Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức Chủ đề 4: Phòng, trị bệnh cho vật nuôi (P2)
Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Chủ đề 4: Phòng, trị bệnh cho vật nuôi. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi kết nối tri thức
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 4. PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI (PHẦN 2)
Câu 1: Em hãy nêu vai trò của phòng, trị bệnh trong chăn nuôi.
Trả lời:
Vai trò của phòng, trị bệnh cho vật nuôi là một trong những hoạt động quan trọng trong chăn nuôi:
- Sẽ đảm bảo phát triển chăn nuôi ổn định, bền vững; - Sẽ đảm bảo phát triển chăn nuôi ổn định, bền vững;
- Cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng; phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái. - Cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng; phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.
Câu 2: Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh dịch tả lợn cổ điển.
Trả lời:
Bệnh dịch tả lợn cổ điển (classical swine fever) được xếp vào loại bệnh nguy hiểm bởi cơ chế lây lan bệnh nhanh chóng và bằng nhiều con đường khác nhau. Bệnh có khả năng lây qua đường tiêu hóa, qua đường hô hấp, qua các vùng da có vết thương trầy xước.
Nguyên nhân gây bệnh: là virus dịch tả lợn cổ điển có vật chất di truyền là RNA, thuộc họ Flaviviridea, Virus có thể ra ngoài qua phân, nước tiểu, nước bọt, vì thế khả năng lây lan rất cao.
Câu 3: Cho biết những triệu chứng của bệnh Newcastle.
Trả lời:
Bệnh Newcastle là một bệnh truyền nhiễm trên gia cầm, với thể mãn tính có các biểu hiện: khó tiêu, ốm yếu, khó thở, chảy nước mắt và ỉa chảy phân xanh.
Câu 4: Em hãy nêu đặc điểm và nguyên nhân gây ra bệnh tụ huyết trùng trên trâu bò.
Trả lời:
Bệnh tụ huyết trùng trâu, bò là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở trâu, bò. Bệnh do vi khuẩn Gram âm có tên là Pasteurella multocida gây ra. Bệnh gây tụ huyết từng mảng và xuất huyết ở một số vùng như niêm mạc mắt, miệng, mũi, da.
Câu 5: Giới thiệu về ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất vaccine DNA tái tổ hợp.
Trả lời:
Vaccine DNA tái tổ hợp là dạng vaccine được sản xuất bằng cách sử dụng các gene mã hóa kháng nguyên thiết yếu của vi sinh vật gây bệnh để tổng hợp ra các phân tử DNA tái tổ hợp có khả năng kích thích cơ thể vật nuôi chống lại chính các vi sinh vật gây đó.
Câu 6: Có những loại bệnh thông thường nào trên vật nuôi?
Trả lời:
+ Đối với gia súc: bệnh phó thương hàn, bệnh lở mồm long móng, bệnh tụ huyết trùng, bệnh liên cầu khuẩn…. + Đối với gia súc: bệnh phó thương hàn, bệnh lở mồm long móng, bệnh tụ huyết trùng, bệnh liên cầu khuẩn….
+ Đối với gia cầm: bệnh cúm gia cầm, bệnh đậu gà, bệnh viêm ruột hoại tử, bệnh khuẩn đường ruột,… + Đối với gia cầm: bệnh cúm gia cầm, bệnh đậu gà, bệnh viêm ruột hoại tử, bệnh khuẩn đường ruột,…
Câu 7: Em hãy nêu biện pháp phòng, trị bệnh dịch tả lợn cổ điển.
Trả lời:
+ Hiện nay, bệnh dịch tả lợn cổ điển chưa có thuốc đặc trị, vì vậy biện pháp chủ yếu là phòng bệnh. + Hiện nay, bệnh dịch tả lợn cổ điển chưa có thuốc đặc trị, vì vậy biện pháp chủ yếu là phòng bệnh.
+ Để phòng bệnh dịch tả lợn cổ điển hiệu quả, cần giữ cho chuồng trại luôn khô thoáng, lưu thông khí, vệ sinh sát trùng định kì. Tiêm vaccine đầy đủ theo khuyến cáo. + Để phòng bệnh dịch tả lợn cổ điển hiệu quả, cần giữ cho chuồng trại luôn khô thoáng, lưu thông khí, vệ sinh sát trùng định kì. Tiêm vaccine đầy đủ theo khuyến cáo.
Câu 8: Em hãy cho biết đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng trên gia cầm.
Trả lời:
- Khái niệm: Bệnh tụ huyết trùng ở gà (Bệnh gà toi) là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính. Thường xuất hiện trên các loại gia cầm. Nguyên nhân bệnh là do vi khuẩn có tên là Pasteurella multocida gây nên. Bệnh tụ huyết trùng có thể phát sinh trên gà ở mọi giai đoạn phát triển. Bệnh thường có diễn biến bệnh nhanh, gây chết gia cầm hàng loạt. - Khái niệm: Bệnh tụ huyết trùng ở gà (Bệnh gà toi) là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính. Thường xuất hiện trên các loại gia cầm. Nguyên nhân bệnh là do vi khuẩn có tên là Pasteurella multocida gây nên. Bệnh tụ huyết trùng có thể phát sinh trên gà ở mọi giai đoạn phát triển. Bệnh thường có diễn biến bệnh nhanh, gây chết gia cầm hàng loạt.
- Nguyên nhân: - Nguyên nhân:
+ Bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra, vi khuẩn này có nhiều chủng, là vi khuẩn Gram (-). + Bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra, vi khuẩn này có nhiều chủng, là vi khuẩn Gram (-).
+ Gà mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, bệnh xảy ra đột ngột, diễn biến cực nhanh, tỉ lệ chết cao ở đầu ổ dịch. + Gà mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, bệnh xảy ra đột ngột, diễn biến cực nhanh, tỉ lệ chết cao ở đầu ổ dịch.
Câu 9: Những triệu chứng của bệnh tụ huyết trùng trên trâu bò là gì?
Trả lời:
Các triệu chứng của bệnh tụ huyết trùng trên trâu bò là:
* Thể ác tính
Thể này thường ít gặp. Trâu, bò phát bệnh rất nhanh. Con vật đột nhiên lên cơn sốt cao 41 – 420C và trở nên hung dữ, điên loạn, đập đầu vào tường và chết trong vòng 24 giờ. Bê nghé 3 – 18 tháng thể hiện triệu chứng thần kinh: giãy giụa, ngã vật xuống rồi chết, có khi con vật đang ăn bỗng chạy lồng lên, điên loạn, run rẩy, ngã xuống rồi lịm đi.
* Thể cấp tính
Thể này xảy ra phổ biến ở trâu, bò. Thời gian ủ bệnh ngắn từ 1 – 3 ngày, con vật không nhai lại, mệt lả, bứt rứt, sốt cao đột ngột 40 – 420C. Các niêm mạc mắt, mũi đỏ sẫm rồi tái xám. Nước mắt, nước mũi chảy liên tục. Các hạch lâm ba đều sưng, đặc biệt là hạch dưới hầu sưng rất to, làm cho con vật lè lưỡi ra, thở khó khăn, người ta thường gọi là bệnh “trâu bò hai lưỡi”. Hạch lâm ba trước vai, trước đùi sưng, thuỷ thũng, làm cho con vật đi lại khó khăn.
Câu 10: Để phát hiện sớm virus gây bệnh ở vật nuôi bằng công nghệ sinh học cần phải thức hiện qua các bước nào?
Trả lời:
Các bước để phát hiện sớm virus gây bệnh trên vật nuôi dựa vào công nghệ sinh học:
- Bước 1. Lấy mẫu bệnh phẩm
- Bước 2. Tách chiết RNA tổng số.
- Bước 3. Tổng hợp cRNA từ RNA nhờ quá trình phiên mã ngược.
- Bước 4. Khuếch đại cRNA bằng phản ứng PCR.
- Bước 5. Điện di kiểm tra sản phẩm PCR.
Câu 11: Theo em, vì sao phòng bệnh lại có vai trò tăng sức đề kháng cho vật nuôi?
Trả lời:
Vì vaccine là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân gây bệnh cụ thể. Tiêm phòng vaccine cho đàn vật nuôi được coi là một trong các biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất.
Câu 12: Hình 12.5 là dây chuyền sản xuất sử dụng loại máy tiện điều khiển bằng Cam (Cam lathe). Em hãy tìm hiểu và mô tả hoạt động của loại máy tự động cứng này?
Trả lời:
Hoạt động của loại máy tự động cứng này:
- Với máy tiện cơ thông thường, khi gia công cắt gọt vật liệu, cần phải có kỹ thuật viên điều khiển vị trí của dao cắt. Đồng thời, kỹ thuật viên phải có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm để thực hiện các thao tác nhanh chóng, kịp thời, tạo ra sản phẩm đạt yêu cầu kỹ thuật. Mặt khác, máy tiện lập trình theo quy tắc nhất định, được cài đặt sẵn trên máy tính, có thể vận hành tự động, không phụ thuộc vào tay nghề của người thợ. - Với máy tiện cơ thông thường, khi gia công cắt gọt vật liệu, cần phải có kỹ thuật viên điều khiển vị trí của dao cắt. Đồng thời, kỹ thuật viên phải có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm để thực hiện các thao tác nhanh chóng, kịp thời, tạo ra sản phẩm đạt yêu cầu kỹ thuật. Mặt khác, máy tiện lập trình theo quy tắc nhất định, được cài đặt sẵn trên máy tính, có thể vận hành tự động, không phụ thuộc vào tay nghề của người thợ.
Câu 13: Em hãy nêu đặc điểm của bệnh đậu gà. Nêu cách trị loại bệnh này trên gà.
Trả lời:
* Đặc điểm của bệnh đậu gà:
+ Nổi nhiều mụn mủ bằng hạt đậu ở đầu, mắt, quanh miệng, mào. + Nổi nhiều mụn mủ bằng hạt đậu ở đầu, mắt, quanh miệng, mào.
+ Đôi khi những cục mụn có thể làm gà mù mắt hoặc mọc mụn trong miệng khiến gà đay đơn không ăn uống được. + Đôi khi những cục mụn có thể làm gà mù mắt hoặc mọc mụn trong miệng khiến gà đay đơn không ăn uống được.
* Để điều trị bệnh đậu gà ta làm như sau:
+ Cậy vẩy mụn đậu, rửa sạch bằng nước muối loãng. + Cậy vẩy mụn đậu, rửa sạch bằng nước muối loãng.
+ Hằng ngày bôi dung dịch 1% Xanhmetylen lên mụn đậu, sau ít ngày mụn đậu sẽ khô dần và tự bong. + Hằng ngày bôi dung dịch 1% Xanhmetylen lên mụn đậu, sau ít ngày mụn đậu sẽ khô dần và tự bong.
+ Nếu gà bị vết thương loét trên niêm mang miệng bôi thuốc sát trùng nhẹ Lugol 1%. + Nếu gà bị vết thương loét trên niêm mang miệng bôi thuốc sát trùng nhẹ Lugol 1%.
+ Làm sạch các mụn đậu rồi bôi các chất sát trùng nhẹ như Glycerin 10%, CuSO4 5% thể niêm mạc có thể lấy bông làm sạch màng giả ở miệng rồi bôi các chất sát trùng nhẹ hay kháng sinh, nếu đau mắt có thể dùng thuốc nhỏ mắt. + Làm sạch các mụn đậu rồi bôi các chất sát trùng nhẹ như Glycerin 10%, CuSO4 5% thể niêm mạc có thể lấy bông làm sạch màng giả ở miệng rồi bôi các chất sát trùng nhẹ hay kháng sinh, nếu đau mắt có thể dùng thuốc nhỏ mắt.
+ Bổ sung thêm Vitamin đặc biệt là Vitamin A. + Bổ sung thêm Vitamin đặc biệt là Vitamin A.
+ Nếu bệnh nặng cần dùng kháng sinh phòng vi khuẩn bội nhiễm. + Nếu bệnh nặng cần dùng kháng sinh phòng vi khuẩn bội nhiễm.
+ Đốt chất thải của gà, chất độn chuồng, chất độn ổ đẻ. + Đốt chất thải của gà, chất độn chuồng, chất độn ổ đẻ.
+ Phun sát trùng thường xuyên trong thời gian gà bị bệnh. + Phun sát trùng thường xuyên trong thời gian gà bị bệnh.
+ Chủng đậu cho các đàn gà chưa bị mắc bệnh ở khu vực xung quanh đàn gà bị bệnh. + Chủng đậu cho các đàn gà chưa bị mắc bệnh ở khu vực xung quanh đàn gà bị bệnh.
Câu 14: Giải thích vì sao việc cho trâu, bò, ăn, uống đầy đủ, khoa học; chăm sóc, sử dụng và khai thác hợp lí có tác dụng phòng bệnh tụ huyết trùng?
Trả lời:
Việc trâu, bò ăn, uống đầy đủ, khoa học; chăm sóc, sử dụng và khai thác hợp lí có tác dụng phòng bệnh tụ huyết trùng vì: Thời tiết thay đổi, khi bổ sung các sản phẩm ăn uống sẽ tăng sức đề kháng cho trâu, bò.
Câu 15: Em hãy cho biết ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ sinh học vào việc phòng, trị bệnh cho vật nuôi?
Trả lời:
Ý nghĩa việc ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi là: hỗ trợ sức khỏe cho vật nuôi, tăng cường miễn dịch, tăng khả năng phòng, trị bệnh ở vật nuôi.
Câu 16: Khi bị cảm cúm, lợn con có các biểu hiện gì? Cách điều trị bệnh này như thế nào?
Trả lời:
Khi bị cảm cúm lợn con có các biểu hiện như: sổ mũi, ho, sốt, ho hắt hơi, sưng phổi lợn con sốt xù lông, run vì lạnh, ho, thở bằng bụng với cạnh sườn thoi thóp, hoặc thở thật nhanh. Không điều trị sớm lợn con dễ chết vì động kinh bởi tăng thân nhiệt lên cao.
Để điều trị được bệnh này một cách hiệu quả chúng ta có thể áp dụng cách sau:
- Clotetraxiclin, Tetraxiclin, Oxitetraxiclin tiêm với liều dùng từ 10-40 mg/kg thể trọng x ngày. - Clotetraxiclin, Tetraxiclin, Oxitetraxiclin tiêm với liều dùng từ 10-40 mg/kg thể trọng x ngày.
- Sử dụng thuốc long đờm, kết hợp qua nước uống cho lợn. - Sử dụng thuốc long đờm, kết hợp qua nước uống cho lợn.
- Bổ sung thêm Vitamin C cho lợn, để tăng sức đề kháng, chống lại được bệnh tật. - Bổ sung thêm Vitamin C cho lợn, để tăng sức đề kháng, chống lại được bệnh tật.
Câu 17: Hãy trình bày và phân tích một dây chuyền (hoặc một phần của dây chuyền) sản xuất cơ khí có sử dụng robot mà em biết.
Trả lời:
Dây chuyền (hoặc một phần của dây chuyền) sản xuất cơ khí có sử dụng robot mà em biết.
+ Robot hỗ trợ con người thực hiện các công việc tiềm ẩn sự nguy hiểm cao như hàn điện, hàn hồ quang, gia công, lắp đặt linh kiện, mài… đồng thời đảm bảo sự an toàn cho người lao động. + Robot hỗ trợ con người thực hiện các công việc tiềm ẩn sự nguy hiểm cao như hàn điện, hàn hồ quang, gia công, lắp đặt linh kiện, mài… đồng thời đảm bảo sự an toàn cho người lao động.
+ Robot lắp ráp bảng mạch vào dây chuyền sản xuất tự động làm giảm chi phí cũng như cải thiện chất lượng trong toàn bộ quá trình sản xuất. + Robot lắp ráp bảng mạch vào dây chuyền sản xuất tự động làm giảm chi phí cũng như cải thiện chất lượng trong toàn bộ quá trình sản xuất.
+ Robot có thể xử lý màn hình hiển thị và lắp ráp các đầu nối, xây dựng các cụm lắp ráp cùng các bảng mạch phủ. Đặc biệt chúng có thể áp dụng chất kết dính và chất bịt kín sau đó thực hiện kiểm tra, vận hành thử nghiệm và đóng gói, xếp thành phẩm. + Robot có thể xử lý màn hình hiển thị và lắp ráp các đầu nối, xây dựng các cụm lắp ráp cùng các bảng mạch phủ. Đặc biệt chúng có thể áp dụng chất kết dính và chất bịt kín sau đó thực hiện kiểm tra, vận hành thử nghiệm và đóng gói, xếp thành phẩm.
Câu 18: Dựa vào Hình 13.2, hãy liên hệ và lấy ví dụ ứng dụng trong đời sống sử dụng quy trình đó.
Trả lời:
Ứng dụng trong đời sống sử dụng quy trình trên:
- Ứng dụng trong sản xuất công nghiệp nhằm mục đích thu thập các thông số của các thiết bị, máy móc trong quá trình hoạt động. - Ứng dụng trong sản xuất công nghiệp nhằm mục đích thu thập các thông số của các thiết bị, máy móc trong quá trình hoạt động.
- Nhằm mục đích tiếp nhận, lưu trữ và phân tích dữ liệu. - Nhằm mục đích tiếp nhận, lưu trữ và phân tích dữ liệu.
- Nhằm khai thác dữ liệu đã thu thập, xử lí được trước đó để hỗ trợ quá trình ra quyết định. - Nhằm khai thác dữ liệu đã thu thập, xử lí được trước đó để hỗ trợ quá trình ra quyết định.
Câu 19: Mùa nắng nóng, là mùa trâu, bò rất dễ mắc phải bệnh tiêu chảy, em hãy tìm hiểu và cho biết các triệu chứng của bệnh tiêu chảy. Nêu cách trị bệnh tiêu chảy trên trâu, bò.
Trả lời:
* Triệu chứng:
+ Bệnh thường bị ở bê, nghé nhiều hơn trâu, bò trưởng thành; Khi mắc bệnh ở giai đoạn đầu vật nuôi thường mệt mỏi, ăn kém, uống nước nhiều, đi phân lỏng có màu xám vàng hoặc xám xanh có mùi tanh khó chịu. + Bệnh thường bị ở bê, nghé nhiều hơn trâu, bò trưởng thành; Khi mắc bệnh ở giai đoạn đầu vật nuôi thường mệt mỏi, ăn kém, uống nước nhiều, đi phân lỏng có màu xám vàng hoặc xám xanh có mùi tanh khó chịu.
+ Khi bị nặng, bê, nghé phân toàn nước, đôi khi có máu, mất nước, mất muối trong cơ thể và chết do kiệt sức; Nếu điều trị không kịp thời, tỷ lệ bê, nghé chết từ 30 - 40%, do đó cần phát hiện bệnh sớm để có biện pháp điều trị. + Khi bị nặng, bê, nghé phân toàn nước, đôi khi có máu, mất nước, mất muối trong cơ thể và chết do kiệt sức; Nếu điều trị không kịp thời, tỷ lệ bê, nghé chết từ 30 - 40%, do đó cần phát hiện bệnh sớm để có biện pháp điều trị.
* Cách điều trị:
+ Ngoài dùng thuốc Atropine tiêm theo liều 1ml/15 - 20kg thể trọng, + Ngoài dùng thuốc Atropine tiêm theo liều 1ml/15 - 20kg thể trọng, trường hợp bị nặng phải truyền dung dịch nước đường đẳng trương hoặc nước muối sinh lý vào tĩnh mạch cho bê, nghé theo liều 0,5 - 0,8 lít/ bê, nghé.
+ Ngoài ra, kết hợp sử dụng 300g lá ổi hoặc lá phèn đen + 1 lít nước rồi đun sôi cho bê, nghé uống 1 - 2 lần/ngày, mỗi lần từ 0,2 - 0,5 lít. + Ngoài ra, kết hợp sử dụng 300g lá ổi hoặc lá phèn đen + 1 lít nước rồi đun sôi cho bê, nghé uống 1 - 2 lần/ngày, mỗi lần từ 0,2 - 0,5 lít.
Câu 20: Em hãy giới thiệu đôi nét về ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vaccine và chẩn đoán bệnh.
Trả lời:
+ Bệnh do virus gây ra rất khó kiểm soát, nếu không phát hiện kịp thời có thể bùng phát thành dịch, gây hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường. + Bệnh do virus gây ra rất khó kiểm soát, nếu không phát hiện kịp thời có thể bùng phát thành dịch, gây hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường.
+ Nhờ có ứng dụng công nghệ sinh học, có thể phát hiện sớm, chính xác các virus gây bệnh trên vật nuôi. Nhờ đó nâng cao được hiệu quả phòng trị bệnh, hạn chế bùng phát thành dịch. + Nhờ có ứng dụng công nghệ sinh học, có thể phát hiện sớm, chính xác các virus gây bệnh trên vật nuôi. Nhờ đó nâng cao được hiệu quả phòng trị bệnh, hạn chế bùng phát thành dịch.