Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức Chủ đề 6: Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Chủ đề 6: Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 6. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

TRONG CHĂN NUÔI

Câu 1: Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi do những nguyên nhân nào gây ra?    

Trả lời:

Môi trường trong chăn nuôi bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân, như: chất thải rắn, chất thải lỏng, xác gia súc, gia cầm chết không được tiêu hủy đúng kỹ thuật và quy trình... Các chất thải này được thải trực tiếp ra ngoài môi trường nếu không qua xử lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn đất, nguồn nước, không khí.

Câu 2: Hãy chỉ ra một số biện pháp xử lí chất thải trong chăn nuôi.    

Trả lời:

Một số biện pháp xử lí chất thải trong chăn nuôi:

 -  Khí sinh học và hồ sinh học.

 - Ủ phân compost.

 - Xử lí nhiệt.

 - Lọc khí thải.

 

Câu 3: Hãy nêu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. 

Trả lời:

- Các chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người và vật nuôi. - Các chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người và vật nuôi.

- Trong chất thải chăn nuôi và xác vật nuôi có chứa các vi sinh vật gây hại làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, tăng tỉ lệ mắc bệnh và nguy cơ bùng phát dịch bệnh, làm tăng các chi phí phòng, trị bệnh và giảm hiệu quả kinh tế chăn nuôi. - Trong chất thải chăn nuôi và xác vật nuôi có chứa các vi sinh vật gây hại làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, tăng tỉ lệ mắc bệnh và nguy cơ bùng phát dịch bệnh, làm tăng các chi phí phòng, trị bệnh và giảm hiệu quả kinh tế chăn nuôi.

- Trong chất thải chăn nuôi có chứa các ion kim loại nặng và các chất ô nhiễm khác gây ô nhiễm nguồn nước, đất và không khí, ảnh hưởng đến hệ sinh vật đất và nước, làm mất cân bằng sinh thái. - Trong chất thải chăn nuôi có chứa các ion kim loại nặng và các chất ô nhiễm khác gây ô nhiễm nguồn nước, đất và không khí, ảnh hưởng đến hệ sinh vật đất và nước, làm mất cân bằng sinh thái.

Câu 4: Chất thải từ chăn nuôi gồm những loại nào?  

Trả lời:

Chất thải chăn nuôi bao gồm: chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ, nước thải chăn nuôi, khí thải và chất thải khác.

Câu 5: Hãy nêu một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.

Trả lời:

Một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi:

 -  Quy hoạch, xây dựng chuồng, trại.

 - Xây dựng hệ thống hầm biogas.

 - Ủ phân bằng phương pháp sinh học cùng với việc che phủ kín.

 - Xử lý nước thải bằng cây thủy sinh.

 - Sử dụng Zeolit, dung dịch điện hoạt hóa Anolit, các chế phẩm sinh học (EM)

 - Chăn nuôi trên nền đệm lót sinh thái

Câu 6: Chất thải trong chăn nuôi có ảnh hưởng như thế nào đến người, vật nuôi và môi trường?

Trả lời:

Những ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi đến con người, vật nuôi và môi trường:

+ Các chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người và vật nuôi. + Các chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người và vật nuôi.

+ Trong chất thải chăn nuôi và xác vật nuôi có chứa các vi sinh vật gây hại làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, tăng tỉ lệ mắc bệnh và nguy cơ bùng phát dịch bệnh, làm tăng các chi phí phòng, trị bệnh và giảm hiệu quả kinh tế chăn nuôi. + Trong chất thải chăn nuôi và xác vật nuôi có chứa các vi sinh vật gây hại làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, tăng tỉ lệ mắc bệnh và nguy cơ bùng phát dịch bệnh, làm tăng các chi phí phòng, trị bệnh và giảm hiệu quả kinh tế chăn nuôi.

+ Trong chất thải chăn nuôi có chứa các ion kim loại nặng và các chất ô nhiễm khác gây ô nhiễm nguồn nước, đất và không khí, ảnh hưởng đến hệ sinh vật đất và nước, làm mất cân bằng sinh thái. + Trong chất thải chăn nuôi có chứa các ion kim loại nặng và các chất ô nhiễm khác gây ô nhiễm nguồn nước, đất và không khí, ảnh hưởng đến hệ sinh vật đất và nước, làm mất cân bằng sinh thái.

 

Câu 7: Chuồng nuôi, trang trại khi xây dựng cần đảm bảo các yếu tố nào để đáp ứng được các nhu cầu về bảo vệ môi trường? 

Trả lời:

Yêu cầu về chuồng nuôi: cách xa khu dân cư, có tường bao ngăn cách để giảm thiểu các tác động đến môi trường xung quanh, chuồng nuôi phải được kết hợp các biện pháp xử lí trước khi xả thải ra môi trường.

Câu 8: Có những ứng dụng sinh học nào được áp dụng để bảo vệ môi trường trong chăn nuôi?  

Trả lời:

Những ứng dụng sinh học được ứng dụng để bảo vệ môi trường chăn nuôi:

 - Công nghệ sinh học trong giảm thiểu phát sinh chất thải chăn nuôi.

 - Công nghệ sinh học trong xử lí chất thải chăn nuôi.

 

Câu 9: Vì sao cần phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi?   

Trả lời:

- Các chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người và vật nuôi. - Các chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người và vật nuôi.

- Trong chất thải chăn nuôi và xác vật nuôi có chứa các vi sinh vật gây hại làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, tăng tỉ lệ mắc bệnh và nguy cơ bùng phát dịch bệnh, làm tăng các chi phí phòng, trị bệnh và giảm hiệu quả kinh tế chăn nuôi. - Trong chất thải chăn nuôi và xác vật nuôi có chứa các vi sinh vật gây hại làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, tăng tỉ lệ mắc bệnh và nguy cơ bùng phát dịch bệnh, làm tăng các chi phí phòng, trị bệnh và giảm hiệu quả kinh tế chăn nuôi.

- Trong chất thải chăn nuôi có chứa các ion kim loại nặng và các chất ô nhiễm khác gây ô nhiễm nguồn nước, đất và không khí, ảnh hưởng đến hệ sinh vật đất và nước, làm mất cân bằng sinh thái. - Trong chất thải chăn nuôi có chứa các ion kim loại nặng và các chất ô nhiễm khác gây ô nhiễm nguồn nước, đất và không khí, ảnh hưởng đến hệ sinh vật đất và nước, làm mất cân bằng sinh thái.

Câu 10: Nêu ý nghĩa của việc xử lí chất thải trong chăn nuôi.

Trả lời:

Ý nghĩa của việc xử lí chất thải trong chăn nuôi:

 - Tạo được môi trường thoáng mát cho vật nuôi phát triển toàn diện.

 - Môi trường sống của con người không bị ảnh hưởng, không bị lây nhiễm các bệnh từ vật nuôi.

 - Giữ gìn được vệ sinh môi trường, cảnh quan xanh sạch đẹp.

 

Câu 11: Vì sao cần phải thường xuyên thu gom, vận chuyển chất thải ra khỏi chuồng trại?

Trả lời:

Vệ sinh chuồng nuôi có vai trò rất quan trọng trong giảm thiểu ô nhiễm do chăn nuôi. Một môi trường sạch sẽ hạn chế tối đa sự phát triển của các mầm bệnh, tạo được tiểu khí hậu tốt cho sức khoẻ của vật nuôi và giảm thiểu ảnh hưởng của chất thải ra môi trường. Vì vậy, cần thu gom và vận chuyển chất thải chăn nuôi ra khỏi chuồng trại thường xuyên.

Câu 12: Phương pháp ủ thường được sử dụng để xử lí những loại chất thải chăn nuôi nào? Nêu lợi ích của việc xử lí chất thải chăn nuôi bằng phương pháp ủ? 

Trả lời:

 - Phương pháp ủ thường được dùng để xử lí đối với chất độn chuồng và phân của động vật.

 - Lợi ích của việc xử lí chất thải chăn nuôi bằng phương pháp ủ: giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí tốn kém cho việc tiêu hủy chất thải, biến chất thải nguy hại thành sản phẩm phân bón sạch cho nguồn thu lớn... là lợi ích kép từ mô hình xử lý chất thải chăn nuôi thành phân bón hữu cơ.

 

Câu 13: Nêu một số cách chuyển đổi phương pháp chăn nuôi? 

Trả lời:

 - Áp dụng quy trình chăn nuôi hữu cơ. Vật nuôi được sống trong môi trường tự nhiên với quá trình nuôi dưỡng dựa trên nguồn thức ăn hữu cơ, chất thải chăn nuôi được xử lí và sử dụng để bón cho cây trồng.

 - Áp dụng công nghệ chăn nuôi tiên tiến, chăn nuôi thông minh: Áp dụng đồng bộ công nghệ cao trong chăn nuôi (thức ăn, con giống, chuồng trại, thú y, quản lí chất thải, quản lí sản xuất) nhằm tối ưu hóa năng suất, tối đa hoá lợi nhuận, giảm ô nhiễm môi trường và tăng việc đối xử nhân đạo với vật nuôi.

 - Áp dụng chăn nuôi có đệm lót sinh học: Các loại vi sinh vật có lợi trong đệm lót sinh học sẽ phân giải các chất thải chăn nuôi, hạn chế sự phát thải các chất thải và khí thải gây ô nhiễm môi trường

Câu 14: Vì sao phát triển chăn nuôi trâu, bò là một trong những nguyên nhân làm tăng lượng khí nhà kính?

Trả lời:

Phát triển chăn nuôi trâu, bò là một trong những nguyên nhân làm tăng lượng khí nhà kính vì: trung bình mỗi ngày 1 con bò ợ ra 250 - 500 lít khí mê-tan (khí mê-tan gây hiệu ứng nhà kính cao hơn 28 lần so với khí các-bô-níc).

Câu 15: Đề xuất các biện pháp giúp xử lí chất thải trong chăn nuôi. 

Trả lời:

Người chăn nuôi có thể áp dụng một số biện pháp nhằm xử lý môi trường chăn nuôi như sau:

 - Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas (Công trình khí sinh học).

 - Xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học.

 - Chăn nuôi trên đệm lót sinh học.

 - Xử lý chất thải bằng ủ phân hữu cơ (Compost).

 - Xử lý bằng công nghệ ép tách phân.

 

Câu 16: Tìm hiểu thêm một số thông tin về biện pháp khí sinh học và hồ sinh học trong xử lí chất thải chăn nuôi.   

Trả lời:

- Biện pháp khí sinh học trong xử lí chất thải chăn nuôi: - Biện pháp khí sinh học trong xử lí chất thải chăn nuôi:

Các công trình xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học là: Lọc sinh học, lọc sinh học nhỏ giọt và tháp sinh học… Nguyên tắc chính của hệ thống xử lý thải là tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp xúc với chất ô nhiễm trong khí thải: Dòng khí thải đi qua các khe rỗng của lớp vật liệu tiếp xúc.

- Hồ sinh học trong xử lí chất thải chăn nuôi: - Hồ sinh học trong xử lí chất thải chăn nuôi:

+ Thực vật nước thuộc loài thảo mộc, thân mềm. Quá trình quang hợp của các loài thủy sinh hoàn toàn giống các thực vật trên cạn. Vật chất có trong nước sẽ được chuyển qua hệ rễ của thực vật nước và đi lên lá. Lá nhận ánh sáng mặt trời để tổng hợp thành vật chất hữu cơ. Các chất hữu cơ này cùng với chất khác xây dựng nên tế bào và tạo ra sinh khối. Thực vật chỉ tiêu thụ các chất vô cơ hòa tan. + Thực vật nước thuộc loài thảo mộc, thân mềm. Quá trình quang hợp của các loài thủy sinh hoàn toàn giống các thực vật trên cạn. Vật chất có trong nước sẽ được chuyển qua hệ rễ của thực vật nước và đi lên lá. Lá nhận ánh sáng mặt trời để tổng hợp thành vật chất hữu cơ. Các chất hữu cơ này cùng với chất khác xây dựng nên tế bào và tạo ra sinh khối. Thực vật chỉ tiêu thụ các chất vô cơ hòa tan.

+ Vi sinh vật ( tự nhiên hoặc nhân tạo) sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ và chuyển chúng thành các chất và hợp chất vô cơ hòa tan. Các hợp chất vô cơ hòa tan thực vật có thể sử dụng chúng để tiến hành trao đổi chất. Quá trình vợ cơ hóa bởi VSV và quá trình hấp thụ các chất vô cơ hòa tan bởi thực vật nước tạo ra hiện tượng giảm vật chất có trong nước. + Vi sinh vật ( tự nhiên hoặc nhân tạo) sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ và chuyển chúng thành các chất và hợp chất vô cơ hòa tan. Các hợp chất vô cơ hòa tan thực vật có thể sử dụng chúng để tiến hành trao đổi chất. Quá trình vợ cơ hóa bởi VSV và quá trình hấp thụ các chất vô cơ hòa tan bởi thực vật nước tạo ra hiện tượng giảm vật chất có trong nước.

Câu 17: Khi trong đàn vật nuôi có con vật bệnh tật, chết thì nên xử lí như thế nào để hạn chế được các tác động xấu đến môi trường?

Trả lời:

- Khi phát hiện ra động vật nuôi chết chúng ta không nên vứt xác của chúng bừa bãi ra môi trường. - Khi phát hiện ra động vật nuôi chết chúng ta không nên vứt xác của chúng bừa bãi ra môi trường.

- Báo cáo cho cơ quan thú ý địa phương để được hướng dẫn quy trình chôn lấp, tiêu hủy xác vật nuôi. - Báo cáo cho cơ quan thú ý địa phương để được hướng dẫn quy trình chôn lấp, tiêu hủy xác vật nuôi.

- Thực hiện theo đúng các hướng dẫn, quy trình chôn lấp để hạn chế tác hại tiêu cực đến môi trường xung quanh. - Thực hiện theo đúng các hướng dẫn, quy trình chôn lấp để hạn chế tác hại tiêu cực đến môi trường xung quanh.

Câu 18: Nêu một số ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải chăn nuôi. Lựa chọn biện pháp phù hợp với thực tiễn của gia đình và địa phương em. 

Trả lời:

Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải chăn nuôi:

 - Sản xuất chế phẩm vi sinh (probiotics) cho vật nuôi nhằm cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.

 - Công nghệ sinh học sản xuất các enzyme, amino acid bổ sung vào khẩu phần ăn cho vật nuôi.

 - Chăn nuôi có đệm lót vi sinh.

 - Sử dụng các chế phẩm vi sinh trong xử lí chất thải chăn nuôi.

 - Lựa chọn biện pháp phù hợp với thực tiễn của gia đình và địa phương em: địa phương nên áp dụng công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh (probiotics) để nâng cao tỉ lệ tiêu hóa thức ăn và giảm lượng phát sinh chất thải. Ngoài ra có thể áp dụng chăn nuôi có đệm lót vi sinh. Lớp đệm có ủ với men vi sinh có lợi. Các loại vi sinh vật có lợi sinh trưởng, sinh sản trong lớp đệm lót sẽ phân giải toàn bộ nước tiểu và phân, do đó làm giảm đáng kể mùi hôi thối, giảm ruồi muỗi.

 

Câu 19: Đề xuất biện pháp phù hợp để hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi tại gia đình và địa phương em.

Trả lời:

Đề xuất biện pháp phù hợp để hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi tại gia đình và địa phương em:

- Quy hoạch, xây dựng chuồng, trại: - Quy hoạch, xây dựng chuồng, trại:

Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường hiệu quả, việc đầu tiên là phải quy hoạch lại chuồng trại chăn nuôi. Lựa chọn vị trí xây dựng chuồng trại, diện tích chuồng nuôi, mật độ và bố trí, sắp xếp các dãy chuồng nuôi, xây dựng công trình xử lý chất thải, vệ sinh chuồng trại, trồng cây xanh, . . .. Xung quanh khu vực chăn nuôi tiến hành trồng cây xanh để tạo bóng mát và chắn được gió lạnh, gió nóng. Ngoài ra cây xanh còn quang hợp hút khí CO2 và thải khí O2 rất tốt cho môi trường chăn nuôi. Nên trồng các loại cây như: nhãn, vải, keo dậu, muồng,...

- Xây dựng hệ thống hầm biogas: - Xây dựng hệ thống hầm biogas:

Hai biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường được đánh giá có nhiều ưu điểm, là sử dụng công nghệ khí sinh học (Biogas) và sử dụng chế phẩm sinh học EM. Việc xây dựng các hầm Biogas để xử lý chất thải từ chăn nuôi là một biện pháp mang lại tác dụng lớn. Nhất là hầm Biogas sử dụng màng HDPE. Nguồn phân thải sau khi đưa vào bể chứa được phân huỷ hết, giảm mùi hôi, ruồi nhặng và kí sinh trùng hầu như bị tiêu diệt trong bể chứa này. Bên cạnh đó, sử dụng hầm Biogas còn có thể tái tạo được nguồn năng lượng sạch từ phế thải chăn nuôi. Tạo ra khí CH4 phục vụ việc đun nấu, thắp sáng cho chính chủ trang trại.

Câu 20: Đề xuất giải pháp phù hợp để xử lí chất thải chăn nuôi trong hệ thống chăn nuôi nông hộ ở địa phương em.

Trả lời:

Đề xuất giải pháp phù hợp để xử lí chất thải chăn nuôi trong hệ thống chăn nuôi nông hộ nhỏ ở địa phương em:

+ Sử dụng đệm lót sinh học: Chăn nuôi trên đệm lót sinh học là hình thức nuôi nhốt gia súc, gia cầm trên một nền đệm lót được làm bằng vật liệu hữu cơ (trấu, mùn cưa,...) trộn với chế phẩm sinh học. Sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi đệm lót sinh học giúp phân huỷ chất thải của vật nuôi, giảm khí độc, khử mùi hôi đồng thời giúp cân bằng hệ vi sinh vật theo hướng có lợi cho vật nuôi. Biện pháp này đồng thời giúp giảm công lao động, hạn chế nước thải do không phải thu gom chất thải, không cần tắm cho vật nuôi và cọ rửa chuồng nuôi. Đệm lót sinh học cũng tạo môi trường thân thiện, giúp cho vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt. + Sử dụng đệm lót sinh học: Chăn nuôi trên đệm lót sinh học là hình thức nuôi nhốt gia súc, gia cầm trên một nền đệm lót được làm bằng vật liệu hữu cơ (trấu, mùn cưa,...) trộn với chế phẩm sinh học. Sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi đệm lót sinh học giúp phân huỷ chất thải của vật nuôi, giảm khí độc, khử mùi hôi đồng thời giúp cân bằng hệ vi sinh vật theo hướng có lợi cho vật nuôi. Biện pháp này đồng thời giúp giảm công lao động, hạn chế nước thải do không phải thu gom chất thải, không cần tắm cho vật nuôi và cọ rửa chuồng nuôi. Đệm lót sinh học cũng tạo môi trường thân thiện, giúp cho vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt.

+ Chăn nuôi tiết kiệm nước: Công nghệ chăn nuôi trên chuồng sàn không sử dụng nước tắm cho vật nuôi, rửa chuồng nuôi nên lượng nước thải ra ít nhất. Công nghệ này sử dụng sàn có khe thoáng để phân và nước tiểu của vật nuôi thoát xuống bể chứa phân ở phía dưới. Chất thải ở trong bể sẽ nhanh chóng hình thành lớp váng trên bề mặt để ngăn mùi hôi và khí độc bốc lên. Khi bể chứa phân gần đầy thì sẽ dẫn phần chất lỏng ở trên sang một bể chứa bên ngoài thông qua hệ thống ống dẫn. Phần chất thải đậm đặc ở dưới sẽ được bơm lên đề ủ thành phân hữu cơ, hoặc ủ với men vi sinh làm thức ăn nuôi thuỷ sản. + Chăn nuôi tiết kiệm nước: Công nghệ chăn nuôi trên chuồng sàn không sử dụng nước tắm cho vật nuôi, rửa chuồng nuôi nên lượng nước thải ra ít nhất. Công nghệ này sử dụng sàn có khe thoáng để phân và nước tiểu của vật nuôi thoát xuống bể chứa phân ở phía dưới. Chất thải ở trong bể sẽ nhanh chóng hình thành lớp váng trên bề mặt để ngăn mùi hôi và khí độc bốc lên. Khi bể chứa phân gần đầy thì sẽ dẫn phần chất lỏng ở trên sang một bể chứa bên ngoài thông qua hệ thống ống dẫn. Phần chất thải đậm đặc ở dưới sẽ được bơm lên đề ủ thành phân hữu cơ, hoặc ủ với men vi sinh làm thức ăn nuôi thuỷ sản.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay