Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều Bài đọc 4 - Sự tích thành cổ loa

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài đọc 4 - Sự tích thành cổ loa. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 11: CẢNH ĐẸP NON SÔNG

BÀI ĐỌC 4: SỰ TÍCH THÀNH CỔ LOA

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Tác giả của bài đọc "Sự tích thành Cổ Loa” là ai?

A. Thanh Thảo

B. Tố Hữu

C. Xuân Quỳnh

D. Nguyễn Đổng Chi

Câu 2: An Dương Vương thành lập nước nào?

A. Âu Lạc

B. Việt Nam

C. Đại Việt

D. Chăm Pa

Câu 3: Nhà vua cho xây thành để làm gì?

A. Để làm khu di tích

B. Làm điểm du lịch

C. Làm khu nghỉ dưỡng cho Vua

D. Để phòng quân giặc

Câu 4: Nhà vua muốn phòng quân giặc ở đâu?

A. Từ phương Bắc

B. Từ phương Trung

C. Từ Phương Đông Bắc

D. Từ phương Nam

Câu 5: Nhà vua cho xây thành khi nào?

A. Sau khi đánh thắng quân Mông Nguyên

B. Sau khi đánh thắng quân Thanh

C. Sau khi đánh thắng quân xâm lược nhà Tần

D. Sau khi đánh thắng quân Pháp

Câu 6:  Ban đầu, việc xây thành của vua gặp khó khăn gì?

A. Cứ xậy lại đổ

B. Cứ đắp cao lên là thành lại đổ

C. Không có ai chịu đi xây

D. Người dân phản đối việc xây thành

Câu 7: Nhiều lần xây thành không được, tâm trạng của vua như thế nào?

A. Hồi hộp

B. Lo lắng

C. Tức giận

D. Buồn rầu

Câu 8: Sau khi xây thành không được nhà vua đã làm gì?

A. Cầu xin nước khác giúp đỡ

B. Hỏi ý kiến các nhà chuyên gia xây dựng

C. Mời thợ nước ngoài về xây

D. Nhà vua lập đàn cầu trời phù hộ

Câu 9: Sau khi lập đàn cầu trời phù hộ thì điều gì xuất hiện?

A. Một cơn gió to thổi tới

B. Sấm chớp đùng đùng

C. Một ông già hiện lên

D. Một cậu bé hiện ra

Câu 10: Ông già hiện lên  như thế nào?

A. Với ánh hào quang

B. Mang theo bí kíp xây thành

C. Mang theo con rùa

D. Một ông già râu tóc bạc trắng

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Ông già nói gì với nhà vua?

A. Sáng mai, nhà vua ra đón ở bờ ao, sẽ có thần Kim Quy đến giúp

B. Sáng mai, nhà vua ra đón ở bờ sông, sẽ có thần Kim Quy đến giúp

C. Trưa mai, nhà vua ra đón ở bờ sông, sẽ có thần Kim Quy đến giúp

D. Chiều mai, nhà vua ra đón ở bờ sông, sẽ có thần Kim Quy đến giúp

Câu 2: Sáng hôm sau nhà Vua đã làm gì?

A. Ra tận bờ sông đợi

B. Ra ngoài thành đợi

C. Ra ngoại thành đợi

D.Tất cả phương án trên đều sai

Câu 3: Khi sương vừa tan thì có con gì hiện ra?

A. Một con cá thần hiện lên

B. Một con rùa vàng rất lớn bơi vào bờ

C. Một con cua thần bơi vào bờ

D. Một con cá chép lớn bơi vào

Câu 4: Con rùa tự xưng mình là ai?

A. Thần Kim Quy

B. Sứ giả của vua Thủy Tề

C. Sứ giả của biển cả

D. Đáp án A và B đều đúng

Câu 5: Tại sao lại đặt tên là Loa Thành?

A. Do vua thích tên này

B. Do thần Kim Quy yêu cầu

C. Thành có ba vòng xoáy như hình trôn ốc

D. Do người dân đặt ra

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Em hãy viết lại câu sau thành câu có hình ảnh so sánh bằng cách thêm vào sau từ in đậm những từ ngữ phù hợp

“ Bỗng có một ông già râu tóc bạc trắng hiện lên.”

A. Bỗng có một ông già râu tóc bạc trắng như máu hiện lên.

B. Bỗng có một ông già râu tóc bạc trắng như than hiện lên.

C. Bỗng có một ông già râu tóc bạc trắng tinh hiện lên.

D. Bỗng có một ông già râu tóc bạc trắng như tuyết hiện lên.

Câu 2: Em hãy viết lại câu sau thành câu có hình ảnh so sánh bằng cách thêm vào sau từ in đậm những từ ngữ phù hợp

“ Vừa tan sương thì có một con rùa vàng lớn bơi vào bờ.

A. Vừa tan sương thì có một con rùa vàng lớn lao bơi vào bờ.

B. Vừa tan sương thì có một con rùa vàng lớn như con kiến bơi vào bờ.

C. Vừa tan sương thì có một con rùa vàng lớn như con voi bơi vào bờ.

D. Vừa tan sương thì có một con rùa vàng lớn như chiếc thuyền bơi vào bờ.

Câu 3: Dấu ngoặc kép trong câu văn dưới đây được dùng để làm gì?

Trước khi chia tay, Thần Kim Quy rút một cái móng của mình trao cho An Dương Vương, dặn rằng: “Nhà vua giữ lấy móng này để làm lẫy nỏ. Khi có giặc thì đem ra bắn, một phát có thể giết được hàng nghìn quân giặc.”

A. Dùng để chú thích

B. Dùng để thể hiện ý nghĩa đặc biệt

C. Dùng để đánh dấu đó là lời nói của nhân vật

D. Tất cả phương án trên đều sai

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Em hãy tìm hình ảnh so sánh có trong bài đọc?

A. Ban đầu, thành cứ đắp cao lên là lại đổ sập xuống.

B. Thành có ba vòng, xoáy như hình trôn ốc, nên gọi là Loa Thành

C. Nhiều lần như vậy, An Dương Vương rất buồn rầu.

D. Hôm sau, mới tờ mờ sáng, An Dương Vương đã ra tận bờ sông đợi. 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay