Bài tập file word Hoá học 10 cánh diều Ôn tập Chủ đề 3: Liên kết hoá học (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Hoá học 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 3: Liên kết hoá học (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Hoá học 10 cánh diều.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 3: LIÊN KẾT HOÁ HỌC

(PHẦN 2 – 20 CÂU)

Câu 1: Trình bày sự hình thành liên kết ion?

Trả lời:

- Hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu

- Hình thành khi kim loại điển hình tác dụng với phi kim điển hình

- Hình thành từ ion đa nguyên tử

- Hình thành từ hợp chất ion: từ cation và anion

Câu 2: Trong các chất sau những chất nào là trong phân tử không phân cực: O2, HF, NH3, HCl, H2O, H2S, Cl2.

Trả lời:

Liên kết không phân cực là: O2, Cl2

Câu 3: Viết các khả năng tạo thành liên kết hydrogen giữa một phân tử H2O và một phân tử NH3

Trả lời:

Các khả năng tạo thành liên kết hydrogen giữa một phân tử H2O và một phân tử NH3:

+ Nguyên tử H trong phân tử H2O tạo liên kết hydrogen với nguyên tử N trong phân tử NH3

+ Nguyên tử H trong phân tử NH3 tạo liên kết hydrogen với nguyên tử O trong phân tử H2O.

Câu 4: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây: Oxygen, hydrogen, Chlorine, Fluorine có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm argon khi tham gia hình thành liên kết hóa học? 

Trả lời:

Chlorine vì:

Cấu hình electron của clorine: 1s22s22p62s23p5

Cl có 7 eletron lớp ngoài cùng nên dễ nhận thêm 1 electron để nhận thêm cấu hình electron của khí hiếm argon

1s22s22p63s23p6

Câu 5: Trả lời câu hỏi sau:

  1. a) Giải thích vì sao bán kính nguyên tử Na, Mg lớn hơn bán kính của các ion kim loại tương ứng.
  2. b) Vì sao cả Na2O và MgO đều là chất rắn ở điều kiện thường?
  3. c) Vì sao nhiệt độ nóng chảy của MgO (2 852oC) cao hơn rất nhiều so với Na2O (1 132oC)?

Trả lời:

  1. a) Nguyên tử kim loại có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng, có xu hướng nhường 1, 2, 3 electron này để đạt cấu hình bền vững giống như khí hiếm. Khi nhường electron các ion kim loại mất đi 1 lớp electron ngoài cùng. Do đó bán kính ion kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử kim loại tương ứng.

- Nguyên tử Na có 3 lớp electron, 1 electron lớp ngoài cùng. Nguyên tử Na đã nhường đi 1 electron ở lớp thứ 3 để trở thành ion Na+. Khi đó ion Na+ chỉ còn 2 lớp electron

⇒ Bán kính Na+ nhỏ hơn bán kính nguyên tử Na.

- Nguyên tử Mg có 3 lớp electron, 2 electron lớp ngoài cùng. Nguyên tử Mg đã nhường đi 2 electron ở lớp thứ 3 để trở thành ion Mg2+. Khi đó ion Mg2+ chỉ còn 2 lớp electron

⇒ Bán kính Mg2+ nhỏ hơn bán kính nguyên tử Mg2+.

  1. b) Mỗi nguyên tử Na đã nhường 1 electron, nguyên tử O nhận 2 electron từ nguyên tử Na để hình thành hợp chất ion Na2

2Na+ + O2- → Na2O

Vì Na2O là hợp chất ion ⇒ Ở điều kiện thường Na2O tồn tại ở thể rắn.

Nguyên tử Mg nhường 2 electron, nguyên tử O nhận 2 electron từ nguyên tử Mg để hình thành hợp chất ion MgO.

Mg2+ + O2- → MgO

Vì MgO là hợp chất ion ⇒ Ở điều kiện thường MgO tồn tại ở thể rắn.

  1. c) Ta có:

+ Bán kính ion Na+ > bán kính ion Mg2+

+ Điện tích ion Mg2+ > điện tích ion Na+

Vậy nhiệt độ nóng chảy của MgO (2852oC) cao hơn rất nhiều so với Na2O (1132oC) do năng lượng phân li tỉ lệ thuận với điện tích ion và tỉ lệ nghịch với bán kính ion.

Câu 6: Dựa vào độ âm điện hãy nêu bản chất liên kết trong các phân tử: Cl2, CaO, CsF, H2O, HCl.

Trả lời:

Phân tử

Hiệu độ âm điện

Loại liên kết

Cl2

0

Cộng hoá trị không phân cực

Cao

2,44

Ion

CsF

3,19

Ion

H2O

1,24

Cộng hoá trị phân cực

HCl

0,96

Cộng hoá trị phân cực

Câu 7: So sánh nhiệt độ sôi và độ tan trong nước của NH3 và NH4. Giải thích

Trả lời:

- Nguyên tử N có độ âm điện lớn nhưng phân tử NH3 phân cực. Vì vậy giữa các phân tử NH3 có liên kết hydrogen.

- Nguyên tử C không chênh lệch với H nên CH4 không phân cực. Vì vậy liên kết nguyên tử giữa CH4  không có liên kết hydrogen.

- Liên kết hydrogen làm cho nhiệt độ sôi và độ tan trong nước của NH3 lớn hơn CH4

Câu 8: Để đạt quy tắc octet, nguyên tử của nguyên tố Ca (Z=20) phải nhường hay nhận bao nhiêu electron?

Trả lời:

Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s2

Ca có 2 electron lớp ngoài cùng nên dễ nhường 2e để đạt cấu hình electron bền vững

Câu 9: Trong các hợp chất sau: NH4Cl, NH3, HCl, H2O thì hợp chất nào là hợp chất có liên kết ion. Giải thích.

Trả lời:

Hợp chất có liên kết ion: NH4Cl vì

NH4- + Cl- → NH4Cl

Câu 10: Phân biệt các liên kết cộng hóa trị dựa trên độ âm điện?

Trả lời:

- Liên kết cộng hóa trị không phân cực là liên kết cộng hóa trị trong đó cặp electron chung không lệch về phía nguyên tử nào

-Liên kết cộng hóa trị phân cực là liên kết cộng hóa trị trong đso cặp electron dùng chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.

Câu 11: Giải thích vì sao nước đá nhẹ lại nổi lên trên mặt nước?

Trả lời:

Giữa các phân tử nước hình thành lực liên kết hydrogen. Liên kết hydrogen giữa các phân tử nước trên bề mặt nước và giữa các phân tử nước trên bề mặt và lớp nước bên dưới tạo sức căng bề mặt cho nước.

Câu 12: Vận dụng các quy tắc octet để giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử N2

Trả lời:

Khi hình thành liên kết hoá học trong phân tử N2, nguyên tử nitrogen có 5 electron hóa trị, mỗi nguyên tử nitrogen cần thêm 3 electron để đạt cấu hình electron bão hoà theo quy tắc octet nên môi nguyên tử nitrogen góp chung 3 electron. Sau khi hình thành liên kết, trong phân tử N2 mỗi nguyên tử nitrogen đều có 8 electron xung quanh.

Câu 13: Hãy giải thích vì sao trong quá trình chưng cất rượu, C2H5OH bay hơi trước H2O mặc dù khối lượng phân tử của C2H5OH lớn hơn nhiều so với khối lượng phân tử nước?

Trả lời:

Chưng cất rượu dựa vào sự khác nhau giữa nhiệt độ sôi của C2H5OH và H2O. Liên kết hydrogen giữa các phân tử nước với nhau bền vững hơn rất nhiều liên kết hydrogen do các phân tử C2H5OH với nhau dẫn đến nhiệt độ sôi của nước (100℃) lớn hơn nhiệt độ sôi của rượu (78,3℃)  mặc dù khối lượng phân tử C2H5OH lớn hơn rất nhiều khối lượng phân tử H2O. Vì thế trong quá trình chưng cất rượu C2H5OH máy trước H2O.

Câu 14: Ở dạng đơn chất, sodium (Na) và chlorine (Cl) rất dễ tham gia các phản ứng hóa học, nhưng muối ăn được tạo nên từ hai nguyên tố này lại không dễ dàng tham gia các phản ứng mà có sự nhường hoặc nhận electron. Giải thích

Trả lời:

- Ở dạng đơn chất, sodium (Na) có cấu hình electron là 1s22s22p63s1. Na có 1 electron lớp ngoài cùng. Nguyên tử Na dễ dàng nhường đi 1 electron để tạo thành ion Na+

- Ở dạng đơn chất, chlorine (Cl) có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p5. Cl có 7 electron lớp ngoài cùng. Nguyên tử Cl dễ dàng nhận thêm 1 electron để tạo thành ion Cl-.

- Hai ion Navà Cl- hút nhau tạo thành hợp chất ion NaCl. Trong hợp chất ion NaCl cả Navà Clđều đã có cấu hình bền vững của khí hiếm nên không dễ dàng tham gia các phản ứng mà có sự nhường hoặc nhận electron.

Câu 15: Nguyên tử X có cấu hình electron là 1s22s22p1. Ion mà X có thể tạo thành là gì?

Trả lời:

X có 3 lớp electron lớp ngoài cùng nên dễ nhường 3 electron để trở thành ion dương: X → X+3 +3e

Câu 16: Giải thích tại sao nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của H2O lớn hơn nhiều so với H2S và CH4 mặc dù khối lượng phân tử H2S > H2O > CH4.

Trả lời: 

Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất phụ thuộc vào khối lượng phân tử và liên kết hydrogen. Mặc dù khối lượng phân tử H2S > H2O > CH4 nhưng H2O có liên kết hydrogen mà H2S và CH4 không có.

Câu 17: Viết ô orbital của lớp ngoài cùng cho nguyên tử N. Từ đó chỉ ra những AO nào có thể xen phủ tạo liên kết ba trong phân tử N2.

Trả lời:

Nguyên tử N (Z = 7) có cấu hình electron là 1s22s22p3

Ô orbital lớp ngoài cùng của N (Z = 7) là:

Mỗi nguyên tử N có 3 AOp. Khi hình thành liên kết trong phân tử N2, 2 AO pz xen phủ trục với nhau tạo 1 liên kết σ, 2 AO py xen phủ bên với nhau tạo 1 liên kết π, 2AO px xen phủ bên với nhau tạo 1 liên kết π.

Như vậy hai nguyên tử N liên kết với nhau bằng một liên kết ba tạo phân tử N2 trong đó có 1 liên kết σ và 2 liên kết π.

Câu 18: Khi phản ứng với H2, các phân tử như F2, Ncần phải phá vỡ liên kết giữa các nguyên tử. Dựa vào năng lượng liên kết, em hãy dự đoán phản ứng của Fhay của N2 với H2 sẽ thuận lợi hơn (dễ xảy ra hơn)?

Trả lời:

Năng lượng liên kết F-F là 159 kJ mol-1

Năng lượng liên kết N≡N là 946 kJ mol-1

⇒ Năng lượng cần để phá vỡ liên kết N≡N  lớn hơn năng lượng cần để phá vỡ liên kết F-F

⇒ Phản ứng của Fvới H2 sẽ thuận lợi hơn.

Câu 19: Giải thích vì sao con tắc kè có thể di chuyển trên mặt kính trơn nhẵn, thẳng đứng.

Trả lời:

Con tắc kè có thể di chuyển trên mặt kính trơn nhẵn, thẳng đứng vì có sự bám hút (tương tác van der Waals) giữa bàn chân con tắc kè và mặt kính.

Câu 20: Cho các ion: Li+, Ca2+, Al3+, F-, O2--. Hãy viết công thức tất cả các hợp chất ion (tạo nên từ một loại cation và một loại anion) có thể được tạo thành từ các ion đã cho. Biết rằng tổng điện tích của các ion trong hợp chất bằng 0.

Trả lời:

Công thức các hợp chất ion có thể tạo thành là: LiF, Li2O, Li3PO4, CaF2, CaO, Ca3(PO4)2, AlF3, Al2O3.

Li+ + F- → LiF

2Li+ + O2- → Li2O

3Li+ + PO43- → Li3PO4

Ca2+ + 2F- → CaF2

Ca2+ + O2- → CaO

3Ca2+ + 2PO43- → Ca3(PO4)2

Al3+ + 3F- → AlF3

2Al3+ + 3O2- → Al2O3

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word Hóa học 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay