Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức bài 16: Chuồng nuôi và biện pháp vệ sinh trong chăn nuôi

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 16: Chuồng nuôi và biện pháp vệ sinh trong chăn nuôi, Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức.

BÀI 16: CHUỒNG NUÔI VÀ BIỆN PHÁP VỆ SINH TRONG CHĂN NUÔI

(15 câu)

  1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Thế nào là chuồng nuôi tốt?

Trả lời:

Chuồng nuôi tốt là chuồng đáp ứng được cho vật nuôi sẽ được sống thoải mái, khoẻ mạnh, ít bệnh tật, cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt và tiết kiệm chi phí.

Câu 2: Em hãy cho biết một số yêu cầu chung về chuồng nuôi.

Trả lời:

Một số yêu cầu chung về chuồng nuôi:

+ Vị trí: Chuồng nuôi nên xây dựng ở nơi yên tĩnh, xa khu dân cư, xa đường giao thông nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh và ảnh hưởng xấu đến môi trường, vật nuôi. Đối với chăn nuôi nông hộ thì chuồng nuôi phải cách biệt với nhà ở một trường và " đến môi vật nu

+ Hướng chuồng: nên theo hướng nam hoặc hướng đông – nam đễ đón gió mát và ánh sáng mặt trời buổi sáng chiếu vào chuồng. nhớ thương cộng thêm

+ Nền chuồng: cần khô ráo và ấm áp, chắc chắn, có độ dốc vừa phải, dễ thoát nước và nên cao hơn mặt đất xung quanh.

+ Kiến trúc xây dựng: Chuồng nuôi được thiết kế và xây dựng phù hợp với đặc điểm sinh lí của từng loại vật nuôi. Đảm bảo thuận tiện nhất cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lí vật nuôi và thu gom, xử lí chất thải chăn nuôi. Đảm bảo sử dụng được lâu dài và ổn định, chi phí xây dựng thấp nhất. Nên áp dụng tối đa công nghệ mới trong xây dựng chuồng trại và sử dụng thiết bị cơ giới hoá, tự động hoá nhằm tăng năng suất, giảm chi phí lao động.

Câu 3: Em hãy cho biết các kiểu chuồng nuôi phổ biến hiện nay.   

Trả lời:

Một số kiểu chuồng nuôi phổ biến hiện nay:

  • Kiểu chuồng hở
  • Kiểu chuồng kín
  • Kiểu kín mở - linh hoạt

Câu 4: Nêu một số yêu cầu cơ bản cho chuồng hở của các vật nuôi phổ biến.   

Trả lời:

Một số yêu cầu cho chuồng hở của các vật nuôi phổ biến:

+ Nền chuồng: đảm bảo được độ thoáng mát, phù hợp với đặc điểm sinh trưởng của vật nuôi, có được độ vững chắc chắn.

+ Tường chuồng: xây cao thấp tùy đặc tính của các loài vật nuôi, có bố trí bạt che nắng cho vật nuôi vào mùa hè và tránh rét vào mùa đông.

+ Mái chuồng: độ cao phù hợp với loại vật nuôi, thông thoáng, đảm bảo vật nuôi nhận được ánh sáng tự nhiên.

Câu 5: Em hãy nêu một biện pháp đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.

Trả lời:

Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi:

– Vệ sinh chuồng nuôi: hằng ngày quét dọn sạch sẽ nền chuồng, lối đi, khơi thông rãnh thoát phân và nước thải. Khi kết thúc mỗi đợt nuôi, phải vệ sinh khử trùng trước khi nuôi đợt mới.

- Tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi: định kì phun thuốc tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi bằng các loại thuốc khử trùng, nước xà phòng, nước vôi,... Hằng năm định kì quét vôi, vệ sinh và tẩy uế chuồng trại.

– Thu gom và xử lí chất thải chăn nuôi thường xuyên thu gom chất thải kịp thời để đưa đi xử lí.

  1. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1. Nếu chuồng nuôi các con vật nuôi đặt cạnh nhà ở thì có thể gây ra những tác hại gì đối với vật nuôi, con người và môi trường?

Trả lời:

Nếu chuồng nuôi (nuôi gà, vịt, lợn, trâu, bò,...) đặt cạnh nhà ở thì có thể gây ra những tác hại đối với vật nuôi, con người và môi trường là:

  • Lây lan dịch bệnh.
  • Ảnh hưởng xấu đến môi trường, vật nuôi.
  • Không đảm bảo vệ sinh, dễ gây bệnh cho người.

Câu 2: Vì sao lại nên xây chuồng theo hướng nam hoặc hướng đông – nam?  

Trả lời:

Nên xây chuồng theo hướng nam hoặc hướng đông – nam vì để chuồng có thể dễ đón gió mát và ánh sáng mặt trời chiếu vào chuồng.

Câu 3: Chuồng hở là gì? Nêu ưu và nhược điểm của kiểu chuồng hở.      

Trả lời:

- Khái niệm: Là kiểu chuồng thông thoáng tự nhiên, tiểu khí hậu trong chuồng nuôi phụ thuộc chủ yếu vào môi trường bên ngoài.

- Ưu nhược điểm của chuồng hở:

+ Ưu điểm: dễ làm, chi phi đầu tư thấp, phù hợp với các giống vật nuôi địa phương và chăn nuôi hữu cơ.

+ Nhược điểm: khó kiểm soát tiểu khí hậu chuồng nuôi, vật nuôi chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện thời tiết tự nhiên, không phù hợp với chăn nuôi công nghiệp, khó đảm bảo an toàn sinh học.

Câu 4: Chuồng kín là gì? Nêu ưu và nhược điểm của chuồng kín.

Trả lời:

- Khái niệm: Là kiểu chuồng được xây kín như "một đường hầm", hệ thống thiết bị bên trong chuồng sẽ chủ động tạo ra các yếu tố tiểu khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, thông khí, ánh sáng,.. theo nhu cầu của vật nuôi. Hệ thống chuồng kín áp dụng cho chăn nuôi công nghiệp, quy mô lớn.

- Ưu nhược điểm của chuồng kín:

+ Ưu điểm: đảm bảo tối ưu cho vật nuôi các điều kiện về tiểu khí hậu không bị ảnh hưởng bởi điều kiện mùa vụ, thời tiết nên cho năng suất cao, giảm chi phí thức ăn, ít dịch bệnh.

+ Nhược điểm: chi phí đầu tư lớn; cần hệ thống điện, nước hiện đại; ảnh hưởng tới việc đối xử nhân đạo với vật nuôi.

Câu 5: Chuồng kín – hở linh hoạt là gì? Nêu ưu nhược điểm của chuồng kín – hở.      

Trả lời:

- Khái niệm: Là chuồng kín nhưng hai bên chuồng có hệ thống cửa sổ có thể đóng mở linh hoạt. Khi mở cửa sổ sẽ thành chuồng hở và đóng lại thì thành chuồng kín.

- Ưu nhược điểm của chuồng kín – hở linh hoạt:

+ Ưu điểm: khi thời tiết, khí hậu tốt có thể mở cửa sổ để lấy ánh sáng và thông thoáng khí tự nhiên nhằm tiết kiệm điện, nước.

+ Nhược điểm: đầu tư ban đầu lớn, thường chỉ phù hợp với quy mô chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp.

  1. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Theo em, kiểu chuồng hở trong chăn nuôi lợn phù hợp với mô hình chăn nuôi hộ gia đình hay chăn nuôi công nghiệp? Vì sao?    

Trả lời:

Kiểu chuồng hở phù hợp với hình thức chăn nuôi hộ gia đình.

Vì chi phí xây dựng của kiểu chuồng này không quá lớn và vẫn đáp ứng được các nhu cầu cần thiết cho vật nuôi phát triển, tuy nhiên đối với chăn nuôi theo hình thức công nghiệp thì cần thiết nhiều trang thiết bị hơn, việc sử dụng chuồng hở không tối ưu được hết các khả năng sử dụng.

Câu 2: Nhà ông H muốn đầu tư lớn cho mô hình nuôi lợn thịt với quy mô hơn 1000 con lợn. Theo em, ông H nên áp dụng xây dựng kiểu chuồng nào để có thể tối đa được việc chăn nuôi của gia đình nhà mình.    

Trả lời:

Đối với trường hợp của ông H, ông nên tham khảo hình thức xây dựng chuồng nuôi khép kín để phù hợp với hình thức chăn nuôi tập trung, quy mô lớn của gia đình nhà mình.

Câu 3: Trình bày ý nghĩa của các biện pháp đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. Nêu ý nghĩa của từng biện pháp.  

Trả lời:

Đề đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi cần chú ý một số biện pháp sau:

Vệ sinh chuồng nuôi: Hằng ngày quét dọn sạch sẽ nền chuồng, lối đi, khơi thông rãnh thoát phân và nước thải. Khi kết thúc mỗi đợt nuôi, phải vệ sinh khử trùng trước khi nuôi đợt mới.

Tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi: Định kì phun thuốc tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi bằng các loại thuốc khử trùng, nước xà phòng, nước vôi,... Hằng năm định kì quét vôi, vệ sinh và tẩy uế chuồng trại.

Thu gom và xử lí chất thải chăn nuôi: Thường xuyên thu gom chất thải kịp thời để đưa đi xử lí.

  1. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Em hãy cho biết một số nguyên tắc vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi sạch sẽ trước khi nuôi nhốt các loại vật nuôi.  

Trả lời:

Các bước thực hiện vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi trước khi nuôi nhốt các loại vật nuôi:

Bước 1- Làm sạch chất hữu cơ trước khi rửa:

Hầu hết các thuốc sát trùng không có tác dụng diệt khuẩn nếu dụng cụ được sát trùng không sạch sẽ. Đất, rơm, trấu, sữa, máu, phân gây bất hoạt thuốc sát trùng. Trước khi rửa bằng nước cần dùng chổi, xẻng hoặc các dụng cụ thích hợp làm sạch các chất hữu cơ bám trên nền chuồng, tường chuồng, trên bề mặt các dụng cụ chăn nuôi…

Bước 2 – Rửa sạch bằng nước:

Sau khi vệ sinh cơ học các chất hữu cơ tiến hành rửa sạch bằng nước. Đối với dụng cụ, sàn, vách ngăn… bị chất bẩn bám chặt bề mặt lâu ngày, cần ngâm nước 1-3 ngày trước khi rửa. Đối với một số chỗ khó rửa (các góc, khe …), phải dùng vòi xịt áp suất cao bằng hơi.

Bước 3 – Tẩy bằng xà phòng, nước vôi hoặc thuốc tẩy:

Dùng nước xà phòng, nước vôi 30% hoặc thuốc tẩy rửa để phun, dội rửa lên nền hoặc ngâm các dụng cụ chăn nuôi.

Bước 4 – Sát trùng bằng thuốc sát trùng:

Dùng thuốc sát trùng với liều lượng phù hợp. Cần kiểm tra pH nguồn nước trước khi pha loãng. Không được dùng nước cứng để pha thuốc sát trùng vì sẽ làm giảm hoặc làm mất tác dụng của thuốc sát trùng. Dùng nước có nhiệt độ phù hợp để pha loãng thuốc

Lưu ý: thời hạn dùng thuốc và thời hạn dùng dung dịch thuốc sát trùng đã pha loãng. Cần đảm bảo đủ thời gian cho thuốc tiếp xúc với dụng cụ được sát trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Khi phun thuốc sát trùng, phải mặc quần áo bảo hộ lao động.

Bước 5 – Để khô:

Sau khi khử trùng bằng thuốc, cần phải để khô dụng cụ và trang thiết bị. Với chuồng nuôi, thời gian để khô trước khi thả gia súc, gia cầm vào là 1-2 ngày, không được để khô dưới 12 giờ.

 

=> Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối Bài 16: Chuồng nuôi và biện pháp vệ sinh trong chăn nuôi

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay