Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức Chủ đề 5: Công nghệ chăn nuôi (P3)

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Chủ đề 5: Công nghệ chăn nuôi. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi kết nối tri thức

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 5. CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI (PHẦN 3)

Câu 1: Em hãy nêu một biện pháp đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.

Trả lời:

Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi:

– Vệ sinh chuồng nuôi: hằng ngày quét dọn sạch sẽ nền chuồng, lối đi, khơi thông rãnh thoát phân và nước thải. Khi kết thúc mỗi đợt nuôi, phải vệ sinh khử trùng trước khi nuôi đợt mới.

- Tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi: định kì phun thuốc tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi bằng các loại thuốc khử trùng, nước xà phòng, nước vôi,... Hằng năm định kì quét vôi, vệ sinh và tẩy uế chuồng trại. - Tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi: định kì phun thuốc tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi bằng các loại thuốc khử trùng, nước xà phòng, nước vôi,... Hằng năm định kì quét vôi, vệ sinh và tẩy uế chuồng trại.

– Thu gom và xử lí chất thải chăn nuôi thường xuyên thu gom chất thải kịp thời để đưa đi xử lí.

Câu 2: Hãy nêu các quy định nuôi dưỡng và chăm sóc bò sữa.    

Trả lời:

 - Chuồng nuôi và phương thức nuôi: Bò sữa thường được nuôi trong chuồng thông thoáng tự nhiên (chuồng hở) theo hai phương thức: bán công nghiệp hoặc công nghiệp.

 - Thức ăn và cho ăn:

 + Thức ăn cho bò sữa gồm ba nhóm chính là thức ăn thô, thức ăn tinh và thức ăn bổ sung.

 + Thức ăn thô: bao gồm thức ăn xanh (cỏ tự nhiên, cỏ trồng), thức được ăn ủ chua (được tạo ra thông qua ủ chua thức ăn xanh), cỏ khô và rơm lúa, thức ăn củ quả (khoai lang, khoai tây, cà rốt, củ cải, bầu bí,...).

 + Thức ăn tinh: bao gồm các loại hạt ngũ cốc và bột từ hạt ngũ cốc (như ngô, sắn, gạo), bột và khô dầu đậu tương, hạt các loại cây họ Đậu, bã bia và thức ăn tinh hỗn hợp được sản xuất công nghiệp.

 + Thức ăn bổ sung: gồm ure và hỗn hợp khoáng – vitamin.

 - Chăm sóc cho bò: chống nóng cho bò sữa , chiếu sáng hợp lí, giảm thiết tối đa các stress, vệ sinh và bảo quản lí sức khỏe, khai thác sữa.

 

Câu 3: Nêu nội dung bước chuẩn bị chuồng trại và thiết bị chăn nuôi.       

Trả lời:

 - Vị trí xây dựng trang trại chăn nuôi phải cách xa khu dân cư và đường giao thông tối thiểu 100 m. Có đủ nguồn nước sạch phục vụ chăn nuôi và xử lí môi trường.

 - Trang trại phải có các khu chức năng riêng biệt như khu chuồng nuôi, kho thức ăn, thuốc thú y, vật tư chăn nuôi, công trình cấp nước và khu xử lí chất thải.

 - Tại cổng ra vào và các khu chuồng nuôi phải bố trí hố hoặc phòng khử trùng. Xung quanh khu vực chăn nuôi phải có tường rào ngăn cách với bên ngoài.

 - Chuồng nuôi phải có sơ đồ thiết kế, phải phù hợp với từng lứa tuổi vật nuôi và mục đích sản xuất, đảm bảo thông thoáng, dễ dàng vệ sinh.

Câu 4: Một số mô hình chăn nuôi theo hình thức công nghệ cao được áp dụng ở Việt Nam?      

Trả lời:

Một số hình thức chăn nuôi công nghệ cao được áp dụng ở Việt Nam hiện nay:

 - Mô hình chăn nuôi gà đẻ trứng tự động.

 - Mô hình sử dụng robot trong chăn nuôi bò.

 - Mô hình chăn nuôi lợn gắn chip.

Câu 5: Bảo quản lạnh là gì?

Trả lời:

- Bảo quản lạnh: là phương pháp hạ nhiệt độ sản phẩm xuống thấp hơn nhiệt độ môi trường nhưng lớn hơn nhiệt độ đóng băng của nước trong sản phẩm. Phương pháp bảo quản này thường áp dụng khi cần bảo quản trong thời gian ngắn và có thể áp dụng đối với nhiều loại sản phẩm chăn nuôi như sữa và thịt, trứng..... - Bảo quản lạnh: là phương pháp hạ nhiệt độ sản phẩm xuống thấp hơn nhiệt độ môi trường nhưng lớn hơn nhiệt độ đóng băng của nước trong sản phẩm. Phương pháp bảo quản này thường áp dụng khi cần bảo quản trong thời gian ngắn và có thể áp dụng đối với nhiều loại sản phẩm chăn nuôi như sữa và thịt, trứng.....

Câu 6: Vì sao lại nên xây chuồng theo hướng nam hoặc hướng đông – nam?

Trả lời:

Nên xây chuồng theo hướng nam hoặc hướng đông – nam vì để chuồng có thể dễ đón gió mát và ánh sáng mặt trời chiếu vào chuồng.

 

Câu 7: Mục đích của việc làm bánh dinh dưỡng bổ sung khoáng chất cho trâu, bò. 

Trả lời:

Làm bánh dinh dưỡng nhằm cung cấp một số muối khoáng cần thiết, thường bị thiếu trong thức ăn của trâu, bò. Bánh dinh dưỡng cần hợp khẩu vị của trâu, bò, dễ sử dụng, độ cứng thích hợp, không bị vỡ khi vận chuyển và sử dụng.

Câu 8: Vì sao cần phải kiểm tra nguồn nước chăn nuôi định kì?          

Trả lời:

Cần phải kiểm tra nước định kì để xác định được lượng vi khuẩn E.coli và Coliform trong nước.

 

Câu 9: Hãy nêu những chính sách phát triển chăn nuôi công nghệ cao. 

Trả lời:

Những chính sách phát triển chăn nuôi công nghệ cao:

+ Những chính sách hỗ trợ về kinh tế, để trang trại, doanh nghiệp vững tin hơn đẩy mạnh thực hiện việc chăn nuôi công nghệ cao. + Những chính sách hỗ trợ về kinh tế, để trang trại, doanh nghiệp vững tin hơn đẩy mạnh thực hiện việc chăn nuôi công nghệ cao.

+ Các chính sách chia sẻ kinh nghiệm, máy móc, thiết bị, cách vận hành một cách đồng bộ. + Các chính sách chia sẻ kinh nghiệm, máy móc, thiết bị, cách vận hành một cách đồng bộ.

+ Đào tạo được nguồn nhân lực trong chăn nuôi công nghệ cao, hợp tác quốc tế về phát triển chăn nuôi công nghệ cao.  + Đào tạo được nguồn nhân lực trong chăn nuôi công nghệ cao, hợp tác quốc tế về phát triển chăn nuôi công nghệ cao.

Câu 10: Hãy cho biết các bước bảo quản sữa tươi bằng phương pháp tiệt trùng. 

Trả lời:

●     Bước 1. Chuẩn bị sữa nguyên liệu

 - Tiến hành sơ chế, tiêu chuẩn hoá.

●     Bước 2. Thanh trùng

 - Nâng nhiệt độ của sữa lên 70 °C đến 75 °C, thời gian từ 15 giây đến 20 giây.

●     Bước 3. Đóng gói

 - Hạ nhiệt độ của sữa xuống 15 °C đến 20 °C và tiến hành đóng gói.

●     Bước 4. Bảo quản

 - Bảo quản trong điều kiện từ 4 °C đến 6 °C.

 

Câu 11: Chuồng hở là gì? Nêu ưu và nhược điểm của kiểu chuồng hở.      

Trả lời:

- Khái niệm: Là kiểu chuồng thông thoáng tự nhiên, tiểu khí hậu trong chuồng nuôi phụ thuộc chủ yếu vào môi trường bên ngoài. - Khái niệm: Là kiểu chuồng thông thoáng tự nhiên, tiểu khí hậu trong chuồng nuôi phụ thuộc chủ yếu vào môi trường bên ngoài.

- Ưu nhược điểm của chuồng hở: - Ưu nhược điểm của chuồng hở:

+ Ưu điểm: dễ làm, chi phí đầu tư thấp, phù hợp với các giống vật nuôi địa phương và chăn nuôi hữu cơ. + Ưu điểm: dễ làm, chi phí đầu tư thấp, phù hợp với các giống vật nuôi địa phương và chăn nuôi hữu cơ.

+ Nhược điểm: khó kiểm soát tiểu khí hậu chuồng nuôi, vật nuôi chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện thời tiết tự nhiên, không phù hợp với chăn nuôi công nghiệp, khó đảm bảo an toàn sinh học. + Nhược điểm: khó kiểm soát tiểu khí hậu chuồng nuôi, vật nuôi chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện thời tiết tự nhiên, không phù hợp với chăn nuôi công nghiệp, khó đảm bảo an toàn sinh học.

Câu 12: Ánh sáng cung cấp cho gà đẻ trứng thế nào là phù hợp?        

Trả lời:

Duy trì nhiệt độ trong chuồng nuôi từ 18 °C đến 25 °C, độ ẩm từ 65% đến 80%, cần chú ý đảm bảo cường độ ánh sáng phù hợp (ánh sáng yếu), thời gian chiếu sáng từ 14 đến 16h/ngày.

 

Câu 13: Chứng nhận VietGAP khác gì với các chứng nhận độc lập hiện nay?

Trả lời:

+ Chứng nhận VietGAP là chứng nhận quốc gia nhằm hướng hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững tới các mục tiêu cụ thể là đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm thiểu bệnh dịch, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo trách nhiệm xã hội và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Áp dụng VietGAP gắn với chứng nhận là hình thức gắn kết hoạt động sản xuất với tiêu dùng, lấy thị trường làm động lực thúc đẩy sản xuất. + Chứng nhận VietGAP là chứng nhận quốc gia nhằm hướng hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững tới các mục tiêu cụ thể là đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm thiểu bệnh dịch, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo trách nhiệm xã hội và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Áp dụng VietGAP gắn với chứng nhận là hình thức gắn kết hoạt động sản xuất với tiêu dùng, lấy thị trường làm động lực thúc đẩy sản xuất.

+ Các chứng nhận độc lập có thể do tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân công bố tiêu chuẩn và thực hiện chứng nhận với những tôn chỉ mục đích riêng. Các chứng nhận độc lập có những ảnh hướng nhất định do sự kết nối giữa các tổ chức chứng nhận với một số hệ thống bán lẻ hoặc nhà phân phối, và còn do các chiến dịch tuyên truyền quảng bá nhằm tạo ra áp lực để người nuôi trồng và chế biến phải áp dụng. + Các chứng nhận độc lập có thể do tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân công bố tiêu chuẩn và thực hiện chứng nhận với những tôn chỉ mục đích riêng. Các chứng nhận độc lập có những ảnh hướng nhất định do sự kết nối giữa các tổ chức chứng nhận với một số hệ thống bán lẻ hoặc nhà phân phối, và còn do các chiến dịch tuyên truyền quảng bá nhằm tạo ra áp lực để người nuôi trồng và chế biến phải áp dụng.

Câu 14: Vì sao cần phải có những chính sách cụ thể trong chăn nuôi công nghệ cao?          

Trả lời:

Cần những chính sách cụ thể trong chăn nuôi vì: thúc đẩy quá trình ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp, nhưng mặt khác qua đó giải quyết các vấn đề xã hội, chính trị, an ninh, trật tự địa phương và quốc gia, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, cải thiện đời sống nông dân Việt Nam.

Câu 15: Khái niệm và vai trò của chế biến sản phẩm chăn nuôi.           

Trả lời:

●     Chế biến sản phẩm chăn nuôi là áp dụng các phương pháp để chuyễn các nguyên liệu tươi thành sản phẩm thực phẩm cho con người sử dụng. Chế biến có thể sử dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp khác nhau và cũng bao gồm việc bổ sung các gia vị, phụ gia vào thực phẩm nhằm tăng hương vị, giá trị dinh dưỡng và kéo dài thời gian bảo quản của thực phẩm.

●     Vai trò của chế biến sản phẩm chăn nuôi:

 - Nâng cao giá trị dinh dưỡng của thực phẩm: Quá trình chế biến đã làm cho các thành phần dinh dưỡng (ví dụ: protein) được chuyển hoá nên tăng tỉ lệ tiêu hoá cho người sử dụng. Mặt khác, việc cho thêm gia vị hoặc làm biến đổi một số thành phần trong sản phẩm tạo nên hương vị thơm, ngon làm tăng sự ngon miệng cho người dùng. Sau chế biến, có thể thu được một số sản phẩm có giá trị như các hoạt chất sinh học (probiotics), tăng sức khoẻ cho con người (sữa chua),...

 - Tiêu diệt một số mầm bệnh và kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm: Trong các sản phẩm chăn nuôi đều chứa các loại vi sinh vật, trong đó có nhiều loài ảnh hưởng xấu đến con người (mầm bệnh). Qua quá trình chế biến, các mầm bệnh này sẽ bị tiêu diệt, thời gian bảo quản thực phẩm được kéo dài.

 - Tăng giá trị kinh tế: Quá trình chế biến giúp tạo ra nhiều sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, làm tăng giá trị kinh tế của sản phẩm.

 

Câu 16: Chuồng kín – hở linh hoạt là gì? Nêu ưu nhược điểm của chuồng kín – hở.   

Trả lời:

- Khái niệm: Là chuồng kín nhưng hai bên chuồng có hệ thống cửa sổ có thể đóng mở linh hoạt. Khi mở cửa sổ sẽ thành chuồng hở và đóng lại thì thành chuồng kín. - Khái niệm: Là chuồng kín nhưng hai bên chuồng có hệ thống cửa sổ có thể đóng mở linh hoạt. Khi mở cửa sổ sẽ thành chuồng hở và đóng lại thì thành chuồng kín.

- Ưu nhược điểm của chuồng kín – hở linh hoạt: - Ưu nhược điểm của chuồng kín – hở linh hoạt:

+ Ưu điểm: khi thời tiết, khí hậu tốt có thể mở cửa sổ để lấy ánh sáng và thông thoáng khí tự nhiên nhằm tiết kiệm điện, nước. + Ưu điểm: khi thời tiết, khí hậu tốt có thể mở cửa sổ để lấy ánh sáng và thông thoáng khí tự nhiên nhằm tiết kiệm điện, nước.

+ Nhược điểm: đầu tư ban đầu lớn, thường chỉ phù hợp với quy mô chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp. + Nhược điểm: đầu tư ban đầu lớn, thường chỉ phù hợp với quy mô chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp.

Câu 17: Chế độ ăn ảnh hưởng như thế nào đối với khả năng sản xuất sữa của bò sữa?      

Trả lời:

Đối với các loại gia súc nuôi, đạm là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu và đứng hàng đầu trong nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi. Chất đạm có giữ chức năng quan trọng trong cấu trúc cơ thể của bò như là chất cấu tạo của các tế bào cơ thể,  tham gia vào quá trình vận động của cơ, hỗ trợ vận chuyển và dự trữ,…

Nhu cầu đạm ở bò thường được tính như sau: Nhu cầu đạm cho bò = nhu cầu sản xuất + nhu cầu duy trì

Trong đó:

 - Nhu cầu duy trì là nhu cầu đạm cần thiết tối thiểu để duy trì sự sống của một con bò.  Để tính nhu cầu duy trì của bò, bà con lấy trong lượng của bò mũ 0.75 nhân với 3,25 nhân.

 - Nhu cầu sản xuất của bò sữa là nhu cầu đạm cần thiết cho bò tiết sữa (48 gPDI/1kg sữa)

Cung cấp đầy đủ nhu cầu đạm của bò sẽ giúp bò sinh trưởng tốt, cho sản lượng, chất lượng sữa cao.

Câu 18: Nêu nội dung bước nuôi dưỡng và chăm sóc theo chuẩn VietGAP.

Trả lời:

 - Sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo an toàn. Không sử dụng thức ăn có các hóa chất, chất kháng sinh nằm trong danh mục cấm sử dụng trong chăn nuôi.

 - Nguồn nước cho chăn nuôi phải đảm bảo an toàn, định kì kiểm tra lượng vi khuẩn E. coli và Coliform. Có lịch và thực hiện kiểm tra thường xuyên hệ thống lọc, cấp nước.

 - Tất cả mọi người khi vào trang trại phải mặc quần áo, giày dép bảo hộ phù hợp; thực hiện đầy đủ các biện pháp khử trùng, vệ sinh phòng dịch.

 - Có lịch và thực hiện định kì phun thuốc khử trùng, phát quang bụi rậm xung quanh khu chuồng nuôi, định kì vệ sinh hệ thống cống rãnh.

 - Trước và sau mỗi đợt nuôi hoặc mỗi lứa nuôi, phải rửa sạch và khử trùng chuồng nuôi, thiết bị trong chuồng. Để trống chuồng ít nhất 7 ngày mới nuôi lứa mới.

 

Câu 19: Em hãy tìm hiểu và giới thiệu về việc ứng dụng công nghệ cao trong việc chăn nuôi và sản xuất ra các sản phẩm sữa của Tập đoàn Vinamilk. 

Trả lời:

Vinamilk ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lí và chăn nuôi bò sữa:

 - Hệ thống quản lí khẩu phần ăn: đo lường và đảm bảo chất lượng thức ăn theo độ tuổi và giai đoạn phát triển của bò.

 - Robot đẩy thức ăn Lely Juno: được lập trình tự động và phát nhạc cho bò thư giãn khi ăn.

 - Hệ thống kiểm soát hoạt động và sức khỏe: thu nhập phân tích và đảm bảo tình trạng sức khỏe nhờ các chip điện tử gắn trên mỗi cô bò.

 - Dàn vắt sữa quy mô lớn: nhận dạng, thu thập và quản lí dữ liệu thông qua chip điện tử.

 - Hệ thống bảo trì tự động: hệ thống nhắc nhở giúp quản lí và lên kế hoạch vận hành hiệu quả hơn 60 chiếc xe cơ giới cùng hơn 300 thiết bị máy móc tại trang trại.

 - Hệ thống chuồng nuôi lớn và hiện đại: công nghệ làm mát tiên tiến, tạo ra một môi trường sống lí tưởng như ở “resort” cho các cô bò hạnh phúc.

Câu 20: Trình bày nguyên lí của các phương pháp chế biến các sản phẩm chăn nuôi. Ở gia đình, địa phương em thường chế biến sản phẩm chăn nuôi bằng những phương pháp nào? 

Trả lời:

- Nguyên lí của các phương pháp chế biến các sản phẩm chăn nuôi: - Nguyên lí của các phương pháp chế biến các sản phẩm chăn nuôi:

Công nghệ sản xuất thịt hộp: nhiệt độ cao sẽ làm biến tính protein, thay đổi tính chất vật lí của sản phẩm, tạo ra các sản phẩm có hương vị mới. Một số sản phẩm được chế biến bằng nhiệt như thịt hộp, thịt hun khói, xúc xích,...

- Ở gia đình, địa phương em thường chế biến sản phẩm chăn nuôi bằng những phương pháp chế biến thịt hộp và chế biến sữa. - Ở gia đình, địa phương em thường chế biến sản phẩm chăn nuôi bằng những phương pháp chế biến thịt hộp và chế biến sữa.

Chế biến thịt hộp:

 - Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: Làm sạch, tách da, bỏ xương, làm nhỏ; bổ sung phụ gia và gia vị.

 - Bước 2: Xử lí nhiệt: Làm chín nguyên liệu bằng các biện pháp phù hợp.

 - Bước 3: Đóng hộp: Cho nguyên liệu đã chín vào hộp, bào khí, ghép mí (đóng nắp hộp).

 - Bước 4: Tiệt trùng: Xử lí hộp bằng nhiệt độ khoảng 100 - 121 độ C trong khoảng 15 phút.

 - Bước 5: Bảo quản: Hạ nhiệt độ xuống khoảng 18 - 20 độ C, dán nhãn, đóng thùng và bảo quản.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay