Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức Chủ đề 5: Công nghệ chăn nuôi (P1)
Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Chủ đề 5: Công nghệ chăn nuôi. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi kết nối tri thức
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 5. CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI (PHẦN 1)
Câu 1: Thế nào là chuồng nuôi tốt?
Trả lời:
Chuồng nuôi tốt là chuồng đáp ứng được cho vật nuôi sẽ được sống thoải mái, khỏe mạnh, ít bệnh tật, cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt và tiết kiệm chi phí.
Câu 2: Thế nào là nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi?
Trả lời:
- Nuôi dưỡng: là cung cấp cho vật nuôi đủ chất dinh dưỡng, đủ lượng, phù hợp với từng giai đoạn và từng đối tượng. - Nuôi dưỡng: là cung cấp cho vật nuôi đủ chất dinh dưỡng, đủ lượng, phù hợp với từng giai đoạn và từng đối tượng.
- Chăm sóc: là quá trình con người thường xuyên quan tâm tới vật nuôi như tạo ra môi trường trong chuồng nuôi phù hợp, vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, … để vật nuôi được sống thoải mái, khỏe mạnh và cho nhiều sản phẩm chăn nuôi nhất. - Chăm sóc: là quá trình con người thường xuyên quan tâm tới vật nuôi như tạo ra môi trường trong chuồng nuôi phù hợp, vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, … để vật nuôi được sống thoải mái, khỏe mạnh và cho nhiều sản phẩm chăn nuôi nhất.
Câu 3: Em hãy cho biết VietGAP chăn nuôi là gì?
Trả lời:
+ Khái niệm: Chăn nuôi theo chuẩn VietGAP hay còn gọi là VietGAP chăn nuôi (Vietnamese Good Animal Husbandry Practices - VietGAHP) được hiểu là quy trình thực hành chăn nuôi tốt tại Việt Nam. + Khái niệm: Chăn nuôi theo chuẩn VietGAP hay còn gọi là VietGAP chăn nuôi (Vietnamese Good Animal Husbandry Practices - VietGAHP) được hiểu là quy trình thực hành chăn nuôi tốt tại Việt Nam.
+ Đó là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục áp dụng trong chăn nuôi nhằm đảm bảo vật nuôi được nuôi dưỡng để đạt được các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. + Đó là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục áp dụng trong chăn nuôi nhằm đảm bảo vật nuôi được nuôi dưỡng để đạt được các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Câu 4: Em hãy cho biết thế nào chăn nuôi công nghệ cao?
Trả lời:
Khái niệm: Chăn nuôi thâm canh hiện đại thường áp dụng các công nghệ hiện đại (về giống, thức ăn, chuồng trại, thú y với máy móc hiện đại, áp dụng công nghệ thông tin, tự động hóa, công nghệ sinh học) nên được gọi là chăn nuôi công nghiệp hay là chăn nuôi công nghệ cao.
Câu 5: Kể tên một số ứng dụng công nghệ cao trong việc bảo quản sản phẩm chăn nuôi.
Trả lời:
Một số ứng dụng công nghệ cao trong việc bảo quản sản phẩm chăn nuôi:
- Công nghệ bảo quản lạnh.
- Công nghệ cấp đông.
- Công nghệ xử lí bằng nhiệt độ cao.
Câu 6: Trình bày các biện pháp đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường chăn nuôi. Nêu ý nghĩa của từng biện pháp.
Trả lời:
* Các biện pháp đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường chăn nuôi:
- Vệ sinh chuồng nuôi - Vệ sinh chuồng nuôi
- Tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi - Tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi
- Thu gom và xử lí chất thải chăn nuôi - Thu gom và xử lí chất thải chăn nuôi
* Ý nghĩa của từng biện pháp:
- Vệ sinh chuồng nuôi: tạo môi trường sạch sẽ, an toàn cho người và vật nuôi. - Vệ sinh chuồng nuôi: tạo môi trường sạch sẽ, an toàn cho người và vật nuôi.
- Tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi: phòng bệnh cho vật nuôi, phòng bệnh lây truyền giữa động vật và con người. - Tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi: phòng bệnh cho vật nuôi, phòng bệnh lây truyền giữa động vật và con người.
- Thu gom và xử lí chất thải chăn nuôi: làm giảm các tác động xấu của chăn nuôi đến môi trường. - Thu gom và xử lí chất thải chăn nuôi: làm giảm các tác động xấu của chăn nuôi đến môi trường.
Câu 7: Theo em, nếu chuồng nuôi không yên tĩnh sẽ ảnh hưởng thế nào tới gà đẻ trứng?
Trả lời:
Nếu chuồng nuôi không yên tĩnh sẽ ảnh hưởng đến gà đẻ trứng vì:
- Gà thường nhút nhát, dễ bị hoảng sợ bởi tiếng động.
- Khi bị kích động bởi tiếng động của khu vực xung quanh như: mưa, gió, sấm chớp, tiếng rơi vỡ của đồ vật.. thì chúng chạy dồn về góc chuồng và kêu ầm ĩ.
Câu 8: Em hãy cho biết mục đích của việc kiểm tra nội bộ trong chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.
Trả lời:
Mục đích của việc kiểm tra nội bộ trong chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP là để rà soát từng hoạt động của trại xem đã phù hợp với nội dung của Quy trình chăn nuôi VietGAP hay chưa.
Câu 9: Vì sao việc ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi là cần thiết?
Trả lời:
Việc ứng dụng công nghệ cao vào trong chăn nuôi là cần thiết vì:
Chăm sóc được vật nuôi theo quy chuẩn cao hơn.
- Giúp giải phóng sức lao động.
- Năng suất lao động tăng.
- Là tiền đề hướng tới phát triển hình thức chăn nuôi bền vững.
Câu 10: Em hãy cho biết bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi nhằm mục đích gì?
Trả lời:
Tiêu diệt một số mầm bệnh và kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm: Trong các sản phẩm chăn nuôi đều chứa các loại vi sinh vật, trong đó có nhiều loại ảnh hưởng xấu đến con người (mầm bệnh). Qua quá trình chế biến, các mầm bệnh này sẽ bị tiêu diệt, thời gian bảo quản thực phẩm được kéo dài.
Câu 11: Quan sát Hình 16.2 và nêu những đặc điểm chính của kiểu chuồng hở trong chăn nuôi gà thịt.
Trả lời:
Đặc điểm chính của kiểu chuồng hở trong chăn nuôi gà thịt:
Thông thoáng tự nhiên, tiểu khí hậu trong chuồng phụ thuộc vào môi trường bên ngoài.
Câu 12: Em hãy cho biết các cách để áp dụng cho lợn ăn.
Trả lời:
Có thể cho lợn ăn theo một trong hai cách sau:
Cách 1: Tính lượng thức ăn theo khối lượng cơ thể của lợn. Cụ thể, lượng thức ăn hằng ngày cho mỗi con lợn trung bình khoảng 5%, sau đó giảm xuống khoảng 4% và 3% khối lượng cơ thể.
Cách 2: Cho lợn ăn tự động.
Câu 13: Vì sao phải khử trùng chuồng nuôi và thiết bị chăn nuôi sau mỗi lứa nuôi?
Trả lời:
Việc sát trùng tiêu độc chuồng trại rất quan trọng và cần thiết vì nó giúp khống chế bệnh dịch, diệt mầm bệnh trong môi trường, ngăn chặn lây lan bệnh dịch. Sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi giúp tăng hiệu quả chăn nuôi, phát triển bền vững, hạn chế bệnh dịch.
Câu 14: Giới thiệu về một số công nghệ được áp dụng trong lĩnh vực nuôi gà đẻ trứng hiện nay.
Trả lời:
Một số công nghệ được áp dụng cho lĩnh vực nuôi gà đẻ trứng:
- Hệ thống cho ăn, uống nước tự động.
- Hệ thống làm mát cho gà.
- Máy thu lấy trứng gà tự động.
Câu 15: Nêu ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ cao trong việc chế biến và bảo quản sản phẩm chăn nuôi.
Trả lời:
Việc ứng dụng công nghệ cao vào trong chăn nuôi là cần thiết vì:
Chăm sóc được vật nuôi theo quy chuẩn cao hơn.
- Giúp giải phóng sức lao động.
- Năng suất lao động tăng.
- Là tiền đề hướng tới phát triển hình thức chăn nuôi bền vững.
Câu 16: Đề xuất một số giải pháp làm giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi nông hộ (gà, lợn, trâu, bò, ..) ở gia đình, địa phương em.
Trả lời:
Một số giải pháp làm giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi nông hộ (gà, lợn, trâu, bò, ..) ở gia đình, địa phương em:
- Xây biogas để xử lí phân và tạo nguồn chất đốt. - Xây biogas để xử lí phân và tạo nguồn chất đốt.
- Thiết kế lắp máy ép phân để tách phần bã và chất lỏng: phần bã sản xuất phân vi sinh, chất lỏng đưa vào hầm biogas. - Thiết kế lắp máy ép phân để tách phần bã và chất lỏng: phần bã sản xuất phân vi sinh, chất lỏng đưa vào hầm biogas.
Câu 17: Quan sát quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc một loại vật nuôi ở gia đình, địa phương em và đề xuất những việc cần thay đổi nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi, đảm bảo đối xử nhân đạo với vật nuôi và bảo vệ môi trường.
Trả lời:
Quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc trâu cái sinh sản:
* Kỹ thuật xây dựng chuồng trại
- Yêu cầu vị trí xây dựng: Chuồng nuôi phải đảm bảo ấm áp vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè, xây dựng nơi cao ráo, khung chuồng và nền phải chắc chắn, mái lợp đảm bảo. Chuồng nuôi phải cách xa nhà ở và khu dân cư, cách xa nguồn nước sinh hoạt và có nơi thu gom phân chuồng, có hố chứa nước thải. - Yêu cầu vị trí xây dựng: Chuồng nuôi phải đảm bảo ấm áp vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè, xây dựng nơi cao ráo, khung chuồng và nền phải chắc chắn, mái lợp đảm bảo. Chuồng nuôi phải cách xa nhà ở và khu dân cư, cách xa nguồn nước sinh hoạt và có nơi thu gom phân chuồng, có hố chứa nước thải.
Nền chuồng: Nền chuồng phải cao hơn mặt đất bên ngoài 20-30cm, có thể sử dụng nền láng xi măng hoặc nền đất nện. Với nền chuồng bằng xi măng cần phải đảm bảo chắc chắn và có độ nhám thích hợp, tránh làm quá trơn trâu sẽ khó đi lại và dễ bị té ngã. Nền chuồng phải có độ dốc hợp lý khoảng 2 - 3% hướng về rãnh thoát nước.
Mái lợp: Mái lợp có thể dùng tôn lạnh hoặc tôn fibro xi măng. Nóc chuồng cao so mặt đất khoảng 3m, đuôi mái cách mặt đất khoảng 1,8 - 2m. Có thể làm kiểu chuồng 2 mái hoặc 4 mái, mái lợp phải rộng hơn khung chuồng để tránh mưa tạt.
* Kỹ thuật nuôi trâu cái sinh sản
- Giai đoạn trâu cái chửa: Thời gian mang thai của trâu nội là 320-325 ngày. Theo sự phát triển của thai việc nuôi dưỡng cần thực hiện tốt các yêu cầu sau: - Giai đoạn trâu cái chửa: Thời gian mang thai của trâu nội là 320-325 ngày. Theo sự phát triển của thai việc nuôi dưỡng cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:
Thời kỳ bắt đầu mang thai đến 7-8 tháng, nuôi trâu chủ yếu là thức ăn thô xanh. Trước khi đẻ 2-3 tháng, ngoài thức ăn thô xanh cần cho trâu ăn thức ăn tinh (cám, bắp, lúa nghiền ...) từ 0,5 - 1,5 kg/con/ngày.
Ở tháng tháng thứ nhất và tháng cuối của thai kỳ, không sử dụng trâu để làm những việc nặng nhọc như cày, kéo, không xua đuổi nhiều... tránh ảnh hưởng đến thai. Giai đoạn gần đẻ, nên chăn thả gần và nuôi riêng trâu mang thai để tiện chăm sóc.
Trước khi trâu đẻ 1-2 ngày, nhốt trâu tại chuồng, tắm rửa sạch sẽ, dọn chuồng, chuẩn bị dụng cụ và trực trâu đẻ. Nghé vừa sinh phải được móc sạch nhớt ở miệng, mũi và lau khô sạch toàn thân, cắt rốn để dài khoảng 10cm và dùng cồn I-ốt sát trùng vết cắt, xong cho bú ngay. Sau khi trâu đẻ, cho trâu uống nước ấm có pha ít muối, tránh để trâu mẹ ăn nhau thai.
- Giai đoạn nuôi con: Trong giai đoạn này cần cho trâu cái ăn nhiều để phục hồi cơ thể và - Giai đoạn nuôi con: Trong giai đoạn này cần cho trâu cái ăn nhiều để phục hồi cơ thể và sản xuất sữa để nuôi con. Ngoài chăn thả phải bổ sung thêm thức ăn xanh và thức ăn tinh tại chuồng. Chăn thả trâu mẹ từ gần tới xa để nghé con quen dần, luôn để nghé con được bú sữa mẹ. Mùa mưa cần chú ý việc che chắn để chuồng nuôi không bị mưa tạt gió lùa, giữ cho nghé khỏi bị lạnh. Hàng ngày dọn chuồng sạch sẽ, khô ráo; đảm bảo có nước sạch thường xuyên tại chuồng.
* Đề xuất những việc cần thay đổi nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi, đảm bảo đối xử nhân đạo với vật nuôi và bảo vệ môi trường:
+ Hàng ngày vệ sinh chuồng trại, máng ăn uống sạch sẽ; định kỳ tiêu độc, khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và thu gom phân để ủ. Sử dụng thức ăn, nước uống không bị nhiễm độc, nhiễm bẩn và mùa nắng thường xuyên tắm chải cho trâu, nghé. + Hàng ngày vệ sinh chuồng trại, máng ăn uống sạch sẽ; định kỳ tiêu độc, khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và thu gom phân để ủ. Sử dụng thức ăn, nước uống không bị nhiễm độc, nhiễm bẩn và mùa nắng thường xuyên tắm chải cho trâu, nghé.
+ Cách ly trâu bệnh với trâu khỏe, những trâu mua về nên nuôi cách ly ít nhất 3 tuần để theo dõi. Bố trí chuồng nuôi trâu không quá gần nhà ở, nguồn nước sinh hoạt và không nuôi chung với các loại vật nuôi khác. + Cách ly trâu bệnh với trâu khỏe, những trâu mua về nên nuôi cách ly ít nhất 3 tuần để theo dõi. Bố trí chuồng nuôi trâu không quá gần nhà ở, nguồn nước sinh hoạt và không nuôi chung với các loại vật nuôi khác.
+ Tẩy nội, ngoại ký sinh trùng cho nghé lúc 1- 3 và 6 tháng tuổi. Tẩy sán lá gan lúc trâu 12 tháng tuổi và sau đó định kỳ 6 tháng tẩy lại 1 lần (cần chủ động tẩy sán trước khi phối giống). Định kỳ tiêm phòng các loại vaccine Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng... theo lịch của thú y. + Tẩy nội, ngoại ký sinh trùng cho nghé lúc 1- 3 và 6 tháng tuổi. Tẩy sán lá gan lúc trâu 12 tháng tuổi và sau đó định kỳ 6 tháng tẩy lại 1 lần (cần chủ động tẩy sán trước khi phối giống). Định kỳ tiêm phòng các loại vaccine Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng... theo lịch của thú y.
Câu 18: Sản phẩm được chứng nhận VietGAP có bán được nhiều hơn và giá bán cao không?
Trả lời:
Lượng sản phẩm được chứng nhận VietGAP có thể bán được nhiều hơn, nếu được cơ quan có thẩm quyền nước nhập/ hệ thống bán lẻ/ nhà nhập khẩu công nhận.
Giá bán sản phẩm xuất xứ từ cơ sở được chứng nhận VietGAP có thể tăng, nếu: 1) cơ sở được chứng nhận VietGAP, và đảm bảo kiểm soát được mối nguy gây mất an toàn thực phẩm, an toàn bệnh dịch, an toàn môi trường và an sinh xã hội; 2) sản phẩm luôn đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Câu 19: Giới thiệu về một số ứng dụng công nghệ cao được sử dụng trong việc chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Trả lời:
+ Mô hình chăn nuôi gà, lợn trong chuồng lạnh theo quy trình khép kín đang được ứng dụng rộng rãi. + Mô hình chăn nuôi gà, lợn trong chuồng lạnh theo quy trình khép kín đang được ứng dụng rộng rãi.
+ Chuồng trại xây kín với hệ thống làm mát bằng nước, quạt hút gió, đệm lót sinh học, hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ,… Với công nghệ hiện đại, nhiệt độ trong chuồng phù hợp với từng giai đoạn phát triển, từng giống gà, lợn, các quy trình xử lý khoa học khử mùi hôi.. + Chuồng trại xây kín với hệ thống làm mát bằng nước, quạt hút gió, đệm lót sinh học, hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ,… Với công nghệ hiện đại, nhiệt độ trong chuồng phù hợp với từng giai đoạn phát triển, từng giống gà, lợn, các quy trình xử lý khoa học khử mùi hôi..
+ Bằng ứng dụng công nghệ thông tin, việc cho ăn uống, chăm sóc và theo dõi sức khỏe, phát hiện bệnh của gia cầm, gia súc đều được đưa về một trung tâm điều khiển. Do đó, nhân công có thể giảm đi hơn nửa vẫn đảm bảo chất lượng chuồng trại. + Bằng ứng dụng công nghệ thông tin, việc cho ăn uống, chăm sóc và theo dõi sức khỏe, phát hiện bệnh của gia cầm, gia súc đều được đưa về một trung tâm điều khiển. Do đó, nhân công có thể giảm đi hơn nửa vẫn đảm bảo chất lượng chuồng trại.
+ Đặc biệt trong công nghệ nuôi gà đang dần áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo để chọn lọc giống gà tốt. + Đặc biệt trong công nghệ nuôi gà đang dần áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo để chọn lọc giống gà tốt.
Câu 20: Trình bày nguyên lí của các phương pháp bảo quản sản phẩm chăn nuôi. Ở gia đình em thường bảo quản sản phẩm chăn nuôi bằng những phương pháp nào?
Trả lời:
Nguyên lí của các phương pháp bảo quản sản phẩm chăn nuôi:
Phương pháp công nghệ bảo quản lạnh: nhiệt độ thấp sẽ ức chế các hoạt động sống của vi sinh vật, làm chậm quá trình sinh hóa xảy ra trong sản phẩm, nhờ đó mà sản phẩm giữ được chất lượng trong thời gian dài hơn. Tùy thuộc vào thời gian cần bảo quản và đặc điểm của từng loại sản phẩm (thịt, trứng, sữa,...) mà nhiệt độ làm lạnh khác nhau.
Phương pháp công nghệ xử lí nhiệt độ cao: nâng nhiệt độ sản phẩm chăn nuôi (thịt, sữa) lên mức nhất định sẽ làm ức chế hoặc ngừng các quá trình sinh hóa và hoạt động của vi sinh vật trong sản phẩm chăn nuôi, nhờ vậy mà sản phẩm được kéo dài thời gian sử dụng. Tùy thuộc vào sản phẩm, mục tiêu và thời gian bảo quản mà người ta xử lí ở nhiệt độ khác nhau.
Ở gia đình em thường bảo quản sản phẩm chăn nuôi bằng những phương pháp: phương pháp công nghệ bảo quản lạnh.
Bảo quản trứng trong hộp ở nhiệt độ thấp, dưới 4.4 độ C hoặc để trứng ở trong tủ lạnh ngăn lạnh nhất.