Bài tập file word Hoá học 8 kết nối Ôn tập Chương 2: Một số hợp chất thông dụng (P1)
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 (Hoá học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 2: Một số hợp chất thông dụng (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Hoá học 8 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án hóa học 8 kết nối tri thức
CHƯƠNG II. MỘT SỐ HỢP CHẤT THÔNG DỤNG
Câu 1: Acid là gì?
Trả lời:
Acid là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion H+.
Câu 2: Tính chất chung của dung dịch các chất có giá trị pH < 7 và của dung dịch các chất có giá trị pH > 7 là gì?
Trả lời:
Tính chất chung của dung dịch các chất có giá trị pH < 7 là tính acid và của dung dịch các chất có giá trị pH > 7 là tính base.
Câu 3: Hãy tìm hiểu và cho biết các nguồn tạo ra khí carbon dioxide cũng như ảnh hưởng của khí này đến Trái Đất.
Trả lời:
Carbon dioxide còn được gọi là “khí nhà kính”, chiếm khoảng 0,041% thể tích khí quyển. Khí carbon dioxide được tạo ra từ nhiều nguồn khác nhau như: trong khói bụi từ núi lửa phun trào, khí thải công nghiệp, hoạt động giao thông trong quá trình đốt nhiên liệu để chạy động cơ ô tô, xe máy,…Việc gia tăng lượng carbon dioxide trong không khí là nguyên nhân chính làm Trái Đất nóng lên.
Câu 4: Khái quát chung về tính tan của muối
Trả lời:
Đa số các muối là chất rắn, có những muối không tan trong nước, có muối ít tan, có muối tan tốt trong nước.
Câu 5: Hãy cho biết công thức hóa học của thành phần chính trong superphosphate đơn.
Trả lời:
Superphosphate đơn có thành phần chính là hai muối Ca(H2PO4)2 và CaSO4
Câu 6: Lần lượt nhỏ quỳ tím lên mỗi dung dịch sau, em hãy dự đoán dung dịch nào làm quỳ tím chuyển màu đỏ.
- Nước đường
- Nước chanh
- Nước muối
Trả lời:
Nước chanh chuyển quỳ tìm thành màu đỏ vì trong nước chanh có chứa acid.
Câu 7: Quan sát Bảng 9.1 và thực hiện các yêu cầu
Tên base |
Công thức hoá học |
Dạng tồn tại của base trong dung dịch |
|
Cation kim loại |
Anion |
||
Sodium hydroxide |
NaOH |
Na+ |
OH- |
Barium hydroxide |
Ba(OH)2 |
Ba2+ |
OH- |
- Công thức hoá học của các base có đặc điểm gì giống nhau?
- Các dung địch base có đặc điểm gì chung?
- Thảo luận nhóm và để xuất khái niệm về base.
- Em hãy nhận xét về cách gọi tên base và đọc tên base Ca(OH)2.
Trả lời:
- Công thức hoá học của các base đều có kim loại liên kết với nhóm OH.
- Các dung dịch base gồm cation kim loại và anion OH-
- Base là hợp chất gồm 1 hoặc nhiều nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm -OH.
- Tên gọi base = tên kim loại (kèm hoá trị nếu kim loại có nhiều hoá trị) + hydroxide
Ca(OH)2: Calcium hydroxide
Câu 8: Cho vào ống nghiệm 1 thìa nhỏ bột CuO, thêm vào khoảng 3 mL dung dịch H2SO4, lắc đều ống nghiệm. Hãy nêu hiện tượng xảy ra và giải thích.
Trả lời:
Hiện tượng: Bột CuO tan dần, sau phản ứng dung dịch thu được có màu xanh.
Giải thích: CuO là oxide base, tác dụng với acid tạo thành muối và nước:
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O.
Câu 9: Quan sát bảng 11.1 và thực hiện các yêu cầu
- Nhận xét sự khác nhau giữa thành phần phân tử của acid (chất phản ứng) và muối (chất sản phẩm). Đặc điểm chung của các phản ứng ở bảng 11.1 là gì?
- Nhận xét cách gọi tên muối.
Trả lời:
- Công thức phân tử của acid và phân tử muối khác nhau là phân tử acid gồm các nguyên tử H liên kết với anion gốc acid còn phân tử muối nguyên tử H đã được thay thế bằng nguyên tử kim loại.
Đặc điểm chung của các phản ứng trong bảng 11.1 là có acid là chất tham gia, sản phẩm tạo thành là muối.
- Cách gọi tên muối: Tên kim loại (Kèm hóa trị đối với kim loại nhiều hóa trị) + Tên gốc acid
Câu 10: Để hoà tan vừa hết 4,48 gam Fe phải dùng bao nhiêu ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và H2SO4 0,75M
Trả lời:
Số mol Fe là 4,48:56= 0,08 (mol)
Gọi thể tích dung dịch cần dùng là V (lít)
Từ đó ta tính được số mol HCl là 0,5V (mol)
Số mol H2SO4 là 0,75V (mol)
PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
0,25V ← 0,5V
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
0,75V ← 0,75V
Tổng số mol Fe là 0,25V + 0,75V = 0,08
→ V= 0,008 lít tương đương 80 ml.
Câu 11: Cho 0,1 mol NaOH tác dụng với 0,2 mol HCl, sản phẩm sinh ra sau phản ứng là muối NaCl và nước. Tính khối lượng muối NaCl thu được.
Trả lời:
PTHH: NaOH + HCl → NaCl + H2O
Xét tỉ lệ: => HCl dư, NaOH phản ứng hết
=> Tính số mol NaCl theo NaOH
PTHH: NaOH + HCl → NaCl + H2O
Tỉ lệ PT: 1mol 1mol 1mol
Phản ứng: 0,1mol → 0,1mol
=> Khối lượng muối NaCl thu được là: mNaCl = 0,1.58,5 = 5,85 gam
Câu 12: Cho các sơ đồ phản ứng sau
(1) ..?.. + O2 ----> Al2O3
(2) P + ..?.. ----> P2O5
(3) S + ..?.. ----> SO2
(4) Mg + O2 ----> ..?..
Hoàn thành các phương trình hoá học và đọc tên sản phẩm tạo thành.
Trả lời:
(1) 4Al + 3O2 → 2Al2O3 (Aluminium oxide)
(2) 4P + 5O2 → 2P2O5 (Diphosphorus pentoxide)
(3) S + O2 → SO2 (Sulfur dioxide)
(4) 2Mg + O2 → 2MgO (Magnesium oxide)
Câu 13: Viết công thức của các muối sau: potassium sulfate, sodium hydrogensulfate, sodium hydrogencarbonate, sodium chloride, sodium nitrate, calcium hydrogenphosphate, magnesium sulfate, copper(II) sulfate.
Trả lời:
potassium sulfate: K2SO4.
sodium hydrogensulfate:NaHSO4
sodium hydrogencarbonate: NaHCO3
sodium chloride: NaCl
sodium nitrate: NaNO3
calcium hydrogenphosphate: CaHPO4
magnesium sulfate: MgSO4
copper(II) sulfate: CuSO4
Câu 14: Tại sao cần bón phân cho cây trồng?
Trả lời:
Nhu cầu muối khoáng ở từng loài cây và từng giai đoạn phát triển của cây là khác nhau. Để cây sinh trưởng và phát triển tốt, đảm bảo năng suất, cây trồng cần được bổ sung thêm các nguyên tố khoáng bằng cách bón phân và tưới nước.
Câu 15: Cho các sơ đồ phản ứng sau
(1) C + O2 ----> ..?..
(2) N + ..?.. ----> N2O5
(3) Fe + ..?.. ----> Fe2O3
(4) Ca + O2 ----> ..?..
Hoàn thành các phương trình hóa học và đọc tên sản phẩm tạo thành.
Trả lời:
(1) 2C + O2 → 2CO (Carbon monoxide)
(2) 4N + 5O2 → 2N2O5 (Dinitrogen pentoxide)
(3) 2Fe + 3O2 → 2Fe2O3 (Iron(III) oxide)
(4) 2Ca + O2 → 2CaO (Calcium oxide)
Câu 16: Viết phương trình hoá học minh hoạ cho tính chất hoá học của oxide base và oxide acid. Lấy aluminum oxide và nitrogen dioxide làm ví dụ.
Trả lời:
Tính chất hoá học của oxide base: Tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.
Ví dụ:
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O.
Tính chất hoá học của oxide acid: Tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước.
Ví dụ:
NO2 + 2KOH → KNO3 + H2O
NO2 + Ca(OH)2 → Ca(NO2)2 + H2O.
Câu 17: Trung hoà 100 ml dung dịch sulfuric acid 1M bằng V (ml) dung dịch sodium hydroxide 1M
- Viết PTHH
- Tính V.
Trả lời:
- PTHH: H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 +H2O
- Đổi 100 ml =0,1 (l)
Số mol H2SO4 là n = CM.V = 1.0,1=0,1 (mol)
Theo phương trình hóa học
1 mol H2SO4 tham gia phản ứng với 2 mol NaOH
Vậy 0,1 mol H2SO4………………………………0,2 mol NaOH
Thẻ tích dung dịch NaOH càn dùng là: V = n/CM = 0,2/1= 0,2 (lít) tương đương 200ml
Vậy V = 200
Câu 18: Vì sao có thể loại bỏ chất cặn bã trong dụng cụ đun nước bằng cách dùng giấm ăn hoặc chanh
Trả lời:
Có thể loại bỏ chất cặn bã trong dụng cụ đun nước bằng cách dùng giấm ăn hoặc chanh vì trong giấm ăn và chan có chứa acid. Các loại acid này có thể tác dụng với các cặn bã là chất rắn chuyển thành chất tan trong nước dễ dàng rửa sạch.
Câu 19: Tại sao vôi sống (CaO) lại được sử dụng để khử chua đất trồng trọt?
Trả lời:
Khi bón vôi sống (CaO) lên ruộng, vôi sống tác dụng với nước tạo thành Ca(OH)2:
CaO + H2O → Ca(OH)2.
Ca(OH)2 tác dụng với acid có trong đất, khử chua cho đất.
Câu 20: Trong dung dịch, giữa các cặp chất nào sau đây có xảy ra phản ứng? Viết phương trình hoá học của các phản ứng đó.
Na2CO3 |
KCl |
Na2SO4 |
NaNO3 |
|
Ca(NO3)2 |
? |
? |
? |
? |
BaCl2 |
? |
? |
? |
? |
HNO3 |
? |
? |
? |
? |
Trả lời:
Na2CO3 |
KCl |
Na2SO4 |
NaNO3 |
|
Ca(NO3)2 |
× |
- |
× |
- |
BaCl2 |
× |
- |
× |
- |
HNO3 |
× |
- |
- |
- |
(“×”: xảy ra phản ứng; “-”: không xảy ra phản ứng)
Phương trình hoá học:
Ca(NO3)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaNO3
Ca(NO3)2 + Na2SO4 → CaSO4 + 2NaNO3
BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaCl
BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl
2HNO3 + Na2CO3 → 2NaNO3 + CO2 + H2O.