Câu hỏi tự luận Địa lí 11 kết nối tri thức bài 2: Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 2: Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 11 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án địa lí 11 kết nối tri thức
BÀI 2: TOÀN CẦU HÓA VÀ KHU VỰC HÓA KINH TẾ
(16 câu)
1. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Kể tên một số tổ chức toàn cầu lớn trên thế giới hiện nay mà em biết.
Trả lời:
Một số tổ chức toàn cầu lớn trên thế giới hiện nay mà em biết là: Liên hợp quốc (UN), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Ngân hàng Thế giới (WB),…
Câu 2: Kể tên ít nhất 5 tổ chức liên kết kinh tế trên thế giới mà em biết.
Trả lời:
5 tổ chức liên kết kinh tế trên thế giới mà em biết là: Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ (NAFTA),…
Câu 3: Liệt kê ít nhất 3 tổ chức kinh tế toàn cầu trên thế giới hiện nay.
Trả lời:
3 tổ chức kinh tế toàn cầu trên thế giới hiện nay là: Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Hội đồng Kinh tế - xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC),…
Câu 4: Liệt kê ít nhất 3 hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết với các quốc gia, tổ chức trên thế giới.
Trả lời:
3 hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết với các quốc gia, tổ chức trên thế giới là: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA),…
Câu 5: Kể tên ít nhất 5 công ty đa quốc gia ở Việt Nam mà em biết.
Trả lời:
5 công ty đa quốc gia ở Việt Nam mà em biết là: Unilever, Shopee, Nestle, Samsung, Honda, Microsoft,…
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Toàn cầu hóa là gì? Nêu những biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế.
Trả lời:
* Khái niệm: Toàn cầu hóa là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt, từ kinh tế đến văn hóa, khoa học,…
* Biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế:
- Các dòng hàng hóa – dịch vụ, vốn, lao động và tri thức ngày càng được tự do dịch chuyển. Trong quá trình toàn cầu hóa, các nước kí kết và tham gia nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương.
- Các giao dịch quốc tế về thương mại, đầu tư và tài chính tăng nhanh. Nhiều hình thức mới xuất hiện như thương mại điện tử, đầu tư phát triển bền vững,…
- Hình thành và phát triển các tổ chức kinh tế toàn cầu như: Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB),…
- Các công ty đa quốc gia đóng vai trò quan trọng.
- Các tiêu chuẩn toàn cầu được áp dụng rộng rãi trong sản xuất kinh doanh như Tiêu chuẩn về Hệ thống quản lí An toàn thực phẩm (ISO 22000), Tiêu chuẩn Quản lí môi trường (ISO 14001),…
Câu 2: Trình bày hệ quả và phân tích ảnh hưởng của toàn cầu hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới.
Trả lời:
* Hệ quả:
- Tăng cường chuyên môn hóa và hợp tác hóa trong sản xuất, thúc đẩy phân công lao động, qua đó lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ.
- Tạo ra sự chuyển dịch các yếu tố sản xuất như lao động, vốn, công nghệ và tri thức. Hình thành và phát triển các mạng lưới, chuỗi liên kết toàn cầu nhằm tận dụng tối đa lợi thế của các nước, các khu vực.
- Có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các nước theo hướng phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ có hàm lượng công nghệ và tri thức cao, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
- Gia tăng sự phân hóa trình độ phát triển kinh tế và khoảng cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước.
* Ảnh hưởng:
- Tích cực:
+ Góp phần khai thác lợi thế cạnh tranh của từng quốc gia, tăng cường chuyên môn hóa và phân công lao động trên phạm vi quốc tế, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
+ Thúc đẩy các nước cải cách kinh tế, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thể chế phát triển kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh.
+ Gia tăng các nguồn lực bên ngoài (vốn, lao động, công nghệ,…) cho phát triển kinh tế - xã hội.
+ Gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các nước.
- Tiêu cực:
+ Gây ra các vấn đề môi trường như phát thải khí nhà kính, ô nhiễm không khí, phá hủy các hệ sinh thái và đa dạng sinh học tại các nước.
+ Việc phân phối và tiêu dùng hàng hóa cũng tạo ra vấn đề lớn về rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa.
Câu 3: Nêu khái niệm khu vực hóa kinh tế và những biểu hiện của nó.
Trả lời:
* Khái niệm: khu vực hóa kinh tế là quá trình liên kết và hợp tác kinh tế giữa các nước trong các khu vực trên thế giới trên cơ sở tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội hoặc có chung mục tiêu và lợi ích phát triển.
* Biểu hiện:
- Gia tăng số lượng và quy mô của các tổ chức khu vực trên thế giớ: thông qua việc kí kết ngày càng nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương nhằm bổ sung các nguồn lực và điều kiện phát triển giữa các thành viên để nâng cao vị thế trong khu vực.
- Hợp tác khu vực ngày càng đa dạng và phát triển: Liên kết kinh tế trong các khu vực ngày càng đa dạng, tùy thuộc vào điều kiện và mục tiêu của các bên tham gia.
Câu 4: Trình bày hệ quả và phân tích ý nghĩa của khu vực hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới.
Trả lời:
* Hệ quả:
- Tạo lập một thị trường sản xuất và tiêu dùng rộng lớn, thúc đẩy đầu tư và thương mại nội khối cũng như tăng cường hợp tác, nâng cao trình độ khoa học – công nghệ trong khu vực.
- Thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường ở các quốc gia, tạo cơ hội việc làm, thu hút các nhà đầu tư.
- Hình thành các rào cản thương mại (thuế, tiêu chuẩn chất lượng,…) đối với những nước bên ngoài khu vực.
* Ý nghĩa:
- Các nước trong khu vực có thể dễ dàng liên kết với nhau và rút ngắn khoảng cách đạt được mục tiêu phát triển kinh tế.
- Hình thành một tổ chức khu vực giúp các nước giiar quyết các vấn đề chung của khu vực và nâng cao vị thế của khu vực so với các khu vực khác trên thế giưới.
- Làm tăng sức cạnh tranh của khu vực và khai thác được các lợi thế của các thành viên trong khu vực.
- Bổ sung cho toàn cầu hóa kinh tế và từng bước làm cho nền kinh tế trở thành một thể thống nhất.
Câu 5: Nêu biểu hiện, hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế và khu vực hóa kinh tế.
Trả lời:
| Toàn cầu hóa kinh tế | Khu vực hóa kinh tế |
Biểu hiện | - Các dòng hàng hóa – dịch vụ, vốn, lao động và tri thức ngày càng được tự do dịch chuyển. Trong quá trình toàn cầu hóa, các nước kí kết và tham gia nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương. - Các giao dịch quốc tế về thương mại, đầu tư và tài chính tăng nhanh. Nhiều hình thức mới xuất hiện như thương mại điện tử, đầu tư phát triển bền vững,… - Hình thành và phát triển các tổ chức kinh tế toàn cầu như: Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB),… - Các công ty đa quốc gia đóng vai trò quan trọng. - Các tiêu chuẩn toàn cầu được áp dụng rộng rãi trong sản xuất kinh doanh như Tiêu chuẩn về Hệ thống quản lí An toàn thực phẩm (ISO 22000), Tiêu chuẩn Quản lí môi trường (ISO 14001),… | - Gia tăng số lượng và quy mô của các tổ chức khu vực trên thế giớ: thông qua việc kí kết ngày càng nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương nhằm bổ sung các nguồn lực và điều kiện phát triển giữa các thành viên để nâng cao vị thế trong khu vực. - Hợp tác khu vực ngày càng đa dạng và phát triển: Liên kết kinh tế trong các khu vực ngày càng đa dạng, tùy thuộc vào điều kiện và mục tiêu của các bên tham gia. |
Hệ quả | - Tăng cường chuyên môn hóa và hợp tác hóa trong sản xuất, thúc đẩy phân công lao động, qua đó lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ. - Tạo ra sự chuyển dịch các yếu tố sản xuất như lao động, vốn, công nghệ và tri thức. Hình thành và phát triển các mạng lưới, chuỗi liên kết toàn cầu nhằm tận dụng tối đa lợi thế của các nước, các khu vực. - Có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các nước theo hướng phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ có hàm lượng công nghệ và tri thức cao, hướng tới phát triển xanh và bền vững. - Gia tăng sự phân hóa trình độ phát triển kinh tế và khoảng cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước. | - Tạo lập một thị trường sản xuất và tiêu dùng rộng lớn, thúc đẩy đầu tư và thương mại nội khối cũng như tăng cường hợp tác, nâng cao trình độ khoa học – công nghệ trong khu vực. - Thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường ở các quốc gia, tạo cơ hội việc làm, thu hút các nhà đầu tư. - Hình thành các rào cản thương mại (thuế, tiêu chuẩn chất lượng,…) đối với những nước bên ngoài khu vực. |
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Tại sao toàn cầu hóa kinh tế lại làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo?
Trả lời: Toàn cầu hóa kinh tế làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo vì: quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực ,các quốc gia,các dân tộc trên thế giới.
- Quốc gia nào biết tận dụng một cách khôn ngoan, khai thác có hiệu quả nguồn tài chính khổng lồ từ toàn cầu hóa mang lại thì sẽ giàu lên nhanh chóng.
- Ngược lại nếu không nắm bắt, tận dụng được các cơ hội thì thời cơ sẽ bị bỏ lỡ, thách thức sẽ trở thành khó khăn dài hạn rất khó khắc phục và là lực cản trở cho sự phát triển.
Câu 2: Vì sao quá trình toàn cầu hóa kinh tế gây ra các vấn đề môi trường?
Trả lời: Quá trình toàn cầu hóa kinh tế gây ra các vấn đề môi trường vì:
- Con người sử dụng vật chất quá thải và thói quen sống gây ô nhiễm nghiêm trọng tới môi trường.
- Khai thác tất cả những gì có thể sử dụng được để tồn tại và phát triển.
Câu 3: Nguyên nhân hình thành các tổ chức liên kết kinh tế khu vực là gì?
Trả lời:
Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong các khu vực trên thế giới, nên các quốc gia có những nét tương đồng về văn hóa, xã hội, địa lí hoặc có chung mục tiêu, lợi ích… đã liên kết lại với nhau.
Câu 4: Chọn một tổ chức kinh tế toàn cầu hoặc một tổ chức liên kết khu vực và trình bày những hiểu biết của mình về tổ chức đó.
Trả lời: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
- Thời gian thành lập: 1967 tại Băng Cốc, Thái Lan.
- Thành viên: 11 nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Mục tiêu của ASEAN: Là tiến hành sự hợp tác giữa các nước thành viên nhằm phát triển kinh tế và văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Có ý kiến cho rằng “Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
Trả lời:
Em đồng ý với ý kiến đó vì:
* Về thời cơ:
- Các quốc gia đều ra sức lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, tăng cường hợp tác tham gia các liên minh kinh tế trong khu vực và trên thế giới.
- Các quốc gia có thể khai thác nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài
- Xu thế chung của thế giới là hòa bình, ổn định hợp tác phát triển lâu dài, tạo cơ hội cho tất cả các nước phát triển.
* Về thách thức:
- Phần lớn các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế.
- Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường trên thế giới.
- Bản sắc văn hóa dân tộc có nguy cơ mai một.
- Tình trạng phân hóa giàu nghèo gia tăng.
Câu 2: Chứng minh khi tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để phát triển nhưng cũng phải đối đầu với nhiều thách thức.
Trả lời:
* Biểu hiện:
- Sự phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế. Việt Nam ra nhập WTO năm 2006 và đã có những bức tăng trưởng vượt trội về kinh tế.
- Nhiều tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào Việt nam như Samsung, LG, Canon, Toyota, Honda,…
- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
* Cơ hội:
- Các hiệp định thương mại tự do được kí kết, hàng rào thuế quan được gỡ bỏ giúp hàng hóa lưu thông rộng rãi hơn.
- Tăng cường kết nối, thúc đẩy hợp tác và phát triển trong khu vực, phát triển kinh tế đất nước, nâng cao vị thế quốc gia.
- Có cơ hội để quảng bá lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ Việt Nam ra thế giới.
- Tiếp cận nhanh chóng các công nghệ hiện đại vào cuộc sống.
- Tạo điều kiện chuyển giao những thành tựu mới về khoa học – công nghệ.
* Thách thức:
- Độc lập, tự chủ kinh tế khi thị trường hàng hóa nước ngoài xâm nhập nhiều hơn vào nước ta.
- Cần phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc để không bị hòa tan.
- Đối mặt với nguy cơ bị tụt hậu với sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ.
=> Giáo án Địa lí 11 kết nối bài 2: Toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế