Bài tập file word Hóa học 10 chân trời Ôn tập chương 5

Bộ câu hỏi tự luận Hóa học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài tập file word hóa 11 kết nối Ôn tập chương 5. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Hóa học 10 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHƯƠNG 5: NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC 
(20 CÂU)

Câu 1: Thế nào là phản ứng tỏa nhiệt?

Trả lời:

Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự giải phóng nhiệt năng ra môi trường.

Câu 2: Điều kiện biến thiên enpalthy chuẩn là gì?

Trả lời:

- Áp suất 1 bar (đối với chất khí)

- Nồng độ 1mol/L ( đối với chất tan trong dung dịch)

- Nhiệt độ: 25℃

Câu 3: Phương trình nhiệt hóa học là gì?

Trả lời:

Là phương trình phản ứng háo học có kèm theo nhiệt phản ứng và trạng thái của các chất đầu và sản phẩm.

Câu 4: Lấy ví dụ về phản ứng thu nhiệt.

Trả lời:

Phản ứng: làm muối rắn, luộc trứng,…

Câu 5: Cho các phương trình hóa học:

(1) CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g)                    ∆r = +176,0kJ

(2) C2H4(g) + H2(g) → C2H6(g)                       ∆r = -137,0kJ

(3) Fe2O3(s) + 2Al(s) → Al2O3(s) + Fe(s)         ∆r = -851,5kJ

Trong các phản ứng trên, phản ứng nào tỏa nhiệt, phản ứng nào thu nhiệt?

Trả lời:

Phản ứng tỏa nhiệt: (2) và (3)

Phản ứng thu nhiệt: (1)

Phản ứng tỏa nhiệt có ∆r < 0; phản ứng thu nhiệt có ∆r > 0

Câu 6: Viết phương trình nhiệt hóa học của các quá trình tạo thành của các chất sau đây từ đơn chất.

a)             Aluminum oxide (Al2O3), biết rằng tạo thành mol Al2O3 tỏa ra nhiệt lượng là 1676kJ.

b)             Nước ở trạng thái lỏng, biết rằng sự tạo thành 1,5 mol nước lỏng tỏa ra nhiệt lượng là 428,76 kJ.

Trả lời:

a) 4Al + 3O2 → 2Al2O3

Lượng nhiệt tỏa ra khi tạo thành 1 mol Al2O3 là 1676kJ nên nhiệt tạo thành chuẩn của phản ứng trên là 2×(-1676) = -3352kJ.

=> Phương trình nhiệt hóa học: 4Al + 3O2 → 2Al2O3           ∆r = -3352kJ

b) 2H2(g) + O2(g) → 2H2O(l)

Lượng nhiệt tỏa ra khi tạo thành 1,5 mol H2O là 428,76kJ nên nhiệt tạo thành chuẩn của phản ứng trên là 2×(-428,76):1,5 = -571,68kJ,

=> Phương trình nhiệt hóa học: 2H2(g) + O2(g) → 2H2O(l) ∆r = -571,68kJ

Câu 7: Xét phản ứng sau: 2H2 (g) + O2 (g) → H2O (l), ∆f = -571,68kJ. Tính nhiệt phân hủy của H2O(l).

Trả lời:

Nhiệt phân hủy của H2O(l) chính là nhiệt tạo thành của 1 mol H2O(l):

r : 2 = -285,84kJ

Câu 8: Xét phản ứng sau: SO2 (g) + ½ O2(g) → SO3(l). Biết nhiệt tạo thành ∆f của SO2 là -296,8kJ/mol và của SO3 là(l) là -441,0 kJ/mol. Tính biến thiên của phản ứng ở điều kiện chuẩn.

Trả lời:

Biến thiên enthalpy của phản ứng ở điều kiện chuẩn:

f

=> ∆r

= -441,0 – (-296,8) – ½ ×0 = -144,2kJ

Câu 9: Methane là thành phần chính của khí thiên nhiên. Xét phản ứng đốt cháy khí methane: CH4 (g) + 2O2(g) →CO2(g) + 2H2O(l); ∆f= -890,3kJ. Biết nhiệt tạo thành chuẩn của CO2(g) và H2O(l) lần lượt là -393,5 kJ/mol và -285,8 kJ/mol. Tính nhiệt tạo thành chuẩn của khí methane.

Trả lời:

Biến thiên enthalpy của phản ứng ở điều kiện chuẩn:

f

=> ∆f

=> ∆f

= (-393,5) + 2×(-285,8) - 2×0 – (-890,3) = -74,8 kJ/mol.

Câu 10: Carbon monoxide(CO) là hợp chất cực kì nguy hiểm, do việc hít thở phải một lượng lớn CO sẽ dẫn tới tương tổn do giảm oxygen trong máu hay tổn thương hệ thần kinh cũng như có thể gây tử vong. Nồng độ chỉ khoảng 0,01 cacbon monoxide trong không khí cũng có thể là nguy hiểm đến tính mạng. CO là chất khí không màu không mùi và không gây kích ứng nên rất nguy hiểm vì người ta không cảm nhận được sự hiện diện của co trong không khí. CO có tính liên kết với hemoglobin (Hb) trong hồng cầu mạnh gấp 250 - 280 lần so với oxygen nên khi được hít vào phổi CO sẽ gắn chặt với Hb thành HbCo do máu không thể chuyên chở oxygen lên đến tế bào. Có nhiều nguồn sinh ra Carbon monoxide như khí thải động cơ, sự đốt nhiên liệu đó là sản phẩm chính trong sự cháy không hoàn toàn của Carbon và các hợp chất chứa Cacbon.

Xét phản ứng tạo thành:   C(s) + CO2 → 2CO(g)

Tính  nhiệt tạo thành của phản ứng biết  enthalpy tạo thành chuẩn của CO(g) là -393,5kJ/mol, CO(g) là -110,5kJ/mol. Cho biết phương trình này tỏa nhiệt hay thu nhiệt.

Trả lời:

C(s) + CO2 → 2CO(g)

Biến thiên enthalpy của phản ứng ở điều kiện chuẩn:

f

=> ∆f

= 2×(-110,5) – (-393,5) – 0 = +172,5kJ

Phản ứng có ∆f = +172,5 kJ > 0 nên đây là phản ứng thu nhiệt.

Câu 11: Dung dịch glucose C6H12O6 5%, có khối lượng riêng là 1,02 g/ml phản ứng oxi hóa 1 mol glucose tạo thành CO2(g) và H2O(l) tỏa ra nhiệt lượng là 2803,0kJ. Một người bệnh được truyền một chai chứa 500 ml dung dịch glucose 5%. Năng lượng tối đa từ phản ứng oxi hóa hoàn toàn glucose mà bệnh nhân đó có thể nhận được là bao nhiêu?

Trả lời:

Công thức hóa học của glucose: C6H12O6

Khối lượng dung dịch glucose đã dùng: mdd = D×V = 1,02×500 = 510 gam

Khối lượng chất tan glucose đã dùng: mct = C% × mdd : 100 = 5×510:100

= 25,5 gam

Số mol glucose đã dùng: n = m : M = 25,5:180 = 0,1417 mol

Năng lượng nhận được khi truyền 500 ml dung dịch glucose 5% là:

2803×0,1417 = 397,1851 kJ

Câu 12: Khí LPG là hỗn hợp của các chất hydrocarbon, trong đó thành phần chủ yếu là propane (C3H8), butane (C4H10) và một số thành phần khác.

Xét phản ứng đốt cháy khí gas:

C3H8(g) +5O2 → 3CO2(g) + 4H2O(l)

C4H10(g) + O2 → CO2(g) + 5H2O(l)

a)             Tính nhiệt tạo thành của phản ứng trên. Biết nhiệt tạo thành có biến thiên enthalpy chuẩn của C3H8(g) là -105,00kJ/mol, của C4H10 là -124,7 kJ/mol, của CO2(g) là -393,6kJ/mol, H2O(l) là -285,85kJ/mol.

b)             Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 bình gas 12kg với tỉ lệ thể tích của propane : butane là 30:70 (các thành phần khác không đáng kể).

c)             Nếu một hộ gia đình cần sử dụng lượng nhiệt là 5600kJ mỗi ngày, sau bao lâu thì gia đình đó sử dụng hết 1 bình gas (biết hiệu suất hấp thụ nhiệt khoảng 80%).

Trả lời:

C3H8(g) +5O2 → 3CO2(g) + 4H2O(l)

Nhiệt tạo thành của phản ứng ở điều kiện chuẩn:

f

=> ∆f

= 3×(-393,5) + 4×(-285,84) – 5×0 – (-105) = -2218,86kJ

C4H10(g) + O2 → CO2(g) + 5H2O(l)

Nhiệt tạo thành của phản ứng ở điều kiện chuẩn:

f

=> ∆f

= 4×(-393,5) + 5×(-285,84) – ×0 – (-124,7) = -2878,5 kJ

b) Gọi x, y lần lượt là số mol propane và butane có trong 12 kg khí gas

=>

Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 bình gas 12 kg:

67×2218,86 + 156×2878,5 = 597709,62 kJ

c) Hiệu suất hấp thụ nhiệt khoảng 80% nên nhiệt lượng có ích là:

80%×597709,62 = 478167,696 kJ

Mỗi ngày hộ gia đình sử dụng nhiệt lượng là 5600 kJ nên thời gian gia đình đó sử dụng hết bình gas 12kg là: 478167,696 : 5600 = 85 ngày

Câu 13: Xét các phản ứng:

C2H5OH(l) +3O2(g) → 2CO2(g) + 3H2O(l); ∆f= -1365,0kJ

CH3OH(l) + O2(g) → CO2(g) + 2H2O(l); ∆f = -716kJ

So sánh nhiệt sinh ra khi đốt cháy 1kg cồn ethanol (C2H5OH) mà một kg methanol (CH3OH).

Trả lời:

Số mol C2H5OH trong 1kg cồn ethanol: nC2H5OH = m : M = 1000:46 = 21,7 mol

Lượng nhiệt tỏa ra: nC2H5OH × |∆r| = 31,25×716,0 = 22375 kJ.

Vậy nhiệt sinh ra khi đốt cháy 1 kg cồn (C2H5OH) lớn hơn nhiệt sinh ra khi đốt cháy 1kg cồn methanol (CH3OH)

Câu 14:  Xét các phản ứng:

Al2O3(s)+ 3 COCl2(g) → 3CO2 + 2 AlCl3; f= -232,24kJ

CO(g) + 3Cl2(g) → COCl2(g); ∆f= -112,4kJ

2Al(s) + 3/2 O2(g) → Al2O3(s); ∆f= -1668,2kJ

Biết nhiệt tạo thành ∆f của CO (g) là -110 kJ/mol và CO2 là -393,13 kJ/mol. Tính nhiệt tạo thành 1 mol AlCl3.

Trả lời:

CO(g) + 3Cl2  COCl2(g)

Biến thiên enthalpy của phản ứng ở điều kiện chuẩn:

f

=> ∆f

=>

= -122,4 + (-110,4) + 3×0 = -222,8 kJ/mol

2Al(s) + O2(g) → Al2O3(s); ∆f= -1668,2kJ

Biến thiên enthalpy của phản ứng ở điều kiện chuẩn:

f

=> ∆f

=>

= -1668,2 + 2×0 + ×0 = -1668,2 kJ/mol

Al2O3(s)+ 3 COCl2(g) → 3CO2 + 2AlCl3; f= -232,24kJ

Biến thiên enthalpy của phản ứng ở điều kiện chuẩn:

f

=> ∆f

kJ/mol

Câu 15: Cho 0,5 g bột iron vào bình 25 ml dung dịch CuSO4 0,2M ở 32°C. Khuấy đều dung dịch, quan sát nhiệt kế thấy nhiệt độ lên cao nhất là 39°C. Tính nhiệt của phản ứng. (Giả thiết nhiệt lượng của phản ứng toả ra được dung dịch hấp thụ hết, nhiệt dung của dung dịch loãng bằng nhiệt dung của nước (4,2 J/g.K).

Trả lời:

Nhiệt lượng toả ra là: Q = 25 - 4,2×(39 - 32) = 735 (J).

Phản ứng xảy ra: Fe(s) + CuSO4(aq) → FeSO4(aq) + Cu(s)

Số mol Fe =  > số mol CuSO4 =  = 0,0005 mol

=>

Câu 16: Để làm nóng khẩu phần ăn, người ta dùng phản ứng giữa CaO và H2O

CaO (s) + H2O (l) → Ca(OH)2 (aq)          ∆H = -105 kJ.

Cần cho bao nhiêu gam CaO vào 250g H2O để nâng nhiệt độ từ 20°C lên 80°C?

Trả lời:

Q = 250×4,2×(80 - 20) = 63 000 J = 63 (kJ). 

=> mCaO = 56×63:105 = 33,6g

Câu 17: Cho 1,5 g bột Mg (dư) vào 100 mL dung dịch HCl 1 M, sau khi phản ứng hoàn toàn, nhiệt độ dung dịch tăng lên 8,3°C. Biết nhiệt dung riêng của H2O là 4,2 J/g.K, hãy tính nhiệt lượng của phản ứng.

Trả lời:

Phản ứng xảy ra: Mg(s) + 2HCl(aq) → MgCl₂(aq) + H₂(g)

Số mol HCl = 0,1 mol.

Q = m.C.∆T = 100.4,2.8,3 = 3486 (J)

∆H = 2×3486:0,1 = 69720J = 69,72kJ

Câu 18: Cho 16,5 g Zn vào 500 g dung dịch HCl 1 M, dung dịch thu được có nhiệt độ tăng thêm 5°C. Xác định nhiệt lượng của phản ứng giữa Zn và HCl trong dung dịch. (Giả thiết không có sự thất thoát nhiệt ra ngoài môi trường, nhiệt dung của dung dịch loãng bằng nhiệt dung của nước (4,2 J/g.K)).

Trả lời:

Nhiệt lượng của dung dịch nhận là 500.4,2.5 = 10 500 (J) = 10,5 (kJ).

Phản ứng hoá học xảy ra: Zn(s) + 2HCl(aq) → ZnCl₂(aq) + H₂(g)

nHCl = 0,5 mol; nZn = 0,254 mol. 

⇒ HCl phản ứng hết, Zn dư

nZn phản ứng = 0,25 mol.

Nhiệt phản ứng là: ∆H = 10,5 : 0,25 = 42 kJ

Câu 19: Tìm hiểu và giải thích 2 quá trình sau:

a) Tại sao khi xoa cồn vào da, ta cảm thấy lạnh?

b) Phản ứng phân huỷ Fe(OH)3(s) phải cung cấp nhiệt độ liên tục. 

Trả lời:

a) Do cồn có nhiệt độ bay hơi thấp, khi bay hơi cơ thể bị tản nhiệt, làm ta cảm thấy mát ở vùng da đó.

b) Phản ứng phân huỷ Fe(OH)3 là phản ứng thu nhiệt nên cần phải cung cấp nhiệt độ liên tục. 

2Fe(OH)3(s)  Fe2O3(s) + 3H2O(s)

Câu 20: Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng sau:

C (kim cương) → C (graphite);   = -1,9 kJ

Kim cương hay graphite là dạng bền hơn của carbon? 

Trả lời:

Graphite là dạng bền hơn của carbon do   = - 1,9 kJ < 0.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word Hóa học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay