Bài tập file word Sinh học 8 cánh diều Ôn tập Chủ đề 7: Cơ thể người (P6)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 (Sinh học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 7: Cơ thể người (P6). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 8 cánh diều.

Xem: => Giáo án sinh học 8 cánh diều

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 7: CƠ THỂ CON NGƯỜI

(PHẦN 6 - 20 CÂU)

Câu 1: Kể tên một số bệnh liên quan đến hệ thần kinh? Làm thế nào để phòng bệnh về hệ thần kinh?

Trả lời:

- Một số bệnh liên quan đến hệ thần kinh: tai biến mạch máu não, thoát vị đĩa đệm, Alzheimer…

- Cách phòng bệnh về hệ thần kinh:

+ Thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh.

+ Đảm bảo giấc ngủ, không sử dụng chất kích thích.

+ Kiểm tra sức khỏe định kỳ.

+ Có suy nghĩ tích cực, tham gia nhiều hoạt động xã hội, giao tiếp và học tập.

Câu 2: Con người có thể tạo miễn dịch nhân tạo bằng cách nào? Tại sao?

Trả lời:

- Con người tạo ra miễn dịch nhân tạo bằng cách sử dụng vaccine.

- Bởi vì mầm bệnh đã chết hoặc suy yếu, … trong vaccine có tác dụng kích thích tế bào bạch cầu tạo kháng thể. Kháng thể tạo ra tiếp tục tồn tại trong máu giúp cơ thể miễn dịch với bệnh đã được tiêm vaccine.

Câu 3: Theo em, chu kì kinh nguyệt của vị thành niên khác người lớn ở chỗ nào?

Trả lời:

Ở các bạn gái mới dậy thì, hệ thống nội tiết - sinh dục hoạt động chưa nhịp nhàng vì vậy kinh nguyệt của các em thường chưa đều đặn. Thời gian đầu mới có kinh có thể gặp những thất thường như chu kỳ có khi kéo dài, có khi không có, có khi ra máu nhiều... Nguyên nhân thường là do trứng chưa rụng, biến đổi lượng các nội tiết tố chưa điều hoà. Thông thường sau một thời gian kinh nguyệt sẽ trở nên ổn định. Nếu tình trạng này kéo dài cần đi khám để được tư vấn và chữa trị.

Câu 4: Vẽ sơ đồ quá trình thu nhận ánh sáng từ vật đến võng mạc trong cầu mắt.

Trả lời:

Quá trình thu nhận ánh sáng từ vật đến võng mạc trong cầu mắt: Ánh sáng từ vật → Giác mạc → Thủy dịch → Đồng tử → Thủy tinh thể → Dịch thủy tinh → Võng mạc.

Câu 5:  Sự phối hợp hoạt động của cơ – xương – khớp như thế nào?

Trả lời:

Nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh, cơ co dãn. phối hợp cùng sự hoạt động của các khớp làm xương chuyển động.

Sự sắp xếp của xương. khớp, cơ hình thành nên cấu trúc có dạng đòn bẩy. Trong đó, khớp hình thành nên điểm tựa, sự co cơ tạo nên lực kéo làm xương di chuyển tạo sự vận động của cơ thể.

Câu 6: Cơ quan cảm giác âm thanh gồm những bộ phận nào? Nêu chức năng của thính giác.

Trả lời:

- Cơ quan cảm giác âm thanh gồm tai, dây thần kinh thính giác và trung khu thính giác ở não bộ.

- Chức năng của thính giác: Thu thập âm thanh từ môi trường, truyền lên não xử lý, giúp ta nhận biết được âm thanh

Câu 7: Trình bày sơ đồ truyền âm thanh từ nguồn âm đến tế bào thụ cảm âm thanh ở ốc tai?

Trả lời:

Sơ đồ truyền âm thanh từ nguồn âm đến tế bào thụ cảm âm thanh ở ốc tai: Sóng âm được vành tai hứng lấy  truyền qua ống tai ngoài   làm rung màng nhĩ  truyền qua chuỗi xương tai giữa  ốc tai  xung thần kinh từ tế bào thụ cảm âm thanh theo dây thần kinh thính giác lên trung khu thính giác ở não bộ  não bộ phân tích cho ta cảm nhận âm thanh.

Câu 8:  Cho biết các bước tiến hành sơ cứu và băng bó cho người bị gãy xương?

Trả lời:

Bước 1: Đặt nẹp cố định xương gãy

+ Đặt hai nẹp dọc theo xương bị gãy

+ Lót băng, gạc, vải hoặc quần áo sạch ở đầu nẹp và chỗ sát xương.

+ Buộc cố định phía trên và phía dưới vị trí gãy.

+ Dùng băng hoặc dây vải sạch cuốn các vòng tròn quanh nẹp.

Bước 2: Cố định xương

+ Cố định xương tuỳ theo tư thế gãy

+ Đưa ngay người bị thương đến cơ sở y tế gần nhất.

Lưu ý:

+ Cần cho người bị thương bất động theo nguyên tắc: bất động trên một khớp và dưới một khớp của đoạn xương bị gãy.

+ Buộc cố định không quá lỏng cũng không quá chật.

+ Với gãy xương hở cần vô trùng và cầm máu bằng cách trước khi cố định xương.

Câu 9: Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha?

Trả lời:

Nói dây thần kinh tủy là dây pha vì dây thần kinh tủy bao gồm các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động được liên hệ với tủy sống qua rễ sau và rễ trước… Rễ sau là rễ cảm giác, rễ trước là rễ vận động.

Câu 10: Theo em mụn trứng cá trên da có phải là phản ứng miễn dịch không? Vì sao?

Trả lời:

Nguyên nhân gây mụn trứng cá chính là do vi khuẩn, dầu và bụi bẩn làm tắc lỗ chân lông. Lượng dầu bị chặn lùi lại và hình thành nên mụn đầu trắng, nếu lỗ chân lông mở gặp không khí sẽ tạo nên mụn đầu đen, gây viêm và nhiễm trùng, sau đó hình thành nên mụn và nang. Do đó mụn trứng cá trên da là phản ứng miễn dịch.

Câu 11: Xét về mặt chức năng, hệ thần kinh được chia như thế nào?

Trả lời:

Xét về mặt chức năng, hệ thần kinh gồm:

- Hệ thần kinh vận động: Điều khiển hoạt động hệ cơ xương.

- Hệ thần kinh sinh dưỡng: Điều hòa hoạt động của các cơ quan nội tạng.

Câu 12: Trình bày đặc điểm của hệ nội tiết.

Trả lời:

- Ngoài hệ thần kinh, hệ nội tiết cũng góp phần quan trọng trong việc điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể, đặc biệt quá trình trao đổi chất, quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong các tế bào của cơ thể nhờ hormone từ các tuyến nội tiết tiết ra.

- Tác động thông qua đường máu nên chậm nhưng kéo dài và trên diện rộng.

Câu 13: Tại sao sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục nhưng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể lại không liên tục?

Trả lời:

- Sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục nhưng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể lại không liên tục (chỉ thải ra ngoài vào những lúc nhất định) là vì:

- Máu luôn tuần hoàn qua cầu thận, quá trình hình thành nước tiểu diễn ra liên tục →  nên nước tiểu được hình thành liên tục.

- Nước tiểu chỉ được thải ra ngoài vào những lúc nhất định là vì, khi lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới khoảng 200ml, đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu, khi đó cơ vòng ống đái mở ra phối hợp với sự co của cơ vòng bóng đái và cơ bụng giúp thải nước tiểu ra ngoài (ở người trưởng thành, nước tiểu được thải ra ngoài theo ý muốn).

Câu 14: Em hãy giải thích: Một người trưởng thành, khỏe mạnh có khả năng nhịn thở từ 3 - 5 phút tùy thể lực. Nếu nhịn thở lâu hơn thì máu qua phổi sẽ chẳng còn oxy mà thở.

Trả lời:

Như chúng ta đã biết, con người chỉ có thể ngừng thở tối đa 3 – 5 phút tùy thể lực, Và trong 3- 5 phút ngừng thở đó, không khí trong phổi ngừng lưu thông, nhưng tim vẫn đập, máu không ngừng lưu thông qua các mao mạch, trao đổi khí ở phổi cũng không ngừng diễn ra, oxi trong không khí ở phổi không ngừng khuếch tán vào máu, cacbonic không ngừng khuếch tán ra. Bởi vậy, nồng độ oxy trong không khí ở phổi hạ thấp tới mức không đủ áp lực để khuếch tán vào máu nữa.

Câu 15: Vì sao các bệnh về hệ thần kinh thường xuất hiện ở người cao tuổi?

Trả lời:

Theo mức độ già đi của cơ thể, các quá trình teo và loạn dưỡng trong các tế bào thần kinh ngày càng gia tăng. Sự thoái hóa của tế bào thần kinh có hiện tượng thoái biến các khớp thần kinh, nơi giữ vai trò quan trọng đối với các chất truyền dẫn thần kinh. Phần lớn tiền thân của các chất truyền dẫn là các acid amin có nguồn gốc từ thức ăn cung cấp cho cơ thể.

Câu 16: Khi chúng ta bị ong chích thì nọc độc của ong được xem là?

Trả lời:

Là kháng nguyên vì nọc độc của ong là lạ so với cơ thể người => kích thích tiết ra các kháng thể để bảo vệ cơ thể.

Câu 17: Nêu tên nguyên nhân và biện pháp phòng một số bệnh về tiêu hóa?

Trả lời:

 

Tên bệnh

Nguyên nhân

Biện pháp phòng

Ngộ độc thực phẩm

- Do sử dụng thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm hóa học, các thực phẩm biến chất, ôi iu hoặc có sẵn độc tố,…

- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý.

- Thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Vệ sinh răng miệng đúng cách.

- Uống đủ nước, bổ sung chất xơ, lợi khuẩn.

- Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh.

- Tạo bầu không khí vui vẻ khi ăn.

- Hạn chế sử dụng chất kích thích.

- Vệ sinh răng miệng đúng cách.

- Luyện tập thể dục, thể thao phù hợp.

Tiêu chảy

- Do ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn đường ruột, rối loạn vi sinh đường ruột,…

Giun sán

- Do môi trường sống ô nhiễm; thói quen ăn thực phẩm sống, rửa chưa sạch; nhiễm ấu trùng giun sán từ thú cưng,…

Sâu rang

- Do vi khuẩn tấn công, vệ sinh răng miệng không đúng cách, thường xuyên ăn vặt, sử dụng thực phẩm nhiều đường,…

Táo bón

- Do chế độ ăn uống không hợp lý (uống ít nước, thiếu chất xơ, ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo,…); do mắc các bệnh lý; sử dụng một số loại thuốc;…

Viêm

dạ dày

- Do nhiễm vi khuẩn HP, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau, tâm lí căng thẳng,…

 

Câu 18: Khẩu phần ăn thiếu iodine có thể dẫn đến hậu quả gì đối với sức khỏe?

Trả lời:

Ở phụ nữ mang thai, thiếu iodine sẽ dẫn đến sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.

Ở trẻ em thiếu iodine sẽ gây bệnh bướu cổ, thiểu năng tuyến giáp dẫn đến ảnh hưởng lớn sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Bướu cổ ở người lớn sẽ khiến hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém.

Câu 19: Vì sao người lớn có thể bài xuất nước tiểu theo ý muốn? Vì sao ở trẻ nhỏ có hiện tượng tiểu đêm trong giấc ngủ (tè dầm)?

Trả lời:

Bóng đái là cơ quan chứa nước tiểu trước khi bài xuất ra ngoài qua ống đái. Chỗ bóng đái thông với ống đái có cơ vòng thuộc loại cơ trơn đóng chặt, cơ trơn hoạt động theo cơ chế phản xạ thần kinh (không theo ý muốn), khi lượng nước tiểu trong bóng đái tăng lên khoảng 200ml sẽ làm căng bóng đái, tăng áp suất trong bóng đái và cảm giác buồn đi tiểu xuất hiện, lúc này có luồng xung thần kinh làm mở cơ vòng để nước tiểu thoát ra ngoài.

Ở người lớn phía dưới cơ trơn của ống đái còn có vòng cơ vân đã phát triển hoàn thiện, cơ này có khả năng co rút tự ý. Vì vậy, khi ý thức hình thành, cơ thể có thể bài xuất nước tiểu theo ý muốn.

Ở trẻ nhỏ, do cơ vân thắt bóng đái phát triển chưa hoàn chỉnh nên khi lượng nước tiểu nhiều gây căng bóng đái, sẽ có luồng xung thần kinh gây co bóng đái và mở cơ trơn ống đại để thải nước tiểu, điều này thường xảy ra ở trẻ nhỏ, đặc biệt là giai đoạn sơ sinh.

Câu 20: Tại sao ban đêm không để nhiều cây cảnh trong phòng ngủ kín?

Trả lời:

Vì vào ban đêm cây lấy khí O2 và thải ra khí CO2. Khi ấy, nếu để nhiều cây cảnh trong phòng ngủ kín, con người sẽ không có O2 để hít vào dẫn đến ngạt thở.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay