Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức bài 22: Xử lí chất thải chăn nuôi

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 22: Xử lí chất thải chăn nuôi, Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi kết nối tri thức

BÀI 22: XỬ LÍ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI

(15 câu)

  1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Hãy chỉ ra một số biện pháp xử lí chất thải trong chăn nuôi.     

Trả lời:

Một số biện pháp xử lí chất thải trong chăn nuôi:

  • Khí sinh học và hồ sinh học.
  • Ủ phân compost.
  • Xử lí nhiệt.
  • Lọc khí thải.

Câu 2: Chất thải từ chăn nuôi gồm những loại nào?  

Trả lời:

Chất thải chăn nuôi bao gồm: chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ, nước thải chăn nuôi, khí thải và chất thải khác.

Câu 3: Chất thải trong chăn nuôi có ảnh hưởng như thế nào đến người, vật nuôi và môi trường?

Trả lời:

Những ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi đến con người, vật nuôi và môi trường:

+ Các chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người và vật nuôi.

+ Trong chất thải chăn nuôi và xác vật nuôi có chứa các vi sinh vật gây hại làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, tăng tỉ lệ mắc bệnh và nguy cơ bùng phát dịch bệnh, làm tăng các chi phí phòng, trị bệnh và giảm hiệu quả kinh tế chăn nuôi.

+ Trong chất thải chăn nuôi có chứa các ion kim loại nặng và các chất ô nhiễm khác gây ô nhiễm nguồn nước, đất và không khí, ảnh hưởng đến hệ sinh vật đất và nước, làm mất cân bằng sinh thái.

Câu 4: Có những ứng dụng sinh học nào được áp dụng để bảo vệ môi trường trong chăn nuôi?   

Trả lời:

Những ứng dụng sinh học được ứng dụng để bảo vệ môi trường chăn nuôi:

  • Công nghệ sinh học trong giảm thiểu phát sinh chất thải chăn nuôi.
  • Công nghệ sinh học trong xử lí chất thải chăn nuôi.

Câu 5: Nêu ý nghĩa của việc xử lí chất thải trong chăn nuôi.

Trả lời:

Ý nghĩa của việc xử lí chất thải trong chăn nuôi:

  • Tạo được môi trường thoáng mát cho vật nuôi phát triển toàn diện.
  • Môi trường sống của con người không bị ảnh hưởng, không bị lây nhiễm các bệnh từ vật nuôi.
  • Giữ gìn được vệ sinh môi trường, cảnh quan xanh sạch đẹp.
  1. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1. Chúng ta cần phải làm gì để giảm thiểu các tác động xấu từ chất thải chăn nuôi đến con người, vật nuôi và môi trường? 

Trả lời:

Chúng ta cần phải thực hiện các biện pháp để làm giảm tác động xấu đến môi trường:

  • Quy hoạch, xây dựng chuồng, trại.
  • Xây dựng hệ thống hầm biogas.
  • Ủ phân bằng phương pháp sinh học cùng với việc che phủ kín.
  • Xử lý nước thải bằng cây thủy sinh.
  • Sử dụng Zeolit, dung dịch điện hoạt hóa Anolit, các chế phẩm sinh học (EM).
  • Chăn nuôi trên nền đệm lót sinh thái.

Câu 2: Phương pháp ủ thường được sử dụng để xử lí những loại chất thải chăn nuôi nào? Nêu lợi ích của việc xử lí chất thải chăn nuôi bằng phương pháp ủ?  

Trả lời:

  • Phương pháp ủ thường được dùng để xử lí đối với chất độn chuồng và phân của động vật.
  • Lợi ích của việc xử lí chất thải chăn nuôi bằng phương pháp ủ: giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí tốn kém cho việc tiêu hủy chất thải, biến chất thải nguy hại thành sản phẩm phân bón sạch cho nguồn thu lớn... là lợi ích kép từ mô hình xử lý chất thải chăn nuôi thành phân bón hữu cơ.

Câu 3: Nêu vai trò của công nghệ khí sinh học trong xử lí chất thải chăn nuôi.

Trả lời:

Vai trò của công nghệ khí sinh học trong xử lí chất thải chăn nuôi:

  • Quá trình lên men kị khí sẽ phân giải các chất hữu cơ thành khí sinh học, đồng thời tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh cho con người và vật nuôi.
  • Khí sinh học tạo ra sẽ được sử dụng cho nhiều mục đích khác như làm chất đốt, chạy máy phát điện,...
  • Chất thải sau hầm biogas có thể được sử dụng làm phân bón.
  • Nước thải sau hầm biogas có thể được sử dụng để tưới cho cây trồng hoặc đưa về hồ sinh học tiếp tục xử lí và tái sử dụng.

Câu 4: Vì sao phát triển chăn nuôi trâu, bò là một trong những nguyên nhân làm tăng lượng khí nhà kính?

Trả lời:

Phát triển chăn nuôi trâu, bò là một trong những nguyên nhân làm tăng lượng khí nhà kính vì: trung bình mỗi ngày 1 con bò ợ ra 250 - 500 lít khí mê-tan (khí mê-tan gây hiệu ứng nhà kính cao hơn 28 lần so với khí các-bô-níc).

Câu 5: Hãy nêu vai trò của công nghệ sinh học trong xử lí chất thải và bảo vệ môi trường chăn nuôi.      

Trả lời:

Vai trò của công nghệ sinh học trong xử lí chất thải và bảo vệ môi trường chăn nuôi:

  • Giảm thiểu hoặc để loại bỏ chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường.
  • Phát triển chăn nuôi bền vững.
  • Bảo vệ sức khỏe con người và vật nuôi.
  1. VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1: Tìm hiểu thêm một số thông tin về biện pháp khí sinh học và hồ sinh học trong xử lí chất thải chăn nuôi.    

Trả lời:

- Biện pháp khí sinh học trong xử lí chất thải chăn nuôi:

Các công trình xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học là: Lọc sinh học, lọc sinh học nhỏ giọt và tháp sinh học… Nguyên tắc chính của hệ thống xử lý thải là tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp xúc với chất ô nhiễm trong khí thải: Dòng khí thải đi qua các khe rỗng của lớp vật liệu tiếp xúc.

- Hồ sinh học trong xử lí chất thải chăn nuôi:

+ Thực vật nước thuộc loài thảo mộc, thân mềm. Quá trình quang hợp của các loài thủy sinh hoàn toàn giống các thực vật trên cạn. Vật chất có trong nước sẽ được chuyển qua hệ rễ của thực vật nước và đi lên lá. Lá nhận ánh sáng mặt trời để tổng hợp thành vật chất hữu cơ. Các chất hữu cơ này cùng với chất khác xây dựng nên tế bào và tạo ra sinh khối. Thực vật chỉ tiêu thụ các chất vô cơ hòa tan.

+ Vi sinh vật ( tự nhiên hoặc nhân tạo) sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ và chuyển chúng thành các chất và hợp chất vô cơ hòa tan. Các hợp chất vô cơ hòa tan thực vật có thể sử dụng chúng để tiến hành trao đổi chất. Quá trình vợ cơ hóa bởi VSV và quá trình hấp thụ các chất vơ cơ hòa tan bởi thực vật nước tạo ra hiện tượng giảm vật chất có trong nước.

Câu 2: Tìm hiểu về phương thức xử lí  nước thải chăn nuôi hồ sinh học Lục Bình (bèo Tây).     

Trả lời:

- Lục bình là cây thân thảo, trôi nổi trên mặt nước. Thân gồm một cái trục mang nhiều lóng ngắn và những đốt mang rễ + lá.

- Rễ sợi, cố định, không phân nhánh, mọc thành chùm dài, chiếm 20 – 50% trọng lượng của cây tùy theo môi trường sống nhiều hay ít chất dinh dưỡng.

- Lá lục bình mọc theo dạng hoa thị, cuống phồng lên thành phao nổi. Cây con phao ngắn và phồng to, cây già các phao kéo dài tới 30 cm. Tính nổi của lục bình là do tỉ lệ cao của khí ở trong cuống lá (chiếm 70% thể tích).

- Hệ thống xử lý nước thải bằng hồ lục bình có thể xem như là một bể lọc sinh học nhỏ giọt. Vận tốc thấp có dịng chảy theo chiều ngang. Cơ chế loại chất ô nhiễm của hệ thống chủ yếu là lắng và phân hủy sinh học. Bộ rễ của chúng có tác dụng như một bộ lọc cơ học và tạo giá bám cho vi sinh vật.

- Oxy dùng để oxy hóa chất hữu cơ trong hồ được cung cấp bởi sự khuếch tán của không khí, sự quang hợp của tảo và giải phóng từ rễ của lục bình thông qua lớp biofilm. Hai quá trình đầu tiên chuyển đổi oxy trực tiếp bên trong nước, trong khi quá trình thứ ba oxy được giải phóng thông qua lớp biofilm.

- Sự khuếch tán của không khí liên quan đến hiệu quả của qu trình di chuyển oxy qua lại. Oxy di chuyển qua bề mặt của hồ khoảng 0.5-1.5g/m3.ngày. Trong hồ lục bình, sự di chuyển này kém hơn do lục bình che phủ mặt hồ và sự chuyển động không đều của gió.

- Cơ chế xử lý của bèo Tây:

Phần cơ thể

Nhiệm vụ

Rễ và/ hoặc thân

·        Là giá bám cho vi khuẩn phát triển.

·        Lọc và hấp thụ chất rắn.

Thân và/ hoặc lá ở mặt nước hoặc phía trên mặt nước

·        Hấp thụ ánh sáng mặt trời do đó ngăn cản sự phát triển của tảo.

·        Làm giảm ảnh hưởng của gió lên hồ xử lí.

·        Làm giảm sự trao đổi giữa nước và khí quyền.

·        Chuyển oxy từ lá xuống rễ.

 

 

  1. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Nêu một số ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải chăn nuôi. Lựa chọn biện pháp phù hợp với thực tiễn của gia đình và địa phương em.  

Trả lời:

Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải chăn nuôi:

  • Sản xuất chế phẩm vi sinh (probiotics) cho vật nuôi nhằm cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.
  • Công nghệ sinh học sản xuất các enzyme, amino acid bổ sung vào khẩu phần ăn cho vật nuôi.
  • Chăn nuôi có đẹm lót vi sinh.
  • Sử dụng các chế phẩm vi sinh trong xử lí chất thải chăn nuôi.
  • Lựa chọn biện pháp phù hợp với thực tiễn của gia đình và địa phương em: địa phương nên áp dụng công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh (probiotics) để nâng cao tỉ lệ tiêu hóa thức ăn và giảm lượng phát sinh chất thải. Ngoài ra có thể áp dụng chăn nuôi có đệm lót vi sinh. Lớp đệm có ủ với men vi sinh có lợi. Các loại vi sinh vật có lợi sinh trưởng, sinh sản trong lớp đệm lót sẽ phân giải toàn bộ nước tiểu và phân, do đó làm giảm đáng kể mùi hôi thối, giảm ruồi muỗi.

Câu 2: Đề xuất giải pháp phù hợp để xử lí chất thải chăn nuôi trong hệ thống chăn nuôi nông hộ ở địa phương em.

Trả lời:

Đề xuất giải pháp phù hợp để xử lí chất thải chăn nuôi trong hệ thống chăn nuôi nông hộ nhỏ ở địa phương em:

+ Sử dụng đệm lót sinh học: Chăn nuôi trên đệm lót sinh học là hình thức nuôi nhốt gia súc, gia cầm trên một nền đệm lót được làm bằng vật liệu hữu cơ (trấu, mùn cưa,...) trộn với chế phẩm sinh học. Sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi đệm lót sinh học giúp phân huỷ chất thải của vật nuôi, giảm khí độc, khử mùi hôi đồng thời giúp cân bằng hệ vi sinh vật theo hướng có lợi cho vật nuôi. Biện pháp này đồng thời giúp giảm công lao động, hạn chế nước thải do không phải thu gom chất thải, không cần tắm cho vật nuôi và cọ rửa chuồng nuôi. Đệm lót sinh học cũng tạo môi trường thân thiện, giúp cho vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt.

+ Chăn nuôi tiết kiệm nước: Công nghệ chăn nuôi trên chuồng sàn không sử dụng nước tắm cho vật nuôi, rửa chuồng nuôi nên lượng nước thải ra ít nhất. Công nghệ này sử dụng sàn có khe thoáng để phân và nước tiểu của vật nuôi thoát xuống bể chứa phân ở phía dưới. Chất thải ở trong bể sẽ nhanh chóng hình thành lớp váng trên bề mặt để ngăn mùi hôi và khí độc bốc lên. Khi bể chứa phân gần đầy thì sẽ dẫn phần chất lỏng ở trên sang một bể chứa bên ngoài thông qua hệ thống ống dẫn. Phần chất thải đậm đặc ở dưới sẽ được bơm lên đề ủ thành phân hữu cơ, hoặc ủ với men vi sinh làm thức ăn nuôi thuỷ sản.

 

=> Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối Bài 22: Xử lí chất thải chăn nuôi

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay