Câu hỏi tự luận Địa lí 11 kết nối tri thức bài 7: Khu vực Mỹ la tinh

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 11 kết nối tri thức bài . Câu hỏi và bài tập tự luận bài 7: Khu vực Mỹ la tinh. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 11 kết nối tri thức.

BÀI 7: KINH TẾ KHU VỰC MỸ LA TINH

(18 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Quan sát Hình 7.2. Bản đồ phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản khu vực Mỹ La tinh năm 2020 và kể tên các nước trồng cà phê.

Trả lời:

Các nước trồng cà phê là: Mê-hi-cô, Goa-tê-ma-la, Cô-xta-ri-ca, Ê-cua-đo, Bra-xin.

Câu 2: Quan sát Hình 7.2. Bản đồ phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản khu vực Mỹ La tinh năm 2020 và kể tên các quốc gia trồng cây ăn quả.

Trả lời:

Các quốc gia trồng cây ăn quả là: Pa-na-ma, Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Đô-mi-ni-ca-na/

Câu 3: Quan sát Hình 7.2. Bản đồ phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản khu vực Mỹ La tinh năm 2020 và kể tên các quốc gia khai thác thủy sản.

Trả lời:

Các quốc gia khai thác thủy sản là: Chi-lê, Pê-ru.

Câu 4: Quan sát Hình 7.2. Bản đồ phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản khu vực Mỹ La tinh năm 2020 và liệt kê các quốc gia chăn nuôi bò.

Trả lời:

Các quốc gia nuôi bò ở khu vực Mỹ La tinh là: Bra-xin, U-ru-goay, Ác-hen-ti-na.

Câu 5: Quan sát Hình 7.3. Bản đồ phân bố công nghiệp khu vực Mỹ La tinh năm 2020 và cho biết các trung tâm công nghiệp trong khu vực.

Trả lời:

Các trung tâm công nghiệp ở khu vực là: Mê-hi-cô Xi-ti, La Ha-ba-na, Ca-ra-cát, Bô-gô-ta, Li-ma, La Pa-xơ, Xan-ti-a-gô, Bu-ê-nốt Ai-rét, Poóc-tô A-lê-gri, Xao Pao-lô, Ri-ô đê Gia-nê-rô, Xan-va-đo.

Câu 6: Quan sát Hình 7.3. Bản đồ phân bố công nghiệp khu vực Mỹ La tinh năm 2020 và liệt kê các nước khai thác dầu mỏ trong khu vực.

Trả lời:

Các nước khai thác dầu mỏ trong khu vực là: Mê-hi-cô, Ác-hen-ti-na, Vê-nê-xu-ê-la, Guy-a-na.

Câu 7: Quan sát Hình 7.3. Bản đồ phân bố công nghiệp khu vực Mỹ La tinh năm 2020 và nêu tên các nước có điểm du lịch trong khu vực.

Trả lời:

Các nước có điểm du lịch là: Mê-hi-cô, Cu-ba, Ê-cu-a-đo, Bra-xin, Ác-hen-ti-na.

 

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Trình bày tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực Mỹ La tinh và giải thích những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình chung đó.

Trả lời:

* Tình hình phát triển kinh tế chung:

- Khu vực đóng góp 6% vào GDP thế giới.

- Quy mô GDP các nước trong khu vực có sự chênh lệch hơn.

- Tốc độ tăng GDP không ổn định.

- Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành dịch vụ.

* Nguyên nhân:

- Quy mô GDP thấp là do các nước trong khu vực đều là các nước đang phát triển, phụ thuộc nhiều vào nước ngoài về vốn, công nghệ, thị trường.

- Sự chênh lệch GDP giữa các quốc gia do nguồn lực phát triển kinh tế của mỗi quốc gia còn khác nhau.

- Tốc đột tăng GDP không ổn định do nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nước ngoài, cùng với sự bất ổn về chính trị, xã hội và ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh.

- Một số nước đang tiến hành cải cách kinh tế, tích cực hội nhập, tự do hóa thương mại,… nên nền kinh tế từng bước được cải thiện và có nhiều thành tựu.

Câu 2: Nêu những đặc điểm nổi bật về ngành nông nghiệp của khu vực Mỹ La tinh. Lấy ví dụ cụ thể.

Trả lời:

- Cơ cấu cây trồng: đa dạng bao gồm cả cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả.

- Cây lương thức chính: ngô, lúa mì.

- Năm 2020, Mỹ La tinh sản xuất hơn 208 triệu tấn lương thực.

- Các nước sản xuất lương thực hàng đầu: Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Pa-ra-goay, Mê-hi-cô.

- Cây công nghiệp: cà phê, ca cao, đậu tương, mía, thuốc lá, bông, cao su,…

- Các vật nuôi chủ yếu: bò, gia cầm.

- Các nước có ngành chăn nuôi phát triển: Bra-xin, Mê-hi-cô, Ác-hen-ti-na, Cô-lôm-bi-a.

- Hiện nay nông nghiệp Mỹ La tinh đang phát triển theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ.

Câu 3: Nêu những đặc điểm nổi bật về ngành công nghiệp của khu vực Mỹ La tinh. Lấy ví dụ cụ thể.

Trả lời:

- Công nghiệp khai khoáng rất phát triển, là nơi sản xuất 45% lượng đồng, 50% lượng bạc và 21% lượng kẽm của thế giới.

- Các nước khai thác nhiều dầu mỏ và khí tự nhiên của thế giới: Vê-nê-xu-ê-la, Mê-hi-cô,…

- Các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, máy bay được chú trọng phát triển, đạt trình độ công nghệ cao: Ác-hen-ti-na, Bra-xin, Chi-lê, Mê-hi-cô.

- Các trung tâm công nghiệp lớn của khu vực Mỹ La tinh: Mê-hi-cô Xi-ti, La Ha-ba-na, Ca-ra-cát, Bô-gô-ta, Li-ma, La Pa-xơ, Xan-ti-a-gô, Bu-ê-nốt Ai-rét, Poóc-tô A-lê-gri, Xao Pao-lô, Ri-ô đê Gia-nê-rô, Xan-va-đo.

Câu 4: Ngành du lịch của khu vực Mỹ La tinh có những điểm nổi bật gì? Lấy ví dụ.

Trả lời:

- Ngành dịch vụ đóng góp nhiều nhất vào GDP của khu vực và tỉ trọng có xu hướng tăng.

- Lĩnh vực dịch vụ quan trọng: ngoại thương.

- Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu: quặng khoáng sản, dầu thô, các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, thịt, sữa,…

- Năm 2020, trị giá xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đạt 189,1 tỉ USD.

- Các đối tác thương mại chính: Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc.

- Năm 2019: Mỹ La tính đón gần 202 triệu lượt khách du lịch quốc tế, doanh thu từ đạt hơn 75,6 tỉ USD.

Câu 5: Trình bày những đặc điểm nổi bật về các ngành kinh tế ở khu vực Mỹ La tinh.

Trả lời:

* Nông nghiệp:

- Cơ cấu cây trồng: đa dạng bao gồm cả cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả.

- Cây lương thức chính: ngô, lúa mì.

- Năm 2020, Mỹ La tinh sản xuất hơn 208 triệu tấn lương thực.

- Các nước sản xuất lương thực hàng đầu: Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Pa-ra-goay, Mê-hi-cô.

- Cây công nghiệp: cà phê, ca cao, đậu tương, mía, thuốc lá, bông, cao su,…

- Các vật nuôi chủ yếu: bò, gia cầm.

- Các nước có ngành chăn nuôi phát triển: Bra-xin, Mê-hi-cô, Ác-hen-ti-na, Cô-lôm-bi-a.

- Hiện nay nông nghiệp Mỹ La tinh đang phát triển theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ.

* Công nghiệp:

- Công nghiệp khai khoáng rất phát triển, là nơi sản xuất 45% lượng đồng, 50% lượng bạc và 21% lượng kẽm của thế giới.

- Các nước khai thác nhiều dầu mỏ và khí tự nhiên của thế giới: Vê-nê-xu-ê-la, Mê-hi-cô,…

- Các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, máy bay được chú trọng phát triển, đạt trình độ công nghệ cao: Ác-hen-ti-na, Bra-xin, Chi-lê, Mê-hi-cô.

- Các trung tâm công nghiệp lớn của khu vực Mỹ La tinh: Mê-hi-cô Xi-ti, La Ha-ba-na, Ca-ra-cát, Bô-gô-ta, Li-ma, La Pa-xơ, Xan-ti-a-gô, Bu-ê-nốt Ai-rét, Poóc-tô A-lê-gri, Xao Pao-lô, Ri-ô đê Gia-nê-rô, Xan-va-đo.

* Dịch vụ:

- Ngành dịch vụ đóng góp nhiều nhất vào GDP của khu vực và tỉ trọng có xu hướng tăng.

- Lĩnh vực dịch vụ quan trọng: ngoại thương.

- Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu: quặng khoáng sản, dầu thô, các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, thịt, sữa,…

- Năm 2020, trị giá xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đạt 189,1 tỉ USD.

- Các đối tác thương mại chính: Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc.

- Năm 2019: Mỹ La tính đón gần 202 triệu lượt khách du lịch quốc tế, doanh thu từ đạt hơn 75,6 tỉ USD.

 

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Tại sao nền kinh tế Mĩ La tinh phát triện chậm, thiếu ổn định và phụ thuộc vào nước ngoài.

Trả lời:  Nền kinh tế Mĩ La tinh phát triện chậm, thiếu ổn định và phụ thuộc vào nước ngoài vì

- Các nước trong khu vực chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế - xã hội độc lập, tự chủ.

- Các nước trong khu vực duy trì cơ cấu xã hội phong kiến trong thời gian dài, các thế lực bảo thủ tiếp tục cản trợ sự phát triển của xã hội.

- Tình hình chính trị không ổn định.

- Mức tăng dân số còn khá cao.

Câu 2: Vì sao các nước Mỹ La tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng tỉ lệ người nghèo ở khu vực này vẫn ở mức cao?

Trả lời:  Các nước Mỹ La tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng tỉ lệ người nghèo ở khu vực này vẫn ở mức cao vì:

- Do hậu quả bóc lột nặng nề của chủ nghĩa tư bản Hoa Kỳ, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

- Do các nhà lãnh đạo của các nước trong khu vực chưa đề ra những đường lối phát triển đột phá, mang tính cải cách.

- Do văn hóa của mỗi nước vẫn còn bảo thủ, lạc hậu.

Câu 3: Tại sao các nước Mỹ Latinh giành độc lập khá sớm nhưng nền kinh tế phát triển chậm?

Trả lời:  Các nước Mỹ Latinh giành độc lập khá sớm nhưng nền kinh tế phát triển chậm là do các nước Mỹ Latinh duy trì xã hội phong kiến trong thời gian dài và chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế - xã hội độc lập, tự chủ.

Câu 4: Cho bảng số liệu sau:

Bảng 1. Tốc độ tăng GDP của khu vực Mỹ La tinh giai đoạn 2000 – 2021

Năm

2000

2005

2010

2019

2020

2021

Tốc độ tăng GDP (%)

3.6

4.0

6.4

0.7

-6.6

6.5

  1. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng GDP của khu vực Mỹ La tinh trong giai đoạn 2000 – 2020.
  2. Nhận xét và giải thích.

Trả lời:  

  1. Vẽ biểu đồ:
  2. Nhận xét và giải thích:

- Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước Mỹ La tinh có nhiều biến động:

+ Giai đoạn 2000 – 2010 tốc độ tăng trưởng ổn định (6,4%).

+ Giai đoạn 2010 – 2020 tộc độ giảm mạnh (từ 6,4% xuống -6,6%) và có giai đoạn khởi sắc vào năm 2021 với 6,5%.

- Nguyên nhân:

+ Các nước Mỹ Latinh phụ thuộc nhiều vào nước ngoài về vốn, công nghệ, thị trường.

+ Do những bất ổn về chính trị, xã hội của từng quốc gia cũng ảnh hưởng đến tốc độ tăng GDP của khu vực.

+ Năm 2019 – 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên tình hình kinh tế trong khu vực cũng gặp nhiều khu vực.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Năm 2021, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng đã cảnh báo rằng “Sự phục hồi kinh tế khu vực Mỹ Latinh sau khủng hoảng COVID-19 đang tụt hậu so với phần còn lại của thế giới”. Theo em, nguyên nhân của sự hồi phục chậm này là do đâu?

Trả lời: Nguyên nhân:

- Tỉ lệ đói nghèo và tình trạng bất bình đẳng gia tăng.

- Sự bùng phát trở lại của đại dịch COVID-19 mà chương trình tiêm chủng cho người dân ở các nước này vẫn còn chậm.

- Nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào ngoại thương và du lịch mà đại dịch diễn ra căng thẳng khiến các hoạt động này đều phải đóng cửa và bị ngưng trệ.

Câu 2: Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo hoạt động kinh tế tại khu vực Mỹ Latinh có thể suy giảm từ năm 2022 đến hết năm 2023. Theo em, sự suy giảm này có nguyên nhân từ đâu? Cuộc xung đột giữa Nga và U-crai-na có ảnh hưởng đến nền kinh tế của các quốc gia ở khu vực này không?

Trả lời:

* Kinh tế khu vực Mỹ Latinh bị suy giảm là do:

- Chịu tác động không nhỏ từ cuộc xung đột ở U-crai-na.

- Chịu ảnh hưởng từ việc lãi suất quốc tế tăng cao.

- Chịu ảnh hưởng từ nguy cơ suy thoái toàn cầu.

* Cuộc xung đột giữa Nga và U-crai-na ảnh hưởng đến nền kinh tế của các quốc gia trong khu vực Mỹ Latinh:

- Giá dầu trên thị trường tăng vọt do gián đoạn nguồn cung ứng từ Nga khiến các nước Mỹ Latinh như Ác-hen-ti-na có nguy cơ chịu thâm hụt năng lượng trầm trọng.

- Giá ngũ cốc và các mặt hàng liên quan cũng tăng ảnh hưởng đến nguồn cung lúa mì bị cắt giảm, giá cả leo thang.

- Giá phân bón tăng chóng mặt khiến các nước như Ác-hen-ti-na, Bra-xin, Cô-lôm-bi-a gặp khó khăn khi đắp ứng nhu cầu trong nước và nguy cơ sản xuất nông nghiệp bị sụt giảm.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay