Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức Chủ đề 2: Công nghệ giống vật nuôi (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Chủ đề 2: Công nghệ giống vật nuôi. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 2. CÔNG NGHỆ GIỐNG VẬT NUÔI

(PHẦN 2)

Câu 1: Có những điều kiện nào để công nhận giống vật nuôi. 

Trả lời:

Để là giống vật nuôi, phải có những điều kiện sau: Có nguồn gốc, lịch sử hình thành rõ ràng. Có đặc điểm riêng biệt của giống, các đặc điểm này khác biệt với các giống khác. Di truyền một cách tương đối ổn định cho đời sau.

Câu 2: Thế nào là sinh trưởng, phát dục của vật nuôi? Cho ví dụ minh họa.

Trả lời:

Sinh trưởng là sự tích lũy chất hữu cơ do quá trình trao đổi chất, làm cho cơ thể tăng lên về khối lượng, thể tích và kích thước của từng cơ quan, bộ phận và toàn bộ cơ thể.

Ví dụ: Khối lượng gà Tre lúc vừa mới nở khoảng 20g, 4 tuần tuổi là 77g, 8 tuần tuổi là đạt 118g, 16 tuần tuổi là đạt 186g.

 

Câu 3: Nhân giống thuần chủng là gì? Lấy ví dụ về hình thức nhân giống thuần chủng.

Trả lời:

Khái niệm: Nhân giống thuần chủng là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa những cá thể đực và cá thể cái của cùng một phẩm giống, để tạo ra đời con có đặc điểm di truyền giống với bố mẹ.

Ví dụ: chó đực Mông cộc + chó cái Mông cộc, gà trống Tre + gà mái Tre.

Câu 4: Em hãy nêu khái niệm của thụ tinh trong ống nghiệm?

Trả lời:

+ Khái niệm: Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp mà trứng và tinh trùng được đưa ra khỏi cơ thể, nuôi cấy và thụ tinh bên ngoài cơ thể (trong ống nghiệm). + Khái niệm: Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp mà trứng và tinh trùng được đưa ra khỏi cơ thể, nuôi cấy và thụ tinh bên ngoài cơ thể (trong ống nghiệm).

+ Ví dụ: Các nhà khoa học ở khu vườn quốc gia Haute-Touche ở Pháp đã chọn hình thức thụ tinh nhân tạo để nuôi cấy ra phôi của giống của loài hươu Đài Loan có nguy cơ bị tuyệt chủng. Các nhà khoa học đã tìm cách lấy mẫu tinh trùng của con hươu Đài Loan đực và lưu trữ trong môi trường cấp đông để đợi ngày cấy ghép cho con giống hươu cái. + Ví dụ: Các nhà khoa học ở khu vườn quốc gia Haute-Touche ở Pháp đã chọn hình thức thụ tinh nhân tạo để nuôi cấy ra phôi của giống của loài hươu Đài Loan có nguy cơ bị tuyệt chủng. Các nhà khoa học đã tìm cách lấy mẫu tinh trùng của con hươu Đài Loan đực và lưu trữ trong môi trường cấp đông để đợi ngày cấy ghép cho con giống hươu cái.

Câu 5: Nêu vai trò của giống trong chăn nuôi. 

Trả lời:

Vai trò của giống trong chăn nuôi: Giống có ảnh hưởng quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Muốn chăn nuôi có hiệu quả phải chọn giống vật nuôi phù hợp.

Câu 6: Em hãy nêu các bước tiến hành của phương pháp chọn giống hàng loạt.

Trả lời:

Các bước tiến hành của phương pháp chọn giống hàng loạt:

Bước 1: Xác định chỉ tiêu chọn lọc

Xác định chỉ tiêu chọn lọc phù hợp với kiểu hình, khả năng sản xuất (khối lượng cơ thể, năng suất trứng, sữa,…) đối với con vật giống.

Bước 2: Chọn những cá thể đạt tiêu chuẩn (thế hệ 1)

Trong quần thể vật nuôi ban đầu (thế hệ xuất phát), dựa vào đặc điểm kiểu hình, kết quả ghi chép và khả năng sản xuất của từng vật nuôi, chọn những cá thể đạt tiêu chuẩn về chỉ tiêu đã chọn lọc đã được đặt ra để giữ lại làm giống (thế hệ 1), cá thể không đạt tiêu chuẩn sẽ bị loại bỏ.

Bước 3: Đánh giá hiệu quả chọn lọc

So sánh các chỉ tiêu chọn lọc của thế hệ 1 với thế hệ xuất phát để đánh giá hiệu quả chọn lọc. Nếu chưa đạt được kết quả mong đợi thì có thể tiếp tục tiến hành chọn lọc ở thế hệ tiếp theo.

 

Câu 7: Lai giống là gì? Lấy ví dụ về hình thức lai giống. 

Trả lời:

+ Khái niệm: Lai giống là cho giao phối giữa con đực và con cái thuộc các giống khác nhau để cho sinh ra đời sau mang vật chất di truyền từ nhiều giống khác nhau. + Khái niệm: Lai giống là cho giao phối giữa con đực và con cái thuộc các giống khác nhau để cho sinh ra đời sau mang vật chất di truyền từ nhiều giống khác nhau.

+ Ví dụ: Lợn đực Yorkshire + lợn cái Móng Cái => lợn lai F1 + Ví dụ: Lợn đực Yorkshire + lợn cái Móng Cái => lợn lai F1

Bò đực Holstein Friesian + bò cái Vàng => bỏ lai F1

Câu 8: Em hãy nêu khái niệm của xác định giới tính của phôi?   

Trả lời:

+ Khái niệm: Xác định giới tính của phôi là kĩ thuật xác định sớm giới tính của vật nuôi ngay trong giai đoạn phôi. Kĩ thuật này giúp cho người chăn nuôi sản xuất ra các đàn vật nuôi có giới tính phù hợp với hướng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi.  + Khái niệm: Xác định giới tính của phôi là kĩ thuật xác định sớm giới tính của vật nuôi ngay trong giai đoạn phôi. Kĩ thuật này giúp cho người chăn nuôi sản xuất ra các đàn vật nuôi có giới tính phù hợp với hướng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi.

 

Câu 9: Những yếu tố nào có thể bị ảnh hưởng khi chọn giống vật nuôi không đạt chuẩn?

Trả lời:

Khi chọn giống vật nuôi không đạt chuẩn có thể ảnh hưởng tới: năng suất của vật nuôi, khả năng sản xuất của vật nuôi, khả năng chống chịu với các loại bệnh tật, khả năng phát triển,…

Câu 10: Quan sát Hình 4.1 và chỉ ra những đặc điểm đặc trưng về ngoại hình khi chọn giống bò hướng thịt và bò hướng sữa.

Hình 4.1. Ngoại hình của bò hướng thịt (a) và bò hướng sữa (b)

Trả lời:

Bò hướng thịt: Toàn thân giống hình chữ nhật, bề ngang, bề sâu phát triển, đầu ngắn, rộng, đầy đặn vùng vai tiếp giáp với lưng bằng phẳng, mông rộng chắc, đùi nở nang, chân ngắn, da mềm mỏng....

Bò hướng sữa: Thân hình phần sau phát triển hơn phần trước, bầu vú to hình bát úp, núm vú tròn cách đều nhau, tĩnh mạch vú nổi rõ, phần thân trước hơi hẹp, đầu thanh, cổ dài, lưng thẳng rộng, đùi sâu, da mỏng mỡ dưới da ít phát triển.

 

Câu 11: Hiện nay có những hình thức lai nào?

Trả lời:

Các hình thức lai hiện nay:

+ Lai kinh tế: cho lai giữa các cá thể khác giống để tạo ra con lai có sức sản xuất cao hơn. + Lai kinh tế: cho lai giữa các cá thể khác giống để tạo ra con lai có sức sản xuất cao hơn.

+ Lai cải tạo: là phương pháp dùng một giống thường là giống cao sản để cải tạo cơ bản một giống khác khi giống này không đáp ứng được các yêu cầu của sản xuất. + Lai cải tạo: là phương pháp dùng một giống thường là giống cao sản để cải tạo cơ bản một giống khác khi giống này không đáp ứng được các yêu cầu của sản xuất.

+ Lai xa: Lai xa là phương pháp cho các cá thể đực và cá thể cái thuộc hai loại khác nhau giao phối với nhau để tạo được con lai có ưu thế lai. Do có sự đặc biệt về nhiễm sắc giữa hai loài khởi đầu nên con lai bất thụ (không có khả năng sinh sản). + Lai xa: Lai xa là phương pháp cho các cá thể đực và cá thể cái thuộc hai loại khác nhau giao phối với nhau để tạo được con lai có ưu thế lai. Do có sự đặc biệt về nhiễm sắc giữa hai loài khởi đầu nên con lai bất thụ (không có khả năng sinh sản).

Câu 12: Nêu các bước thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.

Trả lời:

Thụ tinh trong ống nghiệm bao gồm các bước cơ bản sau:

Bước 1. Hút tế bào trứng từ buồng trứng.

Bước 2. Nuôi để trứng phát triển và chín.

Bước 3. Thụ tinh nhân tạo.

Bước 4. Nuôi hợp tử phát triển đến giai đoạn phôi đầu và phôi nang.

 

Câu 13: Vì sao chúng ta phải cân nhắc chọn giống vật nuôi phù hợp?

Trả lời:

Để các con vật nuôi phát triển được toàn diện điều kiện bẩm sinh là nguồn gen tốt, giống tốt là có gen tốt, quy định các tính trạng tốt như kháng bệnh, khả năng sản xuất cao,…Vật nuôi được chọn lọc kĩ càng sẽ dễ thích nghi hơn, tăng năng suất giúp người chăn nuôi phát triển kinh tế.

Câu 14: Hãy cho biết ưu - nhược điểm của phương pháp chọn lọc cá thể.

Trả lời:

Ưu – nhược điểm của phương pháp chọn lọc cá thể:

+ Ưu điểm: hiệu quả chọn lọc cao, giống được tạo a có độ đồng đều, năng suất ổn định, giống được sử dụng trong thời gian dài. + Ưu điểm: hiệu quả chọn lọc cao, giống được tạo a có độ đồng đều, năng suất ổn định, giống được sử dụng trong thời gian dài.

+ Nhược điểm: cần nhiều thời gian, cơ sở vật chất và yêu cầu kĩ thuật phải cao.  + Nhược điểm: cần nhiều thời gian, cơ sở vật chất và yêu cầu kĩ thuật phải cao.

Câu 15: Quan sát Hình 5.1 và hãy cho biết thế nào là nhân giống thuần chủng.

Hình 5.1. Sơ đồ nhân giống thuần chủng ở vật nuôi

Trả lời:

Nhân giống thuần chủng là cho giao phối giữa con đực và con cái thuộc cùng một giống để thiết lập và duy trì các tính trạng ổn định mà con vật sẽ truyền cho thế hệ tiếp theo.

 

Câu 16: Giả xử, sau này em muốn được cống hiến vào lĩnh vực lai tạo giống vật nuôi, phát triển được các giống vật nuôi mang các tính trạng tốt phù hợp với điều kiện của Việt Nam, em có thể theo ngành gì? Em hãy giới thiệu đôi nét về ngành nghề đó. 

Trả lời:

+ Em có thể theo học hệ cử nhân Công nghệ sinh học. + Em có thể theo học hệ cử nhân Công nghệ sinh học.

+ Cử nhân Công nghệ sinh học là những người tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học. Công việc chính của họ là nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và có giá trị cao; chế biến và bảo quản thực phẩm; sản xuất các chế phẩm sinh học sử dụng trong nông nghiệp; thuốc bảo vệ thực vật; ứng dụng trong y học và dược phẩm, chẩn đoán bệnh; xử lí ô nhiễm môi trường, rác thải;… + Cử nhân Công nghệ sinh học là những người tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học. Công việc chính của họ là nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và có giá trị cao; chế biến và bảo quản thực phẩm; sản xuất các chế phẩm sinh học sử dụng trong nông nghiệp; thuốc bảo vệ thực vật; ứng dụng trong y học và dược phẩm, chẩn đoán bệnh; xử lí ô nhiễm môi trường, rác thải;…

Câu 17: Hiện nay người ta làm gì để nâng cao hiệu quả chăn nuôi?

Trả lời:

Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, phải thực hiện đồng bộ các giải pháp như: chọn đối tượng vật nuôi thích hợp, với qui mô đàn hợp lý, chọn giống có chất lượng cao, xây dựng chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi đúng yêu cầu kỹ thuật; đầu tư thức ăn đủ số lượng, chất lượng cao và cho ăn, uống đúng qui định; chăm sóc chu đáo; phòng trị bệnh nghiêm ngặt; tiêu thụ sản phẩm kịp thời; ghi chép theo dõi các khoản thu, chi và điều chỉnh các khoản chi mua vật tư khi thị trường biến động lớn theo hướng có lợi; quay vòng vốn nhanh và giảm các khoản vốn vay…

Câu 18: So sánh chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể.

Trả lời:

●     Giống nhau:

- Đều được sử dụng trong chọn giống thực vật và động vật. - Đều được sử dụng trong chọn giống thực vật và động vật.

- Để có cơ sở chung là tạo ra giống có năng suất cao đưa vào sản xuất đại trà phục vụ cho nhu cầu con người. - Để có cơ sở chung là tạo ra giống có năng suất cao đưa vào sản xuất đại trà phục vụ cho nhu cầu con người.

●     Khác nhau:

Chọn lọc hàng loạtChọn lọc cá thể
Dựa vào ngoại hình, các chỉ tiêu về khả năng sản xuất của đàn vật nuôi.Thường chọn đực giống.
Áp dụng khi chọn lọc nhiều cá thể vật nuôi để làm giống trong thời gian ngắn.Hiệu quả chọn lọc cao, giống được tạo ra có độ đồng đều, năng suất ổn định, giống được sử dụng trong thời gian dài.
Dễ tiến hành, không đòi hỏi kĩ thuật cao, không tốn kém.Cần nhiều thời gian, cơ sở vật chất và yêu cầu kĩ thuật phải cao.
Hiệu quả chọn lọc thường không cao và không ổn định.Hiệu quả chọn lọc cao, giống được tạo ra có độ đồng đều, năng suất ổn định.

 

Câu 19: Quan sát Hình 5.4, hãy cho biết sự khác nhau giữa lai kinh tế đơn giản và lai kinh tế phức tạp.

Hình 5.4. Sơ đồ lai kinh tế

Trả lời:

Lai kinh tế đơn giản:

●     Chỉ có 2 giống tham gia.

●     Thế hệ F1 đều dùng để nuôi thương phẩm, không dùng làm giống.

Lai kinh tế phức tạp:

●     Lai từ 3 giống trở lên.

●     Tất cả con lai đều dùng để nuôi thương phẩm, không sử dụng làm giống.

Câu 20: Ý nghĩa của thụ tinh trong ống nghiệm và chọn giới tính của phôi là gì?    

Trả lời:

Ý nghĩa của việc thụ tinh trong ống nghiệm: có khả năng tạo ra nhiều phôi, đồng thời có tác dụng phổ biến nhanh những đặc tính tốt của cá thể, của giống, rút ngắn khoảng cách thế hệ. Thụ tinh trong ống nghiệm còn là cơ sở cho công nghệ truyền cấy và cấy chuyển gen.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay