Bài tập file word Hoá học 8 kết nối Ôn tập Chương 2: Một số hợp chất thông dụng (P4)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 (Hoá học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 2: Một số hợp chất thông dụng (P4). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Hoá học 8 kết nối tri thức.

CHƯƠNG II. MỘT SỐ HỢP CHẤT THÔNG DỤNG PHẦN 4

Câu 1: Hãy nêu tính chất vật lí và các ứng dụng của hydrochloic acid.

Trả lời:

- Dung dịch hydrochloric là chất lỏng không màu.

- Các ứng dụng của hydrochloric acid:

+ Tẩy gỉ thép

+ Tổng hợp chất hữu cơ

+ Xử lí pH nước…

Câu 2: Nêu khái niệm base.

Trả lời:

Base là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hydroxide. Khi tan trong nước, base tạo ra ion OH-.

Câu 3: Nêu đặc điểm chung của oxide trung tính.

Trả lời:

Một số oxide không tác dụng với dung dịch acid và dung dịch base, chúng được gọi là oxide trung tính hay oxide không tạo muối. Ví dụ: CO, NO,…

Câu 4: Hãy nêu điều kiện để phản ứng trao đổi trong dung dịch xảy ra.

Trả lời:

Điều kiện để phản ứng trao đổi trong dung dịch xảy ra là sản phẩm tạo thành ít nhất một chất không tan/chất khí,…

Câu 5: Phân đạm cung cấp cho cây trồng nguyên tố nào? Thành phần chính của một số loại phân đạm thường dùng là gì?

Trả lời:

- Phân đạm cung cấp nguyên tố nitrogen cho cây trồng

- Các loại phân đạm thường dùng có thành phần chính là muối nitrate của kim loại hay muối ammonium nitrate, chúng đều có khả năng tan trong nước.

Câu 6: Cho 5,6g iron tác dụng với dung dịch hydrochloric acid loãng dư.

  1. Viết PTHH
  2. Tính khối lượng khí hydrogen sinh ra.

Trả lời:

  1. PTHH : Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
  2. Số mol Fe là: 5,6:56 = 0,1 (mol)

Theo phương trình hóa học

              1 mol Fe tham gia phản ứng sẽ tạo ra 1 mol H2

Vậy 0,1 mol Fe …………………………………0,1 mol H2

Khối lượng H2 sinh ra sau phản ứng là 2.0,1 = 0,2 (gam)

Câu 7: Một dung dịch có pH=13. Hãy cho biết dung dịch đó có tính acid, trung tính hay base?

Trả lời:

Vì pH của dung dịch lớn hơn 7 ⇒ dung dịch trên là base.

Câu 8: Cho các oxide sau P2O5, CaO, CuO, BaO, SO2, CO2. Đâu là oxide acid? 

Trả lời:

Oxide acid là oxide của phi kim. Các phi kim là: P, S, C

=> các oxide acid là: SO2, CO2 , P2O5

Câu 9: Cho các công thức oxide Fe2O3, Al2O3, Fe3O4, Cu2O3. Hãy chỉ ra công thức oxide viết sai (nếu có).

Trả lời:

Fe có hóa trị II và III, nhưng trong công thức đã cho chỉ có Fe2O3 và Fe3O4 đều là oxide của Fe đúng.

Al có hóa trị III, nên công thức Al2O3 là đúng.

Cu có hóa trị I và II, nên có thể tạo ra hai oxide là Cu2O và CuO.

Vậy công thức oxide viết sai là Cu2O3.

Câu 10: Viết phương trình hóa học của phản ứng tạo thành muối CaCl2 và Na2SO4.

Trả lời:

Phương trình hoá học: 2NaCl + CaSO4 → Na2SO4 + CaCl2

Câu 11: Trong các chất NaCl, HCl, CaO, CuSO4, Ba(OH)2, KHCO3. Hãy xác định các muối có trong dãy trên.

Trả lời:

Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.

=> Số chất thuộc hợp chất muối là : NaCl, CuSO4, KHCO3.

Câu 12: Cho các chất NaCl, HCl, H2SO4, Ba(OH)2, Ca(OH)2, Mg(OH)2, K2CO3, AlCl3, NaOH. Hãy xác định các chất có khả năng làm quỳ ẩm chuyển xanh.

Trả lời:

Các chất có khả năng làm quỳ ẩm chuyển xanh là các base tan: Ba(OH)2, Ca(OH)2, NaOH.

Câu 13: Hòa tan 11,28 gam K2O vào nước dư, thu được dung dịch chứa m gam KOH. Tính giá trị của m.

Trả lời:

K2O + H2O → 2KOH

0,12                      0,24   (mol)

Khối lượng KOH là: mKOH = nKOH.MKOH = 0,24.56 = 13,44 gam.

Câu 14: Khối lượng muối thu được khi cho 9,75 gam Zn tác dụng với 9,8 gam H2SO4 là?

Trả lời:

Số mol kẽm là: nZn=  =0,15mol

Số mol H2SO4 là: nH2SO4=  =0,1mol

PTHH:      Zn   +   H2SO4 → ZnSO4 + H2

Xét tỉ lệ:   => Zn dư, H2SO4 phản ứng hết

=> tính số mol muối ZnSO4 theo số mol H2SO4

PTHH:      Zn   +   H2SO4 → ZnSO4     + H2

Tỉ lệ:        1mol      1mol      1mol

Phản ứng:           0,1mol  → 0,1mol

=> Khối lượng ZnSO4 là: mZnSO4=0,1.161=16,1gam

Câu 15: Trong phòng thí nghiệm có quỳ tím, phenolphtalein, iron, sulfur. Hãy chỉ ra chất có thể dùng để nhận biết các dung dịch HCl, NaOH, MgSO4.

Trả lời:

Để nhận biết HCl, NaOH, MgSO4 ta dùng quỳ tím

HCl là axit làm quỳ chuyển đỏ

NaOH là bazơ làm quỳ chuyển xanh

MgSO4 là muối không làm đổi màu quỳ

Câu 16: Hãy cho biết lợi ích của việc sử dụng phân bón hữu cơ so với phân vô cơ.

Trả lời:

Lợi ích của việc sử dụng phân bón hữu cơ so với phân vô cơ:

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, các loại phân bón vô cơ chỉ có thể đáp ứng được một vài nguyên tố thiết yếu gồm: đa lượng (N, P, K,…), trung lượng (Ca, Si,…), vi lượng (Cu, Fe, Zn,…)., chúng tồn tại ở dạng các hợp chất vô cơ khiến cây không thể hấp thụ hoặc hấp thụ rất khó, trong khi tiềm ẩn nhiều vấn đề gây ngộ độc hoa màu nếu lạm dụng.

Tuy nhiên, phân bón hữu cơ lại chứa gần như đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng cho đất, giúp cây hấp thụ tối đa và phát triển khỏe mạnh, tăng năng suất. Bên cạnh đó, loại phân này có nguồn gốc từ việc phân hủy các chất hữu cơ như: phụ phế phẩm nông nghiệp, thức ăn thừa của con người, chất thải động vật,… nên tuyệt đối an toàn. Các hợp chất dinh dưỡng của phân bón hữu cơ cũng tồn tại ở dạng hợp chất hữu cơ nên cây trồng và hoa màu có thể hấp thụ dễ dàng.

Câu 17: Cho cốc A chứa dung dịch HNO3 và cốc B chứa dung dịch H2SO4. Đặt 8,4 gam Zn vào cốc A và n gram Fe vào cốc B. Sau khi các kim loại hòa tan hoàn toàn, cân ở vị trí thăng bằng. Tính giá trị của n?

Trả lời:

Ta có nZn = 65,388,4 (mol) và nFe = 55,85n (mol).

Xét thí nghiệm 1: Zn + 2HNO3 → Zn(NO3)2 + H2

        0,129              0,129

Xét thí nghiệm 2: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

                           n                    n

Vì sau phản ứng cân ở vị trí thăng bằng, ta có:

mZn − mH2(A) = mFe − mH2(B)

8,4 − 0,129 × 2 = n − 0,09n

n = 8,4 - 0,258 + 0,09n

n = 8,4 − 0,258 + 0,09n

0,91n = 8,142

n = 8,942gam

Do đó, giá trị của n là 8,942 gam.

Câu 18: Hãy nêu cách để kiểm tra đất trồng có bị chua hay không.

Trả lời:

Đo độ pH của đất bằng thiết bị đầu dò

  1. Đào một cái hố nhỏ trên đất. Dùng xẻng bứng cây hoặc thuổng để đào một cái hố sâu khoảng 5 đến 10cm. Dầm nhỏ đất trong hố và loại bỏ mọi cành cây hoặc mảnh vỡ ra ngoài.
    2. Đổ đầy nước vào hố. Dùng nước cất (không phải nước suối). Bạn có thể tìm nước cất ở các cửa hàng hoá chất. Nước mưa có chứa một chút axit, và nước đóng chai hoặc nước vòi thường chứa một chút kiềm. Hãy đổ đầy nước vào hố cho tới khi nước đọng lại và tạo thành bùn ở dưới đáy.
    3. Chọc thiết bị kiểm tra vào chỗ bùn. Đảm bảo là thiết bị của bạn sạch và đã được hiệu chỉnh (để đo chính xác hơn). Lau đầu dò bằng vải hoặc khăn sạch rồi chọc nó xuống bùn.
    4. Giữ nguyên trong 60 giây rồi đọc kết quả. Độ pH thường được đo ở thang từ 1 tới 14 dù thiết bị kiểm tra của bạn có thể không thể hiện hết.

Độ pH bằng 7 là đất trung tính.
Độ pH trên 7 là đất kiềm.
Độ pH dưới 7 là đất chua.

  1. Đo ở nhiều vị trí khác nhau trong vườn. Một kết quả đơn lẻ có thể bị sai lệch, vì thế tốt nhất là bạn nên tính độ pH trung bình của cả khu đất. Nếu mọi chỗ đều có kết quả tương đương nhau, hãy tính con số trung bình và căn cứ vào đó để cải tạo đất. Nếu kết quả ở một vị trí có sai khác lớn so với những chỗ khác, bạn có thể sẽ phải “điều trị riêng” vị trí đó.

Dùng giấy thử độ pH

  1. Mua giấy thử độ pH. Giấy thử độ pH, hay còn gọi là giấy quỳ hoặc giấy chỉ thị màu, là một cách nhanh chóng và dễ dàng để đo chỉ số pH trong đất. 
  2. Trộn một vốc đất với nước cất ở nhiệt độ phòng. Lấy một vốc đất để kiểm tra và để vào trong bát. Sau đó, rót nước cất vào bát cho tới khi đất trở nên sánh như sinh tố. Bạn có thể khuấy hỗn hợp này lên để đảm bảo nước và đất hoà vào nhau hoàn toàn.
  3. Nhúng giấy thử vào hỗn hợp trong 20 tới 30 giây. Cầm một đầu giấy, nhúng đầu còn lại vào hỗn hợp đất trong vòng từ 20 tới 30 giây. Khoảng thời gian chờ kết quả có thể khác nhau, vì thế hãy đọc hướng dẫn sử dụng của loại giấy thử mà bạn mua để biết khoảng thời gian chờ phù hợp. Khi hết thời gian chờ, nhấc giấy ra khỏi hỗn hợp và nhúng nhanh qua nước cất để rũ sạch đất.
  4. So sánh màu giấy thử với bảng kết quả. Dùng bảng kết quả có sẵn trong bộ sản phẩm giấy thử để đọc chỉ số pH của đất. Thông thường thì kết quả được mã hoá bằng màu. Hãy so sánh với những màu sắc trên đó rồi chọn màu tương đồng nhất. Màu sắc đó sẽ cho biết độ pH của đất.

Câu 19: Giải thích tại sao cần phải bón phân theo 4 quy tắc đúng liều, đúng loại, đúng lúc, đúng nơi.

Trả lời:

  1. Đúng loại:
    Sử dụng đúng loại phân mà cây trồng yêu cầu và phù hợp với từng loại đất. Vì vậy, cần phải hiểu rõ yêu cầu của từng loại cây: cần loại phân gì, tỷ lệ bao nhiêu tùy theo từng thời kỳ sinh trưởng và cây được trồng trên loại đất có tính chất ra sao…
    - Cây trồng cần phân gì thì chúng ta nên bón loại phân đó. Phân bón có nhiều loại, nhưng có 4 loại chính là: N, P, K, S; mỗi loại có chức năng riêng. Bón phân không đúng yêu cầu, không phát huy được hiệu quả còn gây hại cho cây.

- Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Một số loại cây ở giai đoạn sinh trưởng cần kali hơn đạm nhưng cũng có loại cần đạm hơn kali.Bón đúng loại phân mà cây cần mới phát huy hiệu quả.
Ví dụ: Giai đoạn đầu của hầu hết các loại cây trồng đều cần loại phân có hàm lượng Đạm cao hơn. Nếu dùng phân hỗn hợp NPK để bón cho cây thì chọn loại có hàm lượng đạm cao như: Phân hữu cơ sinh học đa, vi lượng Trường Sinh NPK 2,5-1-1, …..
- Bón đúng không những đáp ứng được yêu cầu của cây mà còn giữ ổn định của môi trường đất. Đất chua tuyệt đối không bón những loại phân có tính axít cao quá ngưỡng ; đất kiềm không bón các loại phân có tính kiềm cao quá ngưỡng.
Ví dụ: Ở vùng đất quá chua, phèn thì nên sử dụng phân lân nung chảy hoặc lân có trong NPK để bón cho cây. Không nên sử dụng phân có gốc axít (phân lân supe) sẽ làm tăng độ chua của đất, cây không hấp thu được dinh dưỡng, bộ rễ không phát triển được.
2. Đúng liều
– Liều dùng là bao nhiêu? Hầu hết trên nhãn bao bì đều có hướng dẫn. Để sử dụng đúng liều lượng phân bón nhằm tiết kiệm được kinh tế, phù hợp với yêu cầu của cây trồng, tránh lãng phí phân bón, thì người sử dụng phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và kết hợp với quan sát hình thái và tình trạng của cây, đất đai nơi trồng cây, thời tiết, mùa vụ để quyết định bón lượng phân thích hợp.
Ví dụ:  Khi bón lót trồng mới cho cây cà phê, hồ tiêu, cao su….bà con có thể sử dụng phân hữu cơ sinh học đa, vi lượng Trường Sinh N-P-K 2,5-1-1 với liều dùng 2-3 kg/ gốc….
– Trong canh tác, nông dân cũng có thể tùy theo sức sinh trưởng, sức đậu và nuôi trái của cây trồng mà tăng hoặc giảm lượng phân cho phù hợp, bên cạnh đó cũng cần lưu ý điều kiện thổ nhưỡng và pH của môi trường đất.
Ví dụ: Trên bao bì sản phẩm phân bón có ghi đối với thời kỳ kiến thiết cơ bản của cây cà phê, hồ tiêu… 1-2kg/gốc. Thì phải sử dụng đúng theo hướng dẫn nếu bón nhiều hơn sẽ gây lãng phí, cây không hấp thụ được hết, tăng chi phí…

  1. Đúng lúc

– Đúng lúc là bón đúng lượng phân và đúng loại phân khi cây trồng cần. Trong suốt thời kỳ sống, cây trồng luôn luôn có nhu cầu các chất dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển, vì vậy nên chia ra bón nhiều lần theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển mạnh, không bón một lúc quá nhiều, sai nguyên tắc. Việc bón quá nhiều phân một lúc sẽ gây ra thừa lãng phí, ô nhiễm môi trường, cây sử dụng không hết sẽ làm biến dạng dễ nhiễm bệnh, năng suất chất lượng nông sản thấp.
Ví dụ: Để cây ăn trái ra bông và đậu trái nhiều thì ta phải bón phân cho cây ở thời điểm chuẩn bị ra bông và trong thời kỳ nuôi dưỡng trái bón thêm phân bón lá…
4. Đúng cách
Bón đúng cách là bón phân sao cho cây trồng hấp thu hiệu quả nhất lượng phân bón đã sử dụng cho cây trồng (đúng theo hướng dẫn của nhà SX).
Khi đã xác định được loại phân, liều lượng sử dụng cho cây trồng thì bà con cũng cần lưu ý đến thời điểm, cách sử dụng cho từng loại phân bón nhằm mang lại hiệu quả tối ưu nhất khi sử dụng sản phẩm.
Ví dụ:
– Phân bón lá thì phải phun vào lúc trời mát, khoảng 8–10 giờ sáng hoặc 15–17 giờ chiều, thì lúc đó cây mới không bị cháy lá, hấp thu tối đa lượng phân được phun…
– Sử dụng phân phun qua lá sẽ không mang lại hiệu quả mà ngược lại sẽ làm tổn thương cây (cháy lá) nếu sử dụng không đúng cách. Lá cây trồng, ngoài chức năng quang hợp còn có vai trò thoát hơi nước qua hệ thống khí khổng, đó là những lỗ nhỏ li ti nằm phần lớn ở mặt dưới lá và cũng chính nơi đây mới có điều kiện hấp thu phân qua lá. Do đó khi sử dụng phân phun qua lá cần phải phun tập trung ở mặt dưới lá.

Việc sử dụng đúng 04 nguyên tắc trên ngoài việc giảm tối đa chi phí đầu vào cho việc sản xuất hàng nông sản còn làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và không gây ảnh hưởng đến môi trường. 

Câu 20: Trung hoà 150 ml dung dịch hydrochloric acid 1M bằng V (ml) dung dịch sodium hydroxide 1M

  1. a) Viết PTHH
  2. b) Tính V.

Trả lời:

  1. a) PTHH: HCl + NaOH → NaCl + H2O
  2. b) Đổi 150 ml = 0,15 (l)

Số mol HCl là n = CM ⋅ V = 1 ⋅ 0,15 = 0,15 (mol)

Theo phương trình hóa học: 1 mol HCl tham gia phản ứng với 1 mol NaOH

Vậy 0,15 mol HCl tương đương với 0,15 mol NaOH

Thể tích dung dịch NaOH cần dùng là: V = n/CM= 0,15/1= 0,15 (lít) = 150 ml

Vậy V = 150 ml.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word hoá học 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay