Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức Chủ đề 3: Công nghệ thức ăn chăn nuôi (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Chủ đề 3: Công nghệ thức ăn chăn nuôi. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 3. CÔNG NGHỆ THỨC ĂN CHĂN NUÔI (PHẦN 2)

Câu 1: Nêu các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn chăn nuôi.

Trả lời:

Thành phần dinh dưỡng của thức ăn chăn nuôi:

●     Nước

●     Vật chất khô

●     Chất vô cơ

●     Khoáng vi lượng: Fe, Cu, Mn, Zn, I, Se...

●     Khoáng đa lượng: Ca, P, Na, Cl....

●     Vật chất hữu cơ:

●     Protein: bao gồm protit và vật chất chứa Nitơ phi protit hay còn gọi là amit

●     Lipit : gồm lipit đơn giản và lipit phức tạp

●     Hydrate các bon: gluxit (saccarit, polysaccarit), đường, xenluloza…

●     Vitamin: bao gồm 2 loại : tan trong dầu và tan trong nước

Câu 2: Nêu quy trình  sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng bột cho vật nuôi.

Trả lời:

Quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng bột cho vật nuôi:

Bước 1. Lựa chọn nguyên liệu

Lựa chọn nguyên liệu đạt tiêu chuẩn, không bị mọt, mốc

Bước 2. Làm sạch, sấy khô, nghiền nhỏ nguyên liệu

Nguyên liệu được làm sạch, sấy khô, nghiền ở các kích thước khác nhau tùy vào loại thức ăn.

Bước 3. Phối trộn nguyên liệu

Các nguyên liệu được phối trộn theo tỉ lệ nhất định. Tùy thuộc vào đối tượng, giai đoạn phát triển của vật nuôi mà có thể có các công thức phối trộn thức ăn phù hợp.

Bước 4. Đóng bảo, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm

Tiến hành đóng bao sản phẩm, dán nhãn, khâu liền mép bao, kiểm tra ngẫu nhiên độ ẩm 1 lần/ tháng.

 

Câu 3: Nêu nguyên lí và ý nghĩa bảo quản thức ăn chăn nuôi bằng cách làm khô.

Trả lời:

Nguyên lí của bảo quản thức ăn bằng cách làm khô: Khi lượng nước trong thức ăn chăn nuôi chỉ còn khoảng 10 – 15% sẽ kìm hãm sự hoạt động của các enzyme có trong tế bào thực vật và sự phân hủy của vi sinh vật.

Ý nghĩa: Phương pháp này dễ thực hiện, ít tốt kém và thuận lợi cho việc bảo quản.

Câu 4: Em hãy cho biết các nguyên liệu và dụng cụ cần thiết để thực chế biến bảo quản thức ăn thô, xanh bằng phương pháp ủ chua.

Trả lời:

Một số nguyên liệu cần thiết để thực hiện chế biến bảo quản thức ăn thô, xanh bằng phương pháp ủ chua:

Các loại thức ăn thô, xanh của trâu, bò như các loại cỏ chăn nuôi (cỏ voi, cỏ VA06), cây ngô sau thu hoạch, cây lạc, ngọn lá sắn,…

Bột ngô hoặc cám gạo, muối ăn.

Chế phẩm vi sinh, nước sạch,…

Các dụng cụ cần thiết để thực hiện chế biến bảo quản thức ăn thô, xanh bằng phương pháp ủ chua:

Túi ủ nylon hoặc xô nhựa có nắp.

Các dụng cụ cần thiết khác như dao, thớt hoặc máy thái thức ăn dùng để cắt ngắn thức ăn.

Câu 5: Thức ăn công nghiệp là gì? Nêu ưu nhược điểm của thức ăn công nghiệp.

Trả lời:

+ Khái niệm: Thức ăn công nghiệp là thức ăn vật nuôi được các chuyên gia nghiên cứu để cho ra đời sản phẩm thức ăn chăn nuôi có đầy đủ dinh dưỡng như: chất béo, chất đạm, vitamin, chất xơ, khoáng chất,… + Khái niệm: Thức ăn công nghiệp là thức ăn vật nuôi được các chuyên gia nghiên cứu để cho ra đời sản phẩm thức ăn chăn nuôi có đầy đủ dinh dưỡng như: chất béo, chất đạm, vitamin, chất xơ, khoáng chất,…

Ưu điểmNhược điểm
 - Thức ăn công nghiệp đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa vật nuôi  - Bảo vệ đường ruột và giúp vật nuôi tăng cường được hệ miễn dịch.  - Hiệu suất chăn nuôi khi dùng thức ăn công nghiệp được nâng lên rất nhiều.  - Tiết kiệm được chi phí chăn nuôi.  - Thức ăn công nghiệp không cần thực hiện quy trình trồng trọt, chế biến hay pha trộn  - Tiết kiệm được thời gian, nhân công làm việc chăm sóc vật nuôi. - Giá thành thức ăn chăn nuôi công nghiệp cao hơn nhiều so với thức ăn tự chế.  - Dễ mua phải thức ăn giả, không đảm bảo chất lượng khi mua ở những đơn vị không uy tín.

 

Câu 6: Nêu một số phương pháp chế biến thức ăn cho vật nuôi.

Trả lời:

Một số phương pháp chế biến thức ăn chăn nuôi:

Phương pháp vật lí: cắt ngắn, nấu chín, nghiền nhỏ

Phương pháp hóa học: đường hóa, xử lí kiềm.

Phương pháp sử dụng vi sinh vật: ủ chua,..

 

Câu 7: Theo em, việc làm khô thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích gì? 

Trả lời:

Mục đích của việc làm khô thức ăn cho vật nuôi:

Làm khô thức ăn cho vật nuôi nhằm ngăn chặn các vi khuẩn, tránh nấm mốc.

Câu 8: Vì sao người chăn nuôi cần phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của vật nuôi?  

Trả lời:

Thức ăn ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của vật nuôi, rất nhiều bệnh phát sinh do thức ăn không đáp ứng được nhu cầu của vật nuôi. Có thể gây chết hàng loạt nếu thiếu những thành phần dinh dưỡng quan trọng trong thời gian dài, Hay thức ăn không đạt đến độ hoàn hảo, cân đối thì có thể làm giảm sự sinh trưởng phát triển của vật nuôi.

 

Câu 9: Em hãy nêu vai trò của nhóm thức ăn giàu protein đối với vật nuôi. Cho ví dụ.    

Trả lời:

Vai trò của nhóm thức ăn giàu protein đối với vật nuôi: là nguyên liệu để tổng hợp các loại protein đặc trưng của cơ thể.

Ví dụ: đậu tương, vừng, lạc, khô dầu, cá, bột cá, bột tôm, bột thịt, bột nhộng tằm, bột thịt, bột nhộng tằm, giun quế, mối,..

Câu 10: Nêu phương pháp bảo quản một số loại thức ăn chăn nuôi. Trình bày một số ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản thức ăn chăn nuôi.

Trả lời:

Phương pháp bảo quản một số loại thức ăn chăn nuôi là:

●     Bảo quản thức ăn chăn nuôi trong kho.

●     Bảo quản thức ăn bằng phương pháp làm khô.

●     Ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản thức ăn chăn nuôi.

Một số ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản thức ăn chăn nuôi là:

●     Sử dụng chất bảo quản có nguồn gốc sinh học.

●     Bảo quản thức ăn bằng silo.

 

Câu 11: Em hãy nêu các bước bảo quản thức ăn cho vật nuôi bằng silo.

Trả lời:

Các bước bảo quản cho thức ăn cho vật nuôi bằng silo:

Bước 1. Thu hoạch nguyên liệu thô (cỏ, cây họ Đậu)

Bước 2. Phơi héo, cắt ngắn, làm giàu dinh dưỡng

Bước 3. Thiết lập mô hình lên men, lên men

Bước 4. Đưa vào silo (ủ chua và bảo quản)

Bước 5. Đánh giá chất lượng sản phẩm và sử dụng

Câu 12: Em hãy cho biết các phương pháp chế biến thức ăn cho vật nuôi. 

Trả lời:

Một số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi:

- Nghiền nhỏ: đối với thức ăn dạng hạt. - Nghiền nhỏ: đối với thức ăn dạng hạt.

- Cắt ngắn: dùng cho thức ăn thô xanh. - Cắt ngắn: dùng cho thức ăn thô xanh.

- Hấp, nấu (dùng nhiệt): đối với thức ăn có chất độc hại, khó tiêu - Hấp, nấu (dùng nhiệt): đối với thức ăn có chất độc hại, khó tiêu

- Lên men, đường hóa: dùng cho thức ăn giàu tinh bột. - Lên men, đường hóa: dùng cho thức ăn giàu tinh bột.

- Tạo thức ăn hỗn hợp: trộn nhiều loại thức ăn đã qua xử lí. - Tạo thức ăn hỗn hợp: trộn nhiều loại thức ăn đã qua xử lí.

- Kiềm hoá rơm rạ. - Kiềm hoá rơm rạ.

 

Câu 13: Em hãy nêu vai trò của nhóm thức ăn giàu vitamin đối với vật nuôi. Cho ví dụ.

Trả lời:

Vai trò của nhóm thức ăn giàu vitamin đối với vật nuôi: điều hòa quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Ví dụ: các loại rau cỏ, lá cây, củ quả, premix.

Câu 14: Đề xuất phương pháp bảo quản một loại thức ăn chăn nuôi phù hợp với thực tiễn ở gia đình, địa phương em.

Trả lời:

Đề xuất phương pháp bảo quản một loại thức ăn chăn nuôi phù hợp với thực tiễn ở gia đình, địa phương em là: bảo quản thức ăn bằng phương pháp làm khô đối với rơm, rạ.

Câu 15: Nêu ưu và nhược điểm của hình thức bảo quản thức ăn cho vật nuôi bằng silo.

Trả lời:

Phương pháp bảo quản thức ăn cho vật nuôi bằng silo:

Kho silo là một nơi để lưu trữ và bảo quản thức ăn chăn nuôi không đóng bao với số lượng lớn.

+ Ưu điểm của hình thức bảo quản thức ăn bằng hình thức silo: silo có sức chứa lớn, có thể chứa hơn 1000 tấn thức ăn; có thể tự động hóa trong quá trình nhập, xuất kho; ngăn chặn được sự phá hoại của động vật, vi sinh vật; tiết kiệm được diện tích, chi phí lao động + Ưu điểm của hình thức bảo quản thức ăn bằng hình thức silo: silo có sức chứa lớn, có thể chứa hơn 1000 tấn thức ăn; có thể tự động hóa trong quá trình nhập, xuất kho; ngăn chặn được sự phá hoại của động vật, vi sinh vật; tiết kiệm được diện tích, chi phí lao động

+ Nhược điểm: chi phí đầu tư cao.  + Nhược điểm: chi phí đầu tư cao.

 

Câu 16: Có những cách dự trữ thức ăn cho vật nuôi nào?

Trả lời:

– Có nhiều phương pháp dự trữ thức ăn, trong chăn nuôi thường sử dụng hai phương pháp sau:

●      Dự trữ thức ăn ở dạng khô bằng nguồn nhiệt Mặt trời hoặc sấy bằng điện, than.

●     Dự trữ thức ăn ở dạng nhiều nước như ủ xanh thức ăn.

Để dự trữ thức ăn trong chăn nuôi, người ta thường dùng phương pháp làm khô với cỏ, rơm và các loại củ, hạt. Dùng phương pháp dự trữ ủ xanh với các loại rau cỏ tươi xanh.

– Ở nước ta thường dự trữ thức ăn vật nuôi bằng phương pháp làm khô do có nhiều nắng.

Câu 17: Nêu khái nguyên tắc phối trộn khẩu phần ăn của vật nuôi.

Trả lời:

Khẩu phần ăn của vật nuôi là tiêu chuẩn ăn đã được cụ thể hoá bằng các loại thức ăn xác định với khối lượng hoặc tỉ lệ nhất định. Đó là lượng các loại thức ăn cung cấp hằng ngày, đảm bảo cho vật nuôi duy trì sự sống và sản xuất thịt, trứng, sữa,... đạt tiêu chuẩn do người chăn nuôi đề ra. Khẩu phần ăn bao gồm khẩu phần duy trì và khẩu phần sản xuất.

Câu 18: Chế biến hoặc bảo quản một loại thức ăn chăn nuôi bằng phương pháp phù hợp với thực tiễn của gia đình, địa phương.

Trả lời:

Thông thường chăn nuôi trong nông hộ số lượng trâu, bò ít, sử dụng bao nilon là phù hợp nhất, cách làm như sau: Cân 10kg rơm khô, rải đều lên sân gạch hoặc tấm vải nhựa. Dùng bình ô doa chứa đúng 10 lít nước, cân đúng 0,4kg urê rồi hòa tan vào bình tưới và khuấy, trộn đều đến khi hòa tan hết urê vào nước. Tưới nước đã pha urê vào rơm, cứ 10kg rơm thì tưới 10 lít nước đã hòa với urê, nếu rơm tươi và ướt thì chỉ tưới 6-7 lít nước/10kg rơm, nhưng vẫn hòa đủ 0,4kg urê. Khi tưới xong đảo thật đều để rơm thấm đều urê sau đó dùng tay cuộn từng nắm rơm nhét vào túi nilon (đã lồng ngoài bao tải dứa) chú ý nhét thật chặt. Rồi tiếp tục rải tiếp 10kg rơm, lặp lại các động tác như trên cho đến khi hết rơm thì thôi. Sau khi đầy buộc chặt miệng lại và chuyển sang bao khác. Sau 7 đến 10 ngày ủ, bắt đầu lấy cho trâu, bò ăn. Lúc đầu cho ăn ít khoảng 1-2kg ta phải tập cho trâu bò ăn dần bằng cách trộn lẫn với cỏ tươi, sau 2-3 ngày trâu bò sẽ ăn quen dần và lượng ăn tăng dần lên. Mỗi ngày cho ăn tối đa từ 7-10kg/con.

Dụng cụ: Bể xây hoặc thùng phi, thùng nhựa để ngâm rơm, sử dụng nguyên liệu rơm khô, vôi, nước sạch theo công thức: 100kg rơm khô + 6kg vôi + 600 lít nước. Cách làm: Cho rơm vào bể hoặc thùng phi đổ nước vôi 1% vào đảo trộn đều trong 3 ngày (mỗi ngày đảo từ 2-3 lần), sau đó vớt rơm lên giá để chảy hết nước vôi. Dùng nước rửa sạch vôi, có thể cho bò ăn ngay hoặc phơi khô gác lên chuồng cho trâu bò ăn dần. Mỗi con có thể cho ăn từ 7-10kg/ngày. Rơm có thể khô hoặc tươi ta tính lượng rơm mà trâu, bò có thể sử dụng hết trong ngày để riêng ra một chỗ hoặc cho luôn vào máng ăn rồi dùng nước muối 1% tưới lên rơm, cứ 1kg rơm thì dùng 1 lít nước làm như vậy trâu bò sẽ thích ăn. Chú ý ăn bữa nào ta làm bữa đó.

 

Câu 19: Theo em, việc nghiền nhỏ thức ăn nhằm mục đích gì? Ở địa phương của em loại thức ăn chăn nuôi nào thường được chế biến bằng phương pháp nghiền nhỏ.     

Trả lời:

+ Mục đích của việc nghiền nhỏ thức ăn: các loại hạt, nguyên liệu thô cứng được nghiền nhỏ với kích thước thích hợp cho hệ tiêu hóa của từng loại vật nuôi, từng giai đoạn phát triển. Nghiền nhỏ giúp cho dịch hệ tiêu hóa được thấm đều làm tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn. + Mục đích của việc nghiền nhỏ thức ăn: các loại hạt, nguyên liệu thô cứng được nghiền nhỏ với kích thước thích hợp cho hệ tiêu hóa của từng loại vật nuôi, từng giai đoạn phát triển. Nghiền nhỏ giúp cho dịch hệ tiêu hóa được thấm đều làm tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn.

+ Một số thức ăn thường được chế biến bằng phương pháp nghiền nhỏ: các loại hạt ngô, đậu tương, mảnh sắn khô, các nguyên liệu khô cứng.  + Một số thức ăn thường được chế biến bằng phương pháp nghiền nhỏ: các loại hạt ngô, đậu tương, mảnh sắn khô, các nguyên liệu khô cứng.

Câu 20: Thức ăn vật nuôi được tiêu hóa như thế nào?

Trả lời:

Thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hóa như sau:

+ Nước được cơ thể hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu. + Nước được cơ thể hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu.

+ Protein được cơ thể hấp thụ dưới dạng các Axit amin. + Protein được cơ thể hấp thụ dưới dạng các Axit amin.

+ Lipit được hấp thụ dưới dạng các Glyxerin và axit béo. + Lipit được hấp thụ dưới dạng các Glyxerin và axit béo.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay