Bài tập file word toán 8 chân trời sáng tạo Chương 3 bài 3: Hình thang - hình thang cân
Bộ câu hỏi tự luận toán 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Chương 3 bài 3: Hình thang - hình thang cân. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học toán 8 Chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án toán 8 chân trời sáng tạo
CHƯƠNG 3: ĐỊNH LÍ PYTHAGORE. CÁC LOẠI TỨ GIÁC THƯỜNG GẶPBÀI 3: HÌNH THANG – HÌNH THANG CÂN(17 câu)1. NHẬN BIẾT (5 câu)
BÀI 3: HÌNH THANG – HÌNH THANG CÂN(17 câu)1. NHẬN BIẾT (5 câu)
1. NHẬN BIẾT (5 câu)
Bài 1: Cho hình thang ABCB có A = 1200o; B = 60o; D = 135o. Tính số đo góc C
Giải
Tổng bốn góc của hình thang bằng 360o
Khi đó ta có: A + B + C + D = 360o
C = 360o – (A + B + D)
C = 360o – (120o + 60o + 135o) = 45o
Bài 2: Cho tứ giác ABCD, trong đó C + D = 150o. Tính tổng góc A + B
Giải
Tổng bốn góc của hình thang bằng 360o
Khi đó ta có: A + B + C + D = 360o
A + B = 360o – (C + D) = 360o – 150o = 210o
Bài 3: Tìm x trong hình thang ABCD(AD // BC)
Giải
Vì ABCD là hình thang có B = C = 80o
ABCD là hình thang cân (hai góc kề một đáy bằng nhau)
D = A = 100o
x = 100o
Bài 4: Tìm x trong hình thang ABCD(AB // CD)
Giải
Hình thang ABCD(AB // CD) B + C = 180o
C = 180o – B = 180o – 45o = 135o
x = 135o
Bài 5: Tìm x trong hình bên dưới
Giải
Xét tứ giác ABCD có: A = B = 90o
AD // BC ABCD là hình thang
C + D = 180o
x + 3x = 180o
4x = 180o
x = 45o
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Bài 1: Cho hình thang vuông ABCD vuông tại A và D. Biết AD = 3 cm và CD = 4cm. Tính AC?
Giải
Do tứ giác ABCD là hình thang vuông nên D = 90o
Suy ra, tam giác ADC là tam giác vuông tại D.
Áp dụng đinh lí Py ta go vào tam giác vuông ACD ta có:
AC2 = AD2 + DC2 = 32 + 42 = 25
Suy ra: AC = 5cm
Bài 2: Cho hình thang ABCD có AB // CD và C – B = 30o. Tính số đo góc C
Giải
Vì hình thang ABCD có AB // CD nên B + C = 180o (tổng hai góc trong cùng phía)
C = 180o – B
Mà C – B = 30o nên 180o – B – B = 30o B = 75o
C = 180o – B = 180o – 75o = 105o
Góc ngoài tại đỉnh B có số đo là: 180o – D = 180o – 107o = 73o
Bài 3: Cho hình thang cân ABCD có đáy nhỏ AB = 3cm, đường AH = 5cm, và D = 45o. Độ dài đáy lớn CD bằng.
Giải
Ta có tam giác ADH vuông cân tại H vì D = 45o
Do đó DH = AH = 5cm
Mà DH = 12(CD – AB)
Suy ra CD = 2DH + AB = 2.5 + 3 = 13 (cm)
Vậy CD = 13 cm
Bài 4: Cho hình thang cân ABCD đáy nhỏ AB = 12cm, đáy lớn CD = 22cm, cạnh bên BC = 13cm. Tính đường cao AH
Giải
Ta có: DH = 12(CD – AB) = 12(22 – 12) = 5 cm
Do ABCD là hình thang cân nên AD = BC = 13 cm
Áp dụng định lí Py-ta-go vào tam giác ADH vuông tại H ta có
AD2 = AH2 + DH2
⇒ AH2 = AD2 – DH2 = 132 – 52
⇒ AH = 12
Vậy AH = 12cm
Bài 5: Cho tam giác ABC cân tại A. Gọi D, E theo thứ tự thuộc các cạnh bên AB, AC sao cho AD = AE. Tứ giác BDEC là hình gì?
Giải
Tam giác ADE có AD = AE (gt) nên tam giác ADE cân tại A.
Suy ra ADE = AED = (180o – DAE) : 2 (1)
Tam giác ABC cân tại A (gt) nên ABC = ACB = (180o – BAC) : 2 (2)
Từ (1) và (2) suy ra ADE = ABC
Mà 2 góc ADE và ABC là hai góc ở vị trí đồng vị nên suy ra DE // BC
Tứ giác BDEC có DE // BC nên tứ giác BDEC là hình thang
Lại có ABC = ACB (vì tam giác ABC cân tại A) nên BDEC là hình thang cân
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Bài 1: Cho hình thang cân ABCD đáy nhỏ AB = 4cm, đáy lớn CD = 10cm, cạnh bên BC = 5cm. Tính đường cao AH
Giải
Kẻ BK ⊥ DC tại K.
Vì ABCD là hình thang cân nên ta có:
Xét ∆AHD và ∆BKC có
D = C
AD = BC
∆AHD và ∆BKC (ch – gn)
DH = CK
DH = 12(CD – AB) = 12(10 – 4) = 3 cm
Do ABCD là hình thang cân nên AD = BC = 5 cm
Áp dụng định lí Py-ta-go vào tam giác ADH vuông tại H ta có
AD2 = AH2 + DH2
⇒ AH2 = AD2 – DH2 = 52 – 32
⇒ AH = 4
Vậy AH = 4cm
Bài 2: Cho tam giác ABC. Các tia phân giác của các góc B và C cắt nhau tại I. Qua I kẻ đường thẳng song song với BC, cắt các cạnh AB, AC lần lượt tại D và E. Chứng minh DE = BD + CE
Giải
Vì DE // BC (gt) nên:
DIB = IBC (sol e trong)
Mà DBI = IBC (gt) nên:
DIB = DBI
Tam giác BDI cân tại D
DI = DB (1)
Ta có IE // CB (gt) nên:
EIC = BCI (sol e trong)
Mà BCI = ECI (gt) nên:
ECI = EIC
Tam giác EIC cân tại E
EI = EC (2)
Cộng (1) và (2) vế theo vế ta được: DI + EI = BD + CE
⇒ DE = BD + CE
Bài 3: Cho tam giác ABC cân tại A. Trên các cạnh bên AB, AC lấy các điểm M, N sao cho BM = CN. Tứ giác BMNC là hình gì?
Giải
Ta có AB = AM + MB và AC = AN + NC
Mà AB = AC (do tam giác ABC cân tại A) và BM = NC (gt)
Suy ra AN = AM
Xét tam giác AMN cân tại A AMN = ANM
Xét tam giác ANM có: A + AMN + ANM = 180o (tổng ba góc trong một tam giác)
AMN = 180o-A2 (AMN = ANM) (1)
Xét tam giác ABC cân tại A ta có: A + B + C = 180o (tổng ba góc trong một tam giác)
B = 180o-A2 (B = C) (2)
Từ (1) và (2) suy ra: AMN = B
Mà AMN và B là hai góc đồng vị nên MN // BC
Xét tứ giác MNCB có MN // BC nên MNCB là hình thang.
Lại có B = C (do ΔABC cân tại A) nên MNCB là hình thang cân
Bài 4: Cho hình thang cân MNPQ (MN // PQ) có góc MQP = 45o và hai đáy có độ dài 12cm, 40cm. Tính diện tích của hình thang cân.
Giải
Kẻ MH ⊥ QP; NK ⊥ QP tại H, K ⇒ MH // NK
Tứ giác MNHK có MN // HK nên MNHK là hình thang, lại có MH // NK
⇒ MN = HK; MH = NK
(Vì hình thang có hai cạnh bên song song thì hai cạnh bên bằng nhau và hai cạnh đáy bằng nhau)
Lại có
MQ = NP (vì MNPQ là hình thang cân) suy ra ΔMQH = ΔNKP (ch – cgv)
QH = KP = QP-HK2
Mà HK = MN = 12 cm nên QH = KP = 40-122 = 14 cm
Mà MQP = 45o ⇒ ΔMHQ vuông cân tại H ⇒ MH = QH = 14 cm
Diện tích hình thang cân MNPQ là
SMNPQ = MN+PQ.MH2 = 12+40.142 = 364 cm2
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Bài 1: Cho tam giác ABC cân tại A, M là điểm bất kì nằm giữa hai điểm A và B. Trên tia đối của tia CA lấy điểm N sao cho CN = BM. Vẽ ME và NF lần lượt vuông góc với đường thẳng BC. Gọi I là giao điểm của MN và BC.
- a) Chứng minh IE = IF
- b) Trên cạnh AC lấy điểm D sao cho CD = CN. Chứng minh tứ giác BMDC là hình thang cân
Giải
- a) Xét ΔMBE vuông tại E và ΔNCF vuông tại F có
MB=CN
MBE = NCF (= ACB )
Do đó: ΔMBE = ΔNCF (ch – gn)
Suy ra: ME = NF
Xét ΔMIE vuông tại E và ΔNIF vuông tại F có
ME = NF
MIE = NIF (đối đỉnh)
Do đó: ΔMIE = ΔNIF (cgv – gnk)
Suy ra: IE = IF
- b) Do ∆ABC cân tại A nên AB = AC, mà MB = DC (= CN) nên AM = AD
∆AMD cân tại A AMD = 180o-A2
Xét ∆ABC có ABC = 180o-A2
AMD = ABC MD // BC MDCB là hình thang
Do MBC = DCB (∆ABC cân tại A)
BMDC là hình thang cân (đpcm)
Bài 2: Cho tam giác ABC đều, điểm M nằm trong tam giác đó. Qua M, kẻ đường thẳng song song với AC và cắt BC ở E, kẻ đường thẳng song song với AB cắt AC ở F, kẻ đường thẳng song song với BC cắt AB ở D. Chứng minh rằng
- a) AFMD, BDME, CEMF là hình thang cân
- b) DME = FME = DMF
- c) Điểm M phải ở vị trí nào để ∆DEF là tam giác đều? Trong trường hợp này, tính chi vi của ∆DEF theo chiều cao AH của ∆ABC
Giải
- a) Có ∆ABC đều BAC = ABC
mà FM // AD ADM = ABC (đồng vị)
BAC = ADM
Xét tứ giác AFMD có
AD // FM (gt)
BAC = ADM
AFMD là hình thang cân
Chứng minh tương tự ta được BDME, CEMF là các hình thang cân
- b) AFMD là hình thang cân DMF + DAF = 180o
BDME là hình thang cân DME + DBE = 180o
CEMF là hình thang cân FME + FCE = 180o
Có ∆ABC đều BAC = ABC = BCA = 60o
DME = FME = DMF = 60o
- c) ∆DEF là tam giác đều DE = DF = FE AM = BN = CM
M phải cách đều ba điểm của tam giác ABC
Vậy M là giao điểm của ba đường trung trực của tam giác ABC
Do ∆ABC đều nên M đồng thời là trọng tâm và AH là đường cao đồng thời là đường trung tuyến nên AM = 23 AH = 23a DE = DF = FE = 23a
Vậy chu vi tam giac DEF bằng DE + DF + EF = 2a
Bài 3: Cho tứ giác ABCD có AD = AB = BC và A + C = 180o. Chứng minh rằng
- a) Tia DB là phân giác góc D
- b) Tứ giác ABCD là hình thang cân
Giải
Trên tia DA lấy điểm E sao cho AE = CD.
Do A + C = 180o (gt) suy ra BAE = BCD (cùng bù với BAD)
Từ đây ta được ∆BAE = ∆BCD (c.g.c)
E = BDC; BE = BD ∆BDE cân tại B
E = BDA BDC = BDA
Vậy tia DB là phân giác góc D
- b) Có AB = AD ∆ABD cân tại A
BDA = ABD BDC = ABD mà hai góc ở vị trí so le trong AB // DC
ABC + BCD = 180o
Mà BAD + BCD = 180o (gt)
BAD =ABC
Vậy ABCD là hình thang cân
=> Giáo án ôn tập Toán 8 bài: Tứ giác - hình thang - hình thang cân