Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều Bài đọc 4 - Nhớ Việt Bắc

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài đọc 4 - Nhớ Việt Bắc. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 3 cánh diều (bản word)

BÀI 14: ANH EM MỘT NHÀ

BÀI ĐỌC 4: NHỚ VIỆT BẮC

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Tác giả của bài thơ trên là ai?

A. Tố Hữu

B. Xuân Quỳnh

C. Nam Cao

D. Thanh Thảo

Câu 2: Theo con, trong bài thơ, ta để chỉ ai?

A. Chỉ người cán bộ

B. Chỉ người dân Việt Bắc

C. Tác giả

D. Khán giả

Câu 3: Theo con, trong bài thơ, mình để chỉ ai?

A. Chỉ người cán bộ

B. Chỉ người dân Việt Bắc

C. Tác giả

D. Khán giả

Câu 4: Vùng Việt Bắc bao gồm mấy tỉnh?

A. 6 tỉnh

B. 7 tỉnh

C. 8 tỉnh

D. 9 tỉnh

Câu 5: Theo con, tác giả nhớ gì ở Việt Bắc?

A. Nhớ người

B. Nhớ hoa

C. Nhớ rừng

D. Nhớ hoa cùng người

Câu 6: Trong câu Ta về, ta nhớ những hoa cùng người. Từ hoa trong câu để chỉ điều gì?

A. Những em bé xinh đẹp

B. Những em bé nhỏ

C. Những bông hoa rực rỡ núi rừng Tây Bắc

D. Mọi cảnh vật thiên nhiên của núi rừng Việt Bắc, trong đó có những bông hoa rực rỡ

Câu 7: Rừng có tác dụng gì?

A. Rừng che bộ đội

B. Rừng vây quân thù

C. Phương án A và B đều đúng

D. Phương án A và B đều sai

Câu 8: Trong bài thơ, cảnh rừng Việt Bắc hiện lên như thế nào?

A. Rất hoang vắng

B. Rất tươi đẹp

C. Rất hồn nhiên và vô tư

D. Rất đẹp và đánh giặc rất giỏi

Câu 9:  Ý nghĩa bài thơ Việt Bắc là gì?

A. Cảnh rừng Việt Bắc rất đẹp

B. Người Việt Bắc đánh giặc rất giỏi

C. Ca ngợi vẻ đẹp rừng núi Việt Bắc, sự dũng cảm của con người Việt Bắc khi đánh giặc

D. Tất cả phương án trên đều sai

Câu 10: Trong bài thơ có hoa gì?

A. Hoa phượng đỏ tươi

B. Hoa chuối đỏ tươi

C. Hoa lan

D. Hoa loa ken

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Mơ nở trắng rừng vào mùa nào?

A. Ngày hạ

B. Ngày xuân

C. Ngày thu

D. Ngày đông

Câu 2: Tiếng ve kêu vào mùa nào?

A. Mùa xuân

B. Mùa hạ

C. Mùa thu

D. Mua đông

Câu 3: Đâu là hình ảnh người dân Việt Bắc cần cù lao động?

A. Đèo cao nắng anh dao gài thắt lưng

B. Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

C. Nhớ cô em gái hái măng một mình

D. Tất cả phương án trên

Câu 4: Ai là người đi hái măng một mình?

A. Cô chị

B. Cô em gái

C. Em bé gái

D. Em nhỏ

Câu 5: Đâu không phải tỉnh của Việt Bắc?

A. Hòa Bình

B. Tuyên Quang

C. Lạng Sơn

D. Thái Nguyên

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Em hãy điền chữ thích hợp vào chỗ trống

Đây con sông xuôi _òng nước chảy

Bốn mùa soi từng mảnh mây trời

Từng ngọn _ừa _ó đưa phe phẩy

Bóng lồng trên sóng nước chơi vơi.

Đây con sông như _òng sữa mẹ

Nước về xanh _uộng lúa, vườn cây

Và ăm ắp như lòng người mẹ

Chở tình thương trang trải đêm ngày.

                                                                                                                 Hoài Vũ

A. r/ d/ gi/ d/ r

B. d/ d/ gi/ d/ r

C. d/ d/ r/ d/ gi

D. d/ r/ gi/ d/ r

Câu 2: Em có thể thay thế chỗ trống trong câu dưới đây bằng dấu câu nào?

“ Mười dòng thơ đầu là một bức tranh đẹp về cảnh và người Việt Bắc ... cảnh Việt Bắc nên thơ, người Việt Bắc cần cù, tình nghĩa.”

A. Dấu phẩy

B. Dấu hai chấm

C. Dấu chấm than

D. Dấu chấm

Câu 3: Điền từ vào chỗ trống sau “ để ...”

A. dành

B. rành

C. giành

D. da

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Việt Bắc là chiến khu của ta thời kì đấu tranh giành độc lập và kháng chiến chống

A. Mĩ

B. giặc phương Bắc

C. Đức

D. thực dân Pháp

Câu 2: Chiến khu Việt Bắc bao gồm các tỉnh nào sau đây?

A. Cao Bằng, Bắc Kạn

B. Lạng Sơn, Hà Giang

C. Thái Nguyên, Tuyên Quang

D. Cả A, B, 

=> Giáo án tiếng việt 3 cánh diều bài đọc 4: Nhớ việt bắc (2 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay