Bài tập file word Sinh học 8 cánh diều Ôn tập Chủ đề 7: Cơ thể người (P7)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 (Sinh học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 7: Cơ thể người (P7). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 8 cánh diều.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 7: CƠ THỂ CON NGƯỜI

(PHẦN 7 - 20 CÂU)

Câu 1: Hãy trình bày quá trình tiêu hóa ở ruột già và trực tràng.

Trả lời:

Thức ăn chuyển xuống ruột già sẽ hấp thụ thêm một số chất dinh dưỡng, chủ yếu hấp thụ lại nước, cô đặc chất bã. Một số vi khuẩn của ruột già phân hủy những chất còn lại của protein, carbohydrate, lên men tạo thành phân được thải ra ngoài nhờ nhu động ruột già và theo cơ chế phản xạ.

Câu 2: Thế nào là bệnh bướu cổ? Nguyên nhân?

Trả lời:

Bướu cổ là tình trạng phì đại tuyến giáp

Nguyên nhân: do cơ thể thiếu iodine dẫn đến TH không được tiết ra, khi đó tuyến yên sẽ tiết ra TSH để tăng cường hoạt động của tuyến giáp, gây phì đại tuyến.

Câu 4: Cách phòng chống các bệnh liên quan đến hệ nội tiếp?

Trả lời:

 Cách phòng chống:

- Thực hiện chế độ dinh dưỡng: đầy đủ chất, đủ muối iodine, hạn chết chất béo, đường.

- Sống lành mạnh, luyện tập thể thao thường xuyên đảm bảo giấc ngủ.

- Không sử dụng chất kích thích, không tự ý sử dụng thuốc.

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Câu 5: Mao mạch là gì và chức năng của nó là gì?

Trả lời:

Mao mạch là mạng lưới nối giữa động mạch và tĩnh mạch, có thành rất mỏng (chỉ gồm một lớp tế bào). Mao mạch là nơi thực hiện trao đổi chất (dinh dưỡng, chất thải,…), khí (O2, CO2) giữa máu và tế bào của cơ thể.

Câu 6: Kể tên một số bệnh và cách phòng bệnh về tai?

Trả lời:

- Một số bệnh về tai: viêm tai ngoài, viêm tai giữa, tổn thương tai trong…

- Cách phòng bệnh về tai:

+ Cần vệ sinh tai đúng cách, tranh dùng các vật sắc nhọn, sắc để ngoáy tai hay lấy ráy tai.

+ Cần giữ vệ sinh để tránh viêm họng, nhiễm khuẩn gây viêm tai.

+ Hạn chế tiếng ồn, tránh nghe âm thanh có cường độ cao.

Câu 7:  Cho biết một số bệnh liên quan đến hệ vận động của người?

Trả lời:

Một số bệnh liên quan đến hệ vận động:

+ Loãng xương do cơ thể thiếu calcium và vitamin D, tuổi cao, thay đổi hormone,.... Loäng xương làm cho xương giòn, dễ gãy

+ Bong gân, trật khớp, gãy xương do bị chấn thương khi chơi thể thao, tai nạn trong sinh hoạt, bê vác vật nặng quá sức, vận động sai tư thế.

+ Viêm cơ do nhiễm khuẩn khi bị tổn thương trên da, dụng cụ tiêm truyền, châm cứu, phẫu thuật không đảm bảo vô trùng.

+ Viêm khớp do nhiễm khuẩn tại khớp, rối loạn chuyển hoá, thừa cân, béo phì...

+ Còi xương, mềm xương do cơ thể thiếu calcium và vitamin D, rối loạn chuyển hóa vitamin D.

Tật liên quan đến hệ vận đồng như cong vẹo cột sống do bệnh về thần kinh, bất thường bẩm sinh của đốt sống, tư thế ngồi, đi, đứng, nắm không đúng và cường độ lao động không phù hợp với lứa tuổi....

Câu 8:  Vai trò của thể dục, thể thao đối với sức khỏe và hệ vận động?

Trả lời:

Tập thể dục, thể thao vừa sức, đều đặn giúp nâng cao sức khỏe nói chung và sức khỏe của hệ vận động nói riêng. Tuy nhiên, khi luyện tập cần lưu ý: mức độ và thời gian luyện tập tăng dần, đảm bảo sự thích ứng của cơ thể, cần khởi động kĩ và đúng cách trước khi luyện tập để phòng tránh chấn thương, trang phục phù hợp, bổ sung nước hợp lý khi luyện tập.

Câu 9: Thụ tinh trong ống nghiệm là gì? Trình bày quá trình sinh con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm?

Trả lời:

Thụ tinh trong ống nghiệm là một phương pháp thụ tinh theo đó trứng được thụ tinh bằng tinh trùng bên ngoài cơ thể, trong ống nghiệm. Thụ tinh trong ống nghiệm là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho những cặp vợ chồng không có khả năng sinh sản tự nhiên.

Theo đó, trứng và tinh trùng sẽ được thụ tinh trong ống nghiệm để tạo thành phôi. Sau khoảng thời gian nuôi cấy trong ống nghiệm (từ 2 – 5 ngày), phôi sẽ được đưa vào tử cung người mẹ để phát triển thành thai nhi.

Câu 10: Nối tên mỗi bệnh nội tiết với nguyên nhân gây ra bệnh đó cho phù hợp.

Cột A

Cột B

(1) Đái tháo đường

a) bất thường ở tuyến giáp

(2) Bướu cổ

b) bất thường ở tuyến yên

(3) Người khổng lồ

c) bất thường ở tuyến tụy.

 

Trả lời:

(1) bệnh đái tháo đường (bất thường tuyến tụy)

(2) bệnh bướu cổ (bất thường tuyến giáp)

(3) bệnh khổng lồ (bất thường tuyến yên)

Câu 11: Trình bày sự khuếch tán của  và  khi thực hiện trao đổi khí ở phổi?

Trả lời:

Trao đổi khí ở phổi:

Nồng độ oxy trong không khí phế nang cao hơn máu ở mao mạch nên  bị khuếch tán tư từ không phí phế nang vào máu.

Nồng độ  trong máu ở mao mạch cao hơn khí phế nang nên  khuếch tán từ máu vào không khí phế nang.

Câu 12: Giải thích vì sao mỗi loại hormone chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan trong cơ thể.

Trả lời:

Mỗi loại hormone chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan trong cơ thể vì mỗi hormone đặc thù sẽ lại do một cơ quan riêng biệt tiết ra. Những hormone này có thể tác động toàn diện lên cơ thể, nhưng một số lại chỉ có tác động lên cơ quan đích mà chúng nhắm đến.

Câu 13: Trình bày tính chất của hormone?

Trả lời:

Mỗi hormone chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác định (gọi là cơ quan đích), mặc dù các hormone này đi theo máu đi khắp cơ thể.

- Hormone có hoạt tính sinh học rất cao, chỉ tác dụng với một lượng nhỏ cũng gây hiệu quả rõ rệt.

- Hormone không mang tính đặc trưng cho loài. Ví dụ người ta sử dụng insulin của bò, ngựa (thay cho insulin của người) để chữa bệnh tiểu đường cho người.

Câu 14: Liên hệ kiến thức truyền ánh sáng, hãy giải thích quá trình thu nhận ánh sáng ở mắt.

Trả lời:

Ánh sáng sau khi được khúc xạ qua giác mạc và thủy tinh thế sẽ hội tụ trên võng mạc của mắt. Tại đây tín hiệu ánh sáng sẽ được các tế bào cảm thụ ánh sáng trên võng mạc chuyển thành tín hiệu thần kinh. Sau đó, tín hiệu đó được truyền đến não thông qua hệ thần kinh thị giác và được xác định là hình ảnh tại não bộ.

Câu 15: Cấu tạo của đường dẫn khí phù hợp với chức năng làm ấm, ẩm và lọc sạch không khí trước khi vào phổi như thế nào? Vì sao không nên thở bằng miệng?

Trả lời:

Cấu tạo của đường dẫn khí phù hợp với chức năng làm ấm, ẩm và lọc sạch không khí trước khi vào phổi:

- Làm ẩm là do các lớp niêm mạc tiết chất nhầy bên trong đường dẫn khí

- Làm ấm là do có mao mạch dày, căng máu và ấm nóng dưới lớp niêm mạc.

- Làm sạch không khí:

+ Lông mũi giữ lại các hạt bụi lớn, chất nhầy do lớp niêm mạc tiết ra giữ lại các hạt bụi nhỏ, lớp lông rung chuyển động liên tục quét chúng ra khỏi khí quản.

+ Các tế bào lympho ở các hạnh amidan, VA có tác dụng tiết kháng thể để vô hiệu hóa các tác nhân gây bệnh.

Thở bằng miệng không có các cơ quan làm ấm, làm ẩm và lọc sạch không khí như thở bằng mũi do đó dễ mắc các bệnh về hô hấp

Câu 16: Tuyến yên nằm ở vị trí nào trong cơ thể? Tại sao nói tuyến yên là tuyến quan trọng nhất trong các tuyến nội tiết?

Trả lời:

- Tuyến yên là một tuyến nhỏ bằng hạt đầu trắng nằm ở nền sọ (thuộc não trung gian).

- Tuyến yên là tuyến quan trọng nhất vì tiết hormone kích thích hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết trong cơ thể.

Câu 17: Người bị bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng nên và không nên sử dụng các loại thức ăn đồ uống nào? Em hãy kể tên và giải thích

Trả lời:

- Người bệnh nên ăn các loại thực phẩm sau:

+ Protein nạc: thịt bò, cá, trứng, đậu phụ,… là những nguồn cung cấp protein ít chất béo.

+ Các loại cá béo: cá hồi, cá thu và cá mòi cung cấp axit béo omega-3 có thể làm giảm viêm và có thể hữu ích trong việc ngăn ngừa một vết loét khác.

+ Bánh mì và ngũ cốc: cung cấp chất xơ dồi dào nên đưa vào chế độ ăn uống của người bệnh.

+ Rau:  chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa đặc biệt tốt cho sức khỏe tổng thể và bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng.

+ Trái cây: chứa chất xơ và chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe người bệnh. Trong trường hợp ăn trái cây họ cam quýt gây kích thích trào ngược thì không nên ăn.

+ Sữa lên men như sữa chua cung cấp men vi sinh (vi khuẩn có lợi) cùng với protein.

+ Người bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng nên ăn thịt gia cầm bỏ da.

- Thực phẩm cần hạn chế

+ Rượu bia: Người bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng cần hạn chế tối đa uống rượu bia vì chúng là chất kích thích dạ dày và sẽ làm chậm quá trình chữa lành vết loét.

+ Caffeine: Người bệnh nên hạn chế hoặc ngừng uống cà phê, trà và nước ngọt có chứa caffeine. Chúng có thể làm tăng sản xuất axit trong dạ dày.

+ Thực phẩm giàu chất béo: Cố gắng tránh một lượng lớn chất béo bổ sung, có thể làm tăng axit dạ dày và kích hoạt trào ngược. Không nên ăn các loại thịt tẩm nhiều gia vị, xúc xích, các loại thịt chiên rán.

+ Thức ăn cay: Thức ăn cay không gây loét. Tuy nhiên, chúng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng.

+ Thức ăn quá mặn: Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thức ăn mặn có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn HP. Vì vậy người bệnh nên tránh các thực phẩm chứa nhiều muối.

+ Socola: Socola có thể làm tăng sản xuất acid trong dạ dày và một số người nhận thấy rằng nó gây ra các triệu chứng trào ngược.

Câu 18: Sự khác biệt trong hình thái, cấu tạo của bộ xương người và bộ xương thú chủ yếu là do nguyên nhân nào?

Trả lời:

Sự khác biệt trong hình thái, cấu tạo của bộ xương người và bộ xương thú chủ yếu là do nguyên nhân là tư thế đứng thẳng và quá trình lao động.

Câu 19: Những tác nhân nào ảnh hưởng đến chức năng sản xuất hormone của các cơ quan? Cơ thể phụ nữ khi bị rối loạn hormone sẽ có ảnh hưởng như thế nào?

Trả lời:

- Các tác động bên trong và cả bên ngoài như bệnh tật, rối loạn di truyền, tuổi tác, môi trường ô nhiễm,... đều gây ảnh hưởng ít nhiều tới chức năng sản xuất hormone của các cơ quan.

- Tình trạng rối loạn hormone (bao gồm cả dư thừa và thiếu hụt) chỉ cần có sự thay đổi bất thường mặc dù rất nhỏ cũng có khả năng dẫn tới nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khỏe con người, nhất là phụ nữ. Ví dụ, nếu một người phụ nữ bị rối loạn nội tiết tố nữ thì sẽ có những biểu hiện như sau:

- Da nổi nhiều mụn;

- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt;

- Huyết áp gia tăng một cách bất thường;

- Giảm ham muốn tình dục;

- Tâm trạng trở nên khó chịu, bứt rứt, lo âu, dễ thay đổi tâm trạng, cảm xúc;

- Thường xuyên mắc phải các bệnh phụ khoa.

Câu 20: Tuyến sinh dục gây ra những sự biến đổi cho cả nam và nữ ở tuổi dậy thì. Em hãy trình bày những sự biến đổi đó.

Trả lời:

Nam

Nữ

+ Lớn nhanh, cao vụt

+ Sụn giáp phát triển, lộ hầu

+ Vỡ tiếng, giọng ồm

+ Mọc ria mép, lông nách, lông mu

+ Cơ bắp phát triển

+ Cơ quan sinh dục to ra

+ Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển

+ Xuất hiện mụn trứng cá

+ Xuất tinh lần đầu

+ Vai rộng, ngực nở

+ Lớn nhanh

+ Thay đổi giọng nói

+ Ngực phát triển

+ Mọc lông nách, lông mu

+ Hông nở rộng, mông, đùi phát triển

+ Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển

+ Xuất hiện mụn trứng cá

+ Bắt đầu có kinh nguyệt

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay