười dân gian Việt Nam.

D. Truyện ngụ ngôn.

Câu 2: Trong truyện Con hổ có nghĩa, tại sao con hổ lại cõng bà đỡ Trần đi?

A. Vì con hổ muốn ăn thịt bà đỡ Trần.

B. Vì con hổ muốn bà đỡ Trần vào rừng sâu sinh sống.

C. Vì có một người ở trong rừng cần sự giúp đỡ của bà đỡ Trần.

D. Vì con hổ muốn bà đỡ Trần đỡ đẻ giúp cho vợ nó.

Câu 3: Sau đó con hổ đã trả nghĩa bà đỡ Trần như thế nào?

A. Hổ đực đào lên từ gốc cây một thỏi bạc và tặng bà đỡ.

B. Hai vợ chồng hổ thường mang tặng bà đỡ một vài con nai.

C. Hổ đực dẫn bà đỡ ra khỏi rừng.

D. Hổ đực tặng bà đỡ một thùng vàng to.

Câu 4: Vật con hổ tặng đã giúp được gì cho bà đỡ?

A. Chữa khỏi bệnh cho con bà đỡ.

B. Giúp bà sắm một số vật dụng trong nhà.

C. Giúp bà cầm cự qua một năm mất mùa, đói kém.

D. Giúp bà làm nghề tốt hơn.

Câu 5: Truyện Con hổ có nghĩa là loại truyện:

A. Có thật.

B. Vừa có thật, vừa hư cấu.

C. Hư cấu.

D. Miêu tả.

Câu 6: Ý nghĩa của truyện Con hổ có nghĩa là gì?

A. Đề cao tính thông minh của loài vật.

B. Đề cao tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước.

C. Đề cao ân nghĩa, trọng đạo làm người.

D. Khuyên con người phải biết quý trọng và thương yêu loài vật.

Câu 7: Truyện Con hổ có nghĩa có mấy phần?

A. Một phần.

B. Hai phần.

C. Ba phần.

D. Bốn phần.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Trong truyện, khi được bác tiều phu cứu sống, con hổ trắng đã tạ ơn bác bằng cách nào?

A. Con hổ chỉ cho bác tiều phu những nơi nhiều củi.

B. Hổ đem dê lợn đến để ngoài cửa nhà bác tiều.

C. Con hổ tặng cho bác tiều phu một thỏi bạc trắng.

D. Con hổ tặng cho bác tiều phu một con nai.

Câu 2: Truyện Con hổ có nghĩa khuyên chúng ta điều gì?

A. Sống phải biết yêu thương và quan tâm lẫn nhau.

B. Trong cuộc sống cần đề cao ân nghĩa, coi trọng đạo làm người.

C. Biết quý trọng những ai đã có công sinh thành và nuôi dưỡng mình.

D. Phải biết ơn thầy cô, cha mẹ, ông bà

Câu 3: Nhận xét sai lầm về truyện con hổ có nghĩa?

A. Truyện có nhiều tình tiết li kì

B. Truyện mượn hình ảnh con vật, nói về con người

C. Truyện sử dụng những thủ pháp quen thuộc của truyện cười

D. Truyện thể hiện tình người lao động với loài vật

Câu 4: Điều nào diễn tả chính xác việc bác tiều cứu nguy cho con hổ?

A. Bác tiều thò tay vào cổ họng hổ, từ từ lấy ra một chiếc xương bò to và dài như cánh tay

B. Bác tiều phu lấy cánh tay thò vào cổ họng, lấy ra một chiếc xương bò to như cánh tay

C. Bác tiều phu thò tay lấy ra một cái xương to

D. Bác tiều phu lấy ra một chiếc xương bò to như cánh tay

Câu 5: Chi tiết thể hiện sự có nghĩa của con hổ thứ nhất?

A. Hổ đực cầm tay và bà đỡ nhìn hổ cái và khóc

B. Hổ đực đùa giỡn với hổ con mới sinh ra

C. Bà đỡ Trần đỡ đẻ cho hổ

D. Hổ đực tặng bạc cho bà đỡ Trần

Câu 6: Truyện Con hổ có nghĩa đã:

A. Mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người.

B. Mượn chuyện con người để nói chuyện con người.

C. Mượn chuyện loài vật để nói chuyện loài vật.

D. Mượn chuyện con người để nói chuyện loài vật.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Chi tiết nào không nói lên cái nghĩa của con hổ thứ hai?

A. Bác tiều phu cho tay móc xương trong họng hổ

B. Hổ thường xuyên mang thú bắt được tới nhà bác tiều

C. Hổ đến mộ bác tiều phu gầm lên

D. Nhớ ngày dỗ của bác, hổ mang dê hoặc lợn tới

Câu 2: Con hổ thứ hai so với con hổ thứ nhất có thêm ý nghĩa gì?

A. Đền ơn ngay người giúp mình

B. Đền ơn khi ân nhân còn sống

C. Đền ơn trong nhiều năm

D. Đền ơn ngay cả khi ân nhân đã chết

Câu 3: Ta cảm nhận được điều gì về tiếng gầm của con hổ thứ nhất?

A. Đó là một lời chào tạm biệt tới ân nhân đang ở khoảng cách khá xa.

B. Đó là một sự gào thét trong vô vọng, muốn tìm một ai đến để giúp đỡ.

C. Hổ muốn cho thấy mình là chúa sơn lâm.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Ta cảm nhận được điều gì về tiếng gầm của con hổ thứ hai?

A. Nỗi nhớ da diết khắc khoải với chủ của mình, cho thấy nó có tình cảm như con người.

B. Âm thanh nhỏ dần thể hiện nỗi buồn sâu sắc nhưng không thể làm gì được nữa.

C. Độ lớn của âm thanh lúc đầu nhỏ hơn, chỉ “gầm gừ” như lời “tâm sự”, sau “gào lớn” như thể hiện nỗi đau thương trong lòng đối với ân nhân đã khuất.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Điểm tương đồng trong nội dung của hai truyện là gì?

A. Có nhân vật con hổ, một loài vật hung dữ, có thể tấn công, làm hại con người, đang ở trong tình huống khó khăn, cần sự giúp đỡ.

B. Sau khi được con người giúp đỡ, cả hai con hổ đều biết đền ơn đáp nghĩa bằng cảm xúc chân thành và sâu sắc.

C. Đều có hai con hổ đang bị thợ săn đuổi cùng giết tận nhưng may mắn được người tốt cứu sống và trả ơn.

D. Cả A và B.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Việc tác giả ghép hai câu chuyện khác nhau vào trong cùng một văn bản có ý nghĩa gì?

A. Xuất phát từ điểm tương đồng nhằm tô đậm bài học: phải biết tri ân, đền đáp những người giúp đỡ mình, làm những điều tốt đẹp cho mình.

B. Tạo sự hài hoà cho nội dung của một thể loại truyện có những điểm đặc thù so với tư tưởng của thời đại.

C. Đa dạng hoá câu chuyện, khiến người đọc có cái nhìn và hình dung sâu sắc.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Nếu bớt đi một câu chuyện, ý nghĩa của văn bản có thể bị ảnh hưởng như thế nào?

A. Văn bản sẽ bị mất đi khả năng nhấn mạnh bài học đạo lí làm người

B. Văn bản sẽ khiến câu chuyện “con hổ có nghĩa” là câu chuyện cá biệt. Điều đó ảnh hưởng tới nhận thức đạo lí làm người mà ai cũng cần có.

C. Cả A và B.

D. Không ảnh hưởng quá nhiều vì một lẽ dĩ nhiên, người đọc sẽ phải cảm thấy bài học đạo lí chỉ cần qua một câu chuyện là đủ.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay