Bài tập file word Hoá học 8 kết nối Ôn tập Chương 2: Một số hợp chất thông dụng (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 (Hoá học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 2: Một số hợp chất thông dụng (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Hoá học 8 kết nối tri thức.

CHƯƠNG II. MỘT SỐ HỢP CHẤT THÔNG DỤNG

Câu 1: Phân bón hoá học là gì?

Trả lời:

Phân bón hoá học là những hoá chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất cây trồng.

Câu 2: Nêu các cách điều chế muối.

Trả lời:

Muối có thể được điều chế bằng một số phương pháp như:

+ Dung dịch acid tác dụng với base

+ Dung dịch acid tác dụng với oxide base

+ Dung dịch acid tác dụng với muối

+ Oxide acid tác dụng với dung dịch base

+ Dung dịch muối tác dụng với dung dịch muối

Câu 3: Nêu đặc điểm chung của oxide lưỡng tính.

Trả lời:

Oxide lưỡng tính tác dụng được với cả  dung dịch acid, dung dịch base tạo thành muối và nước. Một số oxide lưỡng tính thường gặp như: Al2O3, ZnO,…

Câu 4: Hãy khái quát chung về tính tan của base.

Trả lời:

Phần lớn các base không tan trong nước (base không tan), một số ít base tan trong nước tạo thành dung dịch kiềm (base tan) như KOH, NaOH, Ba(OH)2,…

Câu 5: Viết phương trình hóa học xảy ra cho các trường hợp sau

  1. Dung dịch HCl loãng tác dụng với Zn
  2. Dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với Fe
  3. Dung dịch HCl tác dụng với Al

Trả lời:

  1. Zn + HCl → ZnCl2 + H2
  2. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
  3. Al + HCl → AlCl3 + H2

Câu 6: Cho các dung dịch sau, dung dịch nào làm quỳ tím hóa đỏ?

NaOH, HCl, H2SO4, KCl, Na2CO3, Ca(OH)2, HNO3, CH3COOH.

Trả lời:

HCl, H2SO4,  HNO3, CH3COOH.

Câu 7: Dựa vào bảng tính tan dưới dây, hãy cho biết những base nào là base không tan và base nào là base kiềm? Viết công thức hoá học và đọc tên các base có trong bảng.

Kim loại

K

Na

Mg

Ba

Cu

Fe

Fe

Hoá trị

I

I

II

II

II

II

III

Nhóm - OH

t

t

k

t

k

k

k

(Trong đó: t - tan; k - không tan)

Trả lời:

Công thức hoá học

Tên gọi

KOH

Potassium hydroxide

NaOH

Sodium hydroxide

Mg(OH)2

Magnesium hydroxide

Ba(OH)2

Barium hydroxide

Cu(OH)2

Copper(II) hydroxide

Fe(OH)2

Iron(II) hydroxide

Fe(OH)3

Iron(III) hydroxide

Base không tan: Mg(OH)2, Cu(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3

Base kiềm: KOH, NaOH, Ba(OH)2

Câu 8: Cho bảng về tên, công thức hoá học của một số oxide như sau

Tên oxide

(1)

Công thức hoá học

(2)

Tên oxide

(3)

Công thức hoá học

(4)

Barium oxide

BaO

Carbon dioxide

CO2

Zinc oxide

ZnO

Sulfur trioxide

SO3

Aluminium oxide

Al2O3

Diphosphorus pentoxide

P2O5

Nhận xét thành phần nguyên tố trong công thức phân tử của các oxide ở cột (2), (4) và thực hiện các yêu cầu

  1. Đề xuất khái niệm về oxide.
  2. Phân loại oxide.

Trả lời:

  1. Oxide là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxygen.
  2. Dựa vào thành phần nguyên tố, oxide có thể phân thành hai loại: oxide kim loại và oxide phi kim.

Câu 9: Muối nào trong các muối sau Al2(SO4)3; Na2SO4; K2SO4; BaCl2; CuSO4. Muối gồm kim loại có hóa trị II là?

Trả lời:

Cần nhớ: gốc SO4 có hóa trị II, gốc Cl có hóa trị I

Dựa vào quy tắc hóa trị để xác định hóa trị của nguyên tố kim loại, ta suy ra muối có kim loại có hóa trị II là: BaCl2 và CuSO4

Câu 10: Hãy cho biết công thức hóa học của thành phần chính trong superphosphate kép.

Trả lời:

Superphosphate kép có thành phần chính là muối Ca(H2PO4)2.

Câu 11: Hoà tan 12,1 g hỗn hợp bột kim loại Zn và Fe cần 400ml dung dịch HCl 1M.

  1. Viết PTHH
  2. Tính khối lượng muối khan thu được sau phản ứng theo 2 cách.

Trả lời:

  1. PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

                 Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

  1. Cách 1:

Gọi x và y lần lượt là số mol của Zn và Fe

Zn    +    2HCl →  ZnCl2 + H                       (1)              

x          →   2x →        x

Fe    +    2HCl →  FeCl2 + H                       (2)

  y          →2y    →      y

ta có mhh = mZn + mFe = 65x + 56y = 12,1 (I)

nHCl = VHCl . CM HCl = 0,4 . 1 = 0,4 mol

nHCl = nHCl (1) + nHCl(2) = 2x + 2y = 0,4 (II)

Giải hệ (I) và (II) ta có x = 0,1 và y = 0,1

muối = mZnCl2 + mFeCl2 = 0,1 . (65 + 71) + 0,1 . (56 + 71) = 26,3g

Cách 2:

nHCl = VHCl . CM HCl = 0,4 . 1 = 0,4 mol

Ta có nH2 = =  .0,4 = 0,2 mol

Khối lượng của khí hydrogen sinh ra là: 2.0,2= 0,4 (gam)

Khối lượng acid HCl là: 0,4. 36,5= 14,6 (gam)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có

mKim loại + macid  = m muối + mH2

→ m muối  = mKim loại + macid  - mH2

                         = 12,1  + 14,6 - 0,4

                 = 26,3 (g)

Câu 12: Có hai ống nghiệm không nhãn đựng dung dịch NaOH và dung dịch HCl. Hãy nêu cách nhận biết hai dung dịch trên.

Trả lời:

Dùng quỳ tím để nhận biết 2 dung dịch. Nhỏ 1 - 2 giọt dung dịch vào mẩu quỳ tím

  • Quỳ tìm chuyển xanh là dung dịch NaOH
  • Quỳ tìm chuyển đỏ là dung dịch HCl. 

Câu 13: Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa SO2 và dung dịch NaOH minh họa cho tính chất hóa học của sulfur dioxide.

Trả lời:

Phương trình hoá học:

SO2 + 2NaOH (dư) → Na2SO3 + H2O

SO2 (dư) + NaOH → NaHSO3.

Câu 14: Gọi tên các muối AlCl3, KCI, Al2(SO4)3, MgSO4, NH4NO3, NaHCO3.

Trả lời:

AlCl3: Aluminum chloride

KCI: Potassium Chloride

Al2(SO4)3: Aluminium sulfate

MgSO4: Magnesium sulfate

NH4NO3: Ammonium nitrate
NaHCO3: Sodium hydrogen carbonate

Câu 15: Hãy nêu lí do cần phải bổ sung thêm các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng.

Trả lời:

+ Cây trồng cần các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng để cấu tạo nên tế bào của chúng; điều chỉnh các hoạt động trao đổi chất, các hoạt động sinh lí trong cây và giúp cây trồng tăng khả năng chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường.

+ Nhu cầu nước và muối khoáng ở từng loài và từng giai đoạn phát triển của cây là khác nhau. Để sinh trưởng và phát triển tốt, đảm bảo năng suất, cây trồng cần được bổ sung thêm các nguyên tố dinh dưỡng bằng cách bón phân và tưới nước.

Câu 16: Có hai ống nghiệm không nhãn, một chứa dung dịch Ba(OH)2 và một chứa dung dịch HNO3. Hãy nêu cách nhận biết hai dung dịch trên.

Trả lời:

Dùng giấy quỳ để nhận biết 2 dung dịch.

Khi đưa giấy quỳ đã nhúng vào dung dịch Ba(OH)2, giấy quỳ chuyển thành màu xanh

Khi đưa giấy quỳ đã nhúng vào dung dịch HNO3, giấy quỳ chuyển thành màu đỏ.

Câu 17: Cho các oxide CaO, Fe2O3, SO3, CO2, CO. Oxide nào có thể tác dụng với

  1. a) Dung dịch HCl.
  2. b) Dung dịch NaOH.

Viết các phương trình hoá học. Hãy cho biết các oxide trên thuộc loại oxide nào?

Trả lời:

  1. a) Oxide tác dụng với HCl là: CaO; Fe2O3(các oxide base).

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O.

  1. b) Oxide tác dụng với NaOH là: SO3; CO2(các oxide acid).

SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

Còn lại CO là oxide trung tính, không tác dụng với NaOH và HCl.

Câu 18: Oxide của nguyên tố R có hóa trị III chứa 70% về khối lượng nguyên tố R. Xác định R và cho biết oxide trên thuộc loại oxide acid hay oxide base.

Trả lời:

Oxide của R có hóa trị III là R2O3

Nguyên tố R chiếm 70% về khối lượng

=> %mR

=> 2.MR = 0,7.(2.M­R + 3.16) => MR = 56

=> R là nguyên tố Fe

Vì Fe là kim loại => oxide là của Fe là oxide base.

Câu 19: Ở nông thôn, người ta thường dùng vôi bột rắc lên ruộng để khử chua cho đất. Biết rằng thành phần chính của vôi bột là CaO. CaO tác dụng với H2O tạo thành Ca(OH)2 theo phương trình hoá học: CaO + H2O → Ca(OH)2. Hãy giải thích tác dụng của vôi bột.

Trả lời:

Người ta thường rắc vôi bột để khử chua đất trồng vì đất chua có tính acid, vôi bột có thành phần chính là CaO. Khi CaO tác dụng với H2O tạo thành Ca(OH)2 là base. Vì vậy khi acid gặp base sẽ tạo thành muối trung hoà --> giảm độ chua cho đất.

Câu 20: Đặt cốc A đựng dung dịch HCl và cốc B đựng dung dịch H2SO4 loãng vào hai đĩa cân sao cho cân ở vị trí cân bằng. Sau đó làm thí nghiệm như sau

  • Cho 11,2 gam Fe vào cốc đựng dung dịch HCl
  • Cho m gam Al vào cốc đựng dung dịch H2SO4

Khi cả Fe và Al đều hòa tan hoàn toàn thấy cân ở vị trí thăng bằng. Tính m?

Trả lời:

Ta có ;

Xét thí nghiệm 1:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

0,2                              0,2 (mol)

Xét thí nghiệm 2:

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

                                            (mol)

Vì sau phản ứng cân ở vị trí thăng bằng nên khối lượng kim loại Fe khi cho vào cốc A trừ đi khối lượng khí H2 mất đi ở cốc A phải bằng khối lượng kim loại Al cho vào cốc B trừ đi khối lượng khí H2 mất đi ở cốc B.

⇒ 11,2 – 0,2.2 = m -

⇒ m =12,15 (gam)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word hoá học 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay