Bài tập file word Hoá học 10 cánh diều Ôn tập Chủ đề 3: Liên kết hoá học (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Hoá học 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 3: Liên kết hoá học (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Hoá học 10 cánh diều.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 3: LIÊN KẾT HOÁ HỌC

(PHẦN 1 – 20 CÂU)

Câu 1: Liên kết hóa học là gì? Trình bày nội dung của quy tắc octet

Trả lời:

- Liên kết hoá học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn.

- Trong quá trình hình thành liên kết hóa học, nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có xu hướng tạo thành lớp vỏ ngoài cùng có 8 electron tương ứng với khí hiếm gần nhất.

Câu 2: Hãy viết phương trình hóa học diễn tả sự hình thành của các ion sau: Na+, Cl-, O2-

Trả lời:

Na → Na + 1e

Cl2 + 2e → 2Cl-

O2 + 4e → 2O2-

Câu 3: Cho dãy các chất: N2, H2, NH3, NaCl, HCl, H2O. Chất nào trong dãy mà phân tử chỉ chứa liên kết cộng hóa trị phân cực

Trả lời:

NaCl: chứa liên kết ion

N2 và H2: chứa liên kết cộng hóa trị không phân cực

NH3, HCl, H2O: chứa liên kết cộng hóa trị phân cực

Câu 4: Hợp chất nào dưới đây tạo được liên kết hydrogen liên phân tử: CH4, H2O, PH3, H2S.

Trả lời:

Liên kết hydrogen hình giữa nguyên tử H ( đã có liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn thường là F, O, N) => H2O có thể tham gia liên kết hydrogen lên phân tử.

Câu 5: Cho nguyên tử các nguyên tố sau: Na (Z = 11), Cl (Z = 17), Ne (Z = 10), Ar (Z = 18). Những nguyên tử nào trong các nguyên tử trên có lớp electron ngoài cùng bền vững?

Trả lời:

Na (Z = 11): 1s22s22p63s1

Cl (Z = 17): 1s22s22p63s23p5

Ne (Z = 10): 1s22s22p6

Ar (Z = 18): 1s22s22p63s23p6

Nguyên tử Ne (Z = 10) và Ar (Z = 18) có lớp electron ngoài cùng bền vững (lớp electron ngoài cùng đã bão hòa với 8 electron).

Câu 6: Số electron hóa trị của nguyên tử chlorine (Z = 17) là?

Trả lời: 

Cấu hình electron của nguyên tử chlorine (Z = 17): 1s22s22p63s23p5.

Electron cuối cùng điền vào phân lớp p → Chlorine thuộc nhóm A.

→ Số electron hóa trị = Số electron lớp ngoài cùng = 7.

Câu 7: Tìm điểm giống nhau giữa các ion và nguyên tử sau: Na+, Ne, F-.

Trả lời:

F + 1e → F- => F có 10 electron

Na → Na+ + 1e => Na+ có 10 electron

Ne có 10 electron

Câu 8: Sử dụng giá trị độ âm điện của các nguyên tố cho trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, xác định kiểu liên kết trong các ion: ClO, HS, HC

Trả lời:

+ Ion ClO- một liên kết O – Cl có hiệu độ âm điện bằng 0,28 nên là liên kết cộng hóa trị không có cực.

+ Ion HS- có liên kết S – H có hiệu độ âm điện bằng 0,38 nên là liên kết cộng hóa trị không có cực.

+ Tương tự trong các liên kết của ion HC đều là các liên kết cộng hóa trị có cực.

Câu 9: Hãy kể tên một số hợp chất ion có xung quanh em và cho biết trong điều kiện thường, chúng tồn tại ở thể nào.

Trả lời:

Một số hợp chất ion có xung quanh em:

- NaCl (muối ăn) điều kiện thường tồn tại ở thể rắn.

- CaO (vôi sống) điều kiện thường tồn tại ở thể rắn.

- CaCO3 (đá vôi) điều kiện thường tồn tại ở thể rắn.

Câu 10: Xu hướng tạo lớp vỏ bền vững hơn của các nguyên tử thể hiện như thế nào trong các trường hợp sau đây?

  1. a) Kim loại điển hình tác dụng với phi kim điển hình.
  2. b) Phi kim tác dụng với phi kim.

Trả lời:

  1. a) Trong trường hợp kim loại điển hình tác dụng với phi kim điển hình, các nguyên tử kim loại sẽ có xu hướng nhường electron còn các nguyên tử phi kim sẽ có xu hướng nhận electron để hình thành liên kết hóa học.
  2. b) Trong trường hợp phi kim tác dụng với phi kim, hai nguyên tử phi kim sẽ góp chung electron. Sau khi hình thành liên kết mỗi nguyên tử phi kim sẽ có 8 electron lớp ngoài cùng, giống lớp vỏ bền vững của khí hiếm.

Câu 11: Khi nguyên tử oxygen nhường 1 electron thì ion tạo thành có cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố nào trong các nguyên tố sau: Cacbon, Neon, sodium,Argon

Trả lời:

Nguyên tử sodium có Z = 22 = Số proton = Số electron.

→Nguyên tử sodium nhường 1 electron để tạo thành ion có 21 electron→ có cấu hình giống nguyên tử nguyên tố khí hiếm Neon (Ne): 1s22s22p2.

Câu 12: Ba nguyên tử X, Y, Z có tổng điện tích hạt nhân bằng 16, nguyên tử X nhiều hơn nguyên tử Y một electron. Tổng số electron trong ion YX3- là 32. Xác định X, Y, Z.

Trả lời:

Tổng điện tích hạt nhân bằng 16: ZX + ZY + ZZ = 16 (1)

Nguyên tử X nhiều hơn nguyên tử Y một electron. Tổng số electron trong ion Y là 32: 3ZX + ZY + 1 = 32 (3)

Từ (1), (2) và (3) => ZX  = 8,  ZY = 7, ZZ = 1

Vậy X là oxygen (O), Y là nitrogen (N), Z là hydrogen (H).

Câu 13: Trình bày liên kết cho - nhận trong phân tử Hydronium (H3O+).

Trả lời:

Trong phân tử H2O, nguyên tử oxygen còn 2 cặp electron chưa liên kết, ion H+ có orbital trống, không chứa electron. Khi cho H2O kết hợp với ion H+, nguyên tử oxygen sử dụng một cặp electron chứa liên kết làm cặp electron chung với ion H+ tạo thành ion hydronium (H3O+). Trong ion H3O+, nguyên tử oxygen đóng góp cặp electron chung nên là nguyên tử cho, ion H+ không đóng góp electron, đóng vai trò nhận electron.

 Câu 14: Trong các khí hiếm sau: Ne, Rn, Ar, Kr, khí nào có nhiệt sôi thấp nhất? Giải thích.

Trả lời:

Khí Ne, vì nhiệt độ sôi và độ nóng chảy của khí hiếm tăng dần do số electron tăng dần nên lực Van der Waals tăng dần dẫn đến nhiệt độ sôi và nóng chảy tăng dần. Ne có khối lượng phân tử nhỏ nhất, số electron ít nhất nên nhiệt độ sôi thấp nhất

Câu 15: Hãy phân biệt khái niệm số oxi hóa và hóa trị của nguyên tố trong hợp chất hóa học.

Trả lời:

- Số oxi hóa là điện tích nguyên tử với giả định hợp chất chứa nguyên tố đó là hợp chất ion.

- Hóa trị của nguyên tố có hai loại: Điện hóa trị là điện tích của ion trong hợp chất ion và cộng hóa trị là số liên kết mà nguyên tử của nguyên tố tạo được với các nguyên tử nguyên tố khác.

- Điện hóa trị có thể có giá trị nguyên dương hoặc âm, cộng hóa trị chỉ có giá trị nguyên dương. Trong khi đó số oxi hóa có giá trị dương hoặc âm nhưng có khi là số thập phân nếu tính trung bình (thí dụ trong Fe3O4 sắt có số oxi hóa trung bình là +8/3).

Câu 16: Vận dụng quy tắc octet, trình bày sơ đồ mô tả sự hình thành phân tử potasium chlorine (KCl) từ nguyên tử của nguyên tố potasium và chlorine.

Trả lời:

Cấu hình electron của K: 1s22s22p63s23p64s1

Cấu hình electron của Cl: 1s22s22p62s23p5

Nguyên tử K có 1 electron lớp ngoài cùng nên dễ nhường 1 electron để đạt cấu hình electron bão hoà theo quy tắc octet và trở thành ion dương.

Nguyên tử Cl có 7 electron lớp ngoài cùng nên dễ nhận 1 electron để đạt cấu hình electron bão hòa theo quy tắc octet và trở thành ion âm.

Câu 17: Trong các ion sau: , , , . Tính số proton trong mỗi ion?

Trả lời:

 có số proton là: 7+1.4=11

 có số proton là: 6+3.8=30

 có số proton là: 16+4.8=48

 có số proton là: 17+3.8=41

Câu 18: Liên kết  được hình thành như thế nào?

Trả lời:

Được hình thành do sự xen phủ bên của hai orbital. Vùng xen phủ nằm hai bên đường nối tâm hai nguyên tử.

Câu 19: So sánh nhiệt độ sôi của butane và isobutane. Giải thích.

Trả lời:

Nhiệt độ sôi của butane cao hơn so với isobutane. Vì do diện tích tiếp xúc giữa các phân tử butane lớn hơn nhiều so với phân tử isobutane dẫn đến lực tương tác van der Waals tăng lên nhiệt độ sôi của butane cao hơn isobutane

Câu 20: Cho một số hydrocarbon sau: H-C≡C-H, H2C=CH2 và H3C-CH3.

  1. a) Những nguyên tử H và C nào trong các hydrocarbon trên thỏa mãn quy tắc octet? Biết rằng mỗi gạch (-) trong các công thức trên biểu diễn hai electron hóa trị chung.
  2. b) Một phân tử hydrocarbon có ba nguyên tử C và x nguyên tử H. Giá trị x lớn nhất có thể là bao nhiêu?

Trả lời:

  1. a) Ta có, mỗi gạch trong các công thức H-C≡C-H, H2C=CH2và H3C-CH3biểu diễn hai electron hóa trị chung, do đó mỗi C đã đủ 8 electron ở lớp ngoài cùng; mỗi H đã đủ 2 electron ở lớp ngoài cùng (thỏa mãn quy tắc octet).
  2. b) Một phân tử hydrocarbon có ba nguyên tử C và x nguyên tử H.

Phân tử hydrocarbon có dạng: C3Hx

- Số các nguyên tử có hoá trị ≥ 2 là 3 (tức 3 C)

⇒ tổng số electron hoá trị là 3.4 = 12.

- Tổng số liên kết đơn giữa các nguyên tử có hoá trị ≥ 2 là: 3 – 1 = 2

⇒ tổng số electron tham gia tạo liên kết là 2.2 = 4.

- Số H tối đa: x = 12 – 4 = 8.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word Hóa học 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay