Bài tập file word toán 8 chân trời sáng tạo Chương 4 Ôn tập chung
Bộ câu hỏi tự luận toán 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Chương 4 Ôn tập chung. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học toán 8 Chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án toán 8 chân trời sáng tạo
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊÔN TẬP CHƯƠNG(15 câu)1. NHẬN BIẾT (5 câu)
(15 câu)1. NHẬN BIẾT (5 câu)
Bài 1: Cho các loại dữ liệu sau đây
- Nơi sinh của một số bạn học sinh lớp 8A: Hà Nội, Bắc Ninh, …
- Số ngày công làm việc của công nhân trong phân xưởng: 27; 26; 25;…
- Số học sinh tham gia thi văn nghệ của các lớp: 15; 18; 20; …
- Thu nhập hàng tháng của một số sinh viên ngày này: 3 triệu, 1 triệu, 2 triệu, …
Tìm dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng trong các dữ liệu trên
Giải
Dự liệu định tính: nơi sinh
Dữ liệu định lượng: số ngày công, số học sinh và thu nhập hàng tháng
Bài 2: Bảng thống kê về các loại lồng đèn
STT | Tên lồng đèn | Loại | Số lượng | Màu sắc |
1 | Thiên nga | Vừa | 7 | Xanh |
2 | Con cá | Lớn | 5 | Vàng |
3 | Ngôi sao | Lớn | 3 | Đỏ |
4 | Con thỏ | Nhỏ | 10 | Nâu |
Tìm dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng trong các dữ liệu trên
Giải
Định tính: lồng đèn, loại, màu sắc
Định lượng: Số thứ tự, số lượng
Bài 3: Lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp để biểu diễn bảng thống kê tỉ lệ phần trăm số cây ăn quả nhà An
Loại cây ăn quả | Cây cam | Cây xoài | Cây táo | Cây mận | Cây Chanh |
Phần trăm mỗi loại cây | 26% | 24% | 19% | 18% | 13% |
Giải
Biểu đồ thích hợp để biểu diễn là biểu đồ tròn
Bài 4: Lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp để biểu diễn bảng thống kê lượng mưa (đơn vị mm) ở Thành phố Hà Nội từ tháng 4 đến tháng 10 trong một năm
Tháng | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Lượng mưa(mm) | 90,1 | 188,5 | 239,9 | 288,2 | 318 | 265,4 | 130,7 |
Giải
Biểu đồ thích hợp để biểu diễn là biểu đồ cột
Bài 5: Quan sát biểu đồ tỉ lệ phần trăm học sinh tham gia câu lạc bộ văn nghệ
Học sinh tham gia câu lạc bộ nào nhiều nhất
Giải
Dựa vào biểu đồ ta thấy học sinh tham gia câu lạc bộ nhảy nhiều nhất
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Bài 1: Nhận xét về tính hợp lí của các dữ liệu trong bảng thống kê sau
Thống kê số học sinh tham gia câu lạc bộ thể thao (mỗi học sinh chỉ tham gia một câu lạc bộ) | |
Câu lạc bộ thể thao | Số học sinh |
Bóng rổ | 70 |
Cầu lông | 12 |
Bơi lội | 15 |
Bóng chuyền | 6 |
Giải
- Số liệu 70 không hợp lí vì vượt quá phạm vi sĩ số của một lớp học trong trường trung học
Bài 2: Nhận xét về tính hợp lí của các dữ liệu trong bảng thống kê sau
Thống kê về sở thích của học sinh trong một lớp (mỗi học sinh chỉ chọn một) | |
Sở thích | Số học sinh |
Đọc truyện | 20 |
Bơi | 10 |
Đá bóng | 5 |
Xem phim | Cả tổ 4 |
Giải
- Dữ liệu cả tổ 4 hợp lí vì không đúng định dạng (dữ liệu phải là số)
Bài 3: Kết quả học tập học kì 1 của học sinh 8A và 8B được ghi lại trong bảng sau:
Xếp loại học tập | Tốt | Khá | Đạt | Chưa đạt |
Lớp 8A | 20% | 31% | 45% | 4% |
Lớp 8B | 10% | 45% | 38% | 7% |
So sánh tỉ lệ học sinh xếp loại học tập Đạt và Chưa đạt của hai lớp 8A và 8B
Giải
Tỉ lệ số học sinh xếp loại Đạt của lớp 8A cao hơn lớp 8B
Tỉ lệ số học sinh xếp loại Chưa đạt của lớp 8A thấp hơn lớp 8B
Bài 4: Tỉ lệ tham gia câu lạc bộ thể thao của học sinh 8A và 8C được ghi lại trong bảng sau:
Câu lạc bộ thể thao | Bơi lội | Bóng rổ | Bóng chuyền | Đá bóng |
Lớp 8A | 12% | 35% | 38% | 15% |
Lớp 8C | 30% | 40% | 10% | 20% |
So sánh tỉ lệ học sinh tham gia câu lạc bộ bơi lội và đá bóng của hai lớp 8A và 8C
Giải
Tỉ lệ số học sinh tham gia câu lạc bộ đá bóng của lớp 8A thấp hơn lớp 8C
Tỉ lệ số học sinh tham gia câu lạc bộ bơi lội của lớp 8A cao hơn lớp 8C
Bài 5: Đọc biểu đồ biểu diễn số học sinh đăng kí khối thi trong một lớp sau đây và trả lời câu hỏi
Học sinh đăng kí khối nào nhiều nhất? Học sinh đăng kí khối nào ít nhất?
Giải
Học sinh đăng kí khối A nhiều nhất
Học sinh đăng kí khối B ít nhất
3. VẬN DỤNG (3 câu)
Bài 1: Cho các loại dữ liệu sau đây
- Nơi sinh của một số bạn học sinh lớp 8A: Hà Nội, Bắc Ninh, …
- Số ngày công làm việc của công nhân trong phân xưởng: 27; 26; 25;…
- Số học sinh tham gia thi văn nghệ của các lớp: 15; 18; 20; …
- Thu nhập hàng tháng của một số sinh viên ngày này: 3 triệu, 1 triệu, 2 triệu, …
Dữ liệu nào là dữ liệu rời rạc
Giải
Dữ liệu số ngày công và số học sinh là dữ liệu rời rạc
Bài 2: Tỉ lệ tham gia câu lạc bộ thể thao của học sinh 8A và 8C được ghi lại trong bảng sau:
Câu lạc bộ thể thao | Bơi lội | Bóng rổ | Bóng chuyền | Đá bóng |
Lớp 8A | 12% | 35% | 38% | 15% |
Lớp 8C | 30% | 40% | 10% | 20% |
Tổng số học sinh tham gia bóng rổ và đá bóng của lớp 8A bằng bao nhiêu phần trăm tổng số học sinh tham gia bóng rổ và đá bóng của lớp 8C
Giải
Giả sử sĩ số học sinh của hai lớp là bằng nhau
Tổng số học sinh tham gia bóng rổ và đá bóng của lớp 8A bằng số phần trăm tổng số học sinh tham gia bóng rổ và đá bóng chuyền của lớp 8C
là: 35+1540+20 x 100 = 83,33%
Bài 3: Cho biểu đồ biểu diễn các hoạt động của học sinh khối 8 trong thời gian rảnh rỗi.
Hãy dự đoán trong 200 học sinh khối 8 có khoảng bao nhiêu phần trăm bạn thích nghe nhạc trong thời giản rảnh rỗi.
Giải
Số học sinh nghe nhạc trong thời gian rảnh rỗi là 40 học sinh
Trong 200 học sinh khối 8 có khoảng số phần trăm bạn nghe nhạc trong thời giản rảnh rỗi là
40 : 200 ×100 = 20%
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Bài 1: Lập bảng thống kê loại thể thao yêu thích của 45 học sinh, trong đó bóng đá có 21 học sinh, cầu lông có 8 học sinh, bơi lội có 7 học sinh và bóng chuyền có 9 học sinh. Xét tính hợp lí của các quảng cáo sau đây đối với môn bóng đá
- a) Là loại thể thao được đa số học sinh lựa chọn
- b) Là loại thể thao có tỉ lệ học sinh lựa chọn cao nhất
Giải
Loại thể thao | Tỉ số phần trăm |
Bóng đá | 47% |
Cầu lông | 17,5% |
Bơi lội | 15,5% |
Bóng chuyền | 20% |
- a) Quảng cáo không hợp lí so với số liệu thống kê vì tỉ lệ học sinh chọn cầu lông ít hơn 50%
- b) Quảng cáo là hợp lí vì phản ánh đúng dữ liệu của bảng thống kê
Bài 2: Dưới đây là biểu đồ biểu chiều cao trung bình của nam và nữ ở một số quốc gia châu Á
Sự chênh lệch chiều cao giữa nam và nữ ở nước nào lớn nhất?
Giải
Chênh lệch chiều cao giữa nam và nữ ở:
Việt Nam là 162,1 – 152,2 = 9,9 (cm);
Singapore là 171 – 160 = 11 (cm);
Nhật Bản là 172 – 158 = 14 (cm);
Hàn Quốc là 170,7 – 157,4 = 13,3 (cm).
Vậy sự chênh lệch chiều cao giữa nam và nữ ở Nhật Bản là lớn nhất.