Câu hỏi tự luận Địa lí 11 kết nối tri thức bài 21: Kinh tế Liên bang Nga

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 21: Kinh tế Liên bang Nga. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 11 kết nối tri thức.

BÀI 21: KINH TẾ LIÊN BANG NGA

(18 câu)

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Quan sát hình 21.1. Bản đồ phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Liên bang Nga năm 2020 và kể tên những cây trồng ở phía tây Liên bang Nga.

Trả lời:

Các loại cây trồng ở phía tây Liên bang Nga là: thuốc lá, khoai tây, ngô, lúa mì, hướng dương, cây ăn quả.

Câu 2: Quan sát hình 21.1. Bản đồ phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Liên bang Nga năm 2020 và kể tên những thảm thực vật chủ yếu ở Liên bang Nga.

Trả lời:

Các thảm thực vật chủ yếu ở Liên bang Nga là: rừng lá kim phân bố chủ yếu ở vùng cao nguyên Trung Xi-bia và đồng bằng Tây Xi-bia.

Câu 3: Quan sát hình 21.1. Bản đồ phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Liên bang Nga năm 2020 và kể tên những động vật được chăn nuôi ở phía bắc Liên bang Nga.

Trả lời:

Những động vật được chăn nuôi ở phía bắc Liên bang Nga là: tuần lộc.

Câu 4: Quan sát Hình 21.4. Bản đồ phân bố công nghiệp Liên bang Nga năm 2020 và kể tên những trung tâm công nghiệp có ngành công nghiệp hàng không vũ trụ của Liên bang Nga.

Trả lời:

Những trung tâm công nghiệp có ngành công nghiệp hàng không vũ trụ của Liên bang Nga là: Mát-xcơ- va, Rốt-xtốp-na Đô-nu,

Câu 5: Quan sát Hình 21.4. Bản đồ phân bố công nghiệp Liên bang Nga năm 2020 và kể tên những trung tâm công nghiệp có ngành công nghiệp chế biến lâm sản của Liên bang Nga.

Trả lời:

Những trung tâm công nghiệp có ngành công nghiệp chế biến lâm sản của Liên bang Nga là: Kha-ba-rốp, Nô-vô-xi-biếc, Ac-khan-ghen.

 

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Nêu những nét đặc trưng về sự phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản Liên bang Nga.

Trả lời:

* Đặc điểm chung: Năm 2020: ngành này đóng góp 4,0% GDP và thu hút 6% lực lượng lao động.

* Nông nghiệp:

- Đầu tư, áp dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất,… để mang lại hiệu quả cao.

- Sản xuất nông nghiệp phát triển ở đồng bằng Đông Âu, phía đông nam,…

* Lâm nghiệp:

- Ngành kinh tế quan trọng của Liên bang Nga.

- Diện tích rừng lớn nhất thế giới: 815 triệu ha (50% lãnh thổ).

- Ngành khai thác và chế biến lâm sản đem lại nguồn thu đáng kể cho nền kinh tế.

- Sản lượng gỗ tròn khai thác đứng thứ tư thế giới: 217,0 triệu m3 (2020).

- Gỗ và các sản phẩm từ gỗ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Nga.

* Thủy sản:

- Ngành khai thác thủy sản:

+ Khá phát triển.

+ Sản lượng thủy sản khai thác chiếm 6,1% tổng sản lượng thủy sản khai thác toàn thế giới và là nước xuất khẩu thủy sản lớn.

+ Phân bố: tập trung chủ yếu ở ngư trường Viễn Đông, ngư trường phía nam, vùng biển Ca-xpi,…

- Ngành nuôi trồng thủy sản:

+ Sản lương tăng nhưng tỉ trọng còn nhỏ.

+ Sản phẩm thủy sản có sản lượng lớn và giá trị kinh tế cao: cá hồi, cá thu, cá trích, cá tuyết.

Câu 2: Liên bang Nga có những ngành công nghiệp chính nào? Nêu những đặc điểm nổi bật của các ngành công nghiệp và kể tên một số trung tâm công nghiệp lớn của Liên bang Nga.

Trả lời:

* Đặc điểm chung:

- Giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

- Công nghiệp và xây dựng chiếm 29,9% GDP và thu hút khoảng 27% lực lượng lao động.

- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng.

* Các ngành công nghiệp của Liên bang Nga:

- Công nghiệp khai thác:

+ Khai thác dầu khí:

Ÿ Phát triển mạnh.

Ÿ Năm 2020: Liên bang Nga là nhà sản xuất dầu mỏ và khí tự nhiên lớn thứ hai thế giới.

Ÿ Phân bố: chủ yếu ở vùng U-ran và Tây Xi-bia

+ Khai thác than:

Ÿ Đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng (5,2%)

Ÿ Phân bố: Xi-bia và Viễn Đông.

- Công nghiệp sản xuất điện:

+ Cơ cấu ngành đa dạng, bao gồm: thủy điện, nhiệt điện, điện nguyên tử, năng lượng tái tạo khác,…

+ Sản lượng điện tăng, chiếm 4% và đứng thứ tư thế giới.

+ Phân bố: vùng Trung ương, U-ran và Tây Xi-bia.

- Công nghiệp luyện kim:

+ Có lịch sử lâu đời.

+ Sản xuất thép tăng, chiếm 3,8% sản lượng thép toàn thế giới.

+ Phân bố: vùng Tây Xi-bia, U-ran và Trung ương.

- Công nghiệp hàng không – vũ trụ:

+ Ngành công nghiệp thế mạnh.

+ Sản phẩm nổi bật: máy bay, trực thăng, vệ tinh nhân tạo, tàu vũ trụ,…

* Sự phân bố các ngành công nghiệp thể hiện sự chuyên môn hóa:

- Các ngành khai thác, sơ chế: phân bố ở phía Đông.

- Các ngành chế biến và công nghệ cao: tập trung phía Tây.

* Các trung tâm công nghiệp lớn là: Mát-xcơ-va, Rốt-xtốp-na Đô-nu, Nô-vô-xi-biếc, Xanh Pê-téc-bua, Nhi-giơ-nhi Nô-gô-rốt,…

Câu 3: Nêu những đặc điểm chung của ngành dịch vụ ở Liên bang Nga. Ngành thương mại có những điểm đặc trưng gì?

Trả lời:

* Đặc điểm chung:

- Giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế của Nga.

- Ngành dịch vụ chiếm 56,1% trong GDP và thu hút 67,3% lực lượng lao động.

- Các ngành phát triển đa dạng theo hướng hiện đại hóa.

- Các trung tâm dịch vụ lớn: Mát-xcơ-va, Xanh Pê-téc-bua,…

- Các ngành dịch vụ nổi bật: thương mại, giao thông vận tải, du lịch và tài chính ngân hàng.

* Ngành thương mại:

- Nội thương:

+ Phát triển, hàng hóa thị trường phong phú, chất lượng sản phẩm tăng.

+ Giá trị buôn bán, trao đổi ngày càng lớn.

+ Hệ thống bán buôn, bán lẻ phát triển rộng khắp với nhiều hình thức.

- Ngoại thương:

+ Là một trong những nước xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn nhất thế giới.

+ Các mặt hàng xuất khẩu chính: dầu mỏ, khí tự nhiên, kim loại, hóa chất, thực phẩm và gỗ.

+ Các mặt hàng nhập khẩu chính: máy móc và thiết bị, ô tô, rau quả, hàng dệt may và da giày.

+ Các đối tác thương mại chính: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, một số nước Đông Nam Á,…

Câu 4: Trình bày những nét đặc trưng về ngành giao thông vận tải của Liên bang Nga.

Trả lời:

- Mạng lưới giao thông phát triển.

- Đầy đủ các loại hình giao thông.

- Mát-xcơ-va là đầu mối giao thông vận tải lớn trên thế giới.

- Đường sắt:

+ Mạng lưới đường sắt dài nhất thế giới: 87 000 km.

+ Hệ thống tàu điện ngầm rất phát triển, nhất là ở thủ đô Mát-xcơ-va.

- Đường bộ:

+ Tộng chiều dài: trên 1 triệu km.

+ Nhiều hệ thống đường cao tốc liên bang, phát triển ở khu vực phía tây.

- Đường sông:

+ Tổng chiều dài: trên 100 nghìn km.

+ Mạng lưới kênh đào nối lưu vực các sông lớn, nhất là sông Von-ga.

- Đường biển:

+ Khá phát triển.

+ Các cảng lớn và quan trọng: Xanh Pê-téc-bua, Vla-đi-vô-xtốc, Ma-ga-đan,…

- Đường ống:

+ Phát triển mạnh.

+ Tổng chiều dài đường ống lớn thứ hai trên thế giới.

- Đường hàng không:

+ Phát triển, có 1200 sân bay.

+ Nhiều sân bay lớn: She-re-met-ye-vô, Pun-cô-vô, Khơ-ra-brô-vôm Đô-mô-đê-đô-mô,…

Câu 5: Trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành du lịch và tài chính ngân hàng ở Liên bang Nga.

Trả lời:

* Du lịch:

- Năm 2019: LB Nga đón 24,6 triệu khách du lịch quốc tế, doanhn thu đạt 11 tỉ USD.

- Các trung tâm du lịch lớn: Mát-xcơ-va và Xanh Pê-téc-bua.

- Các địa điểm du lịch nổi tiếng: hồ Bai-can, nhà thờ chính tòa Thánh Ba-sin, Cung điện Crem-lin,…

* Tài chính ngân hàng:

- Phát triển đa dạng với nhiều hoạt động như thị trường trái phiếu, chứng khoán, tín dụng,…

- Các trung tâm tài chính lớn: Mát-xcơ-va, Xanh Pê-téc-bua,…

Câu 6: Kinh tế lãnh thổ Liên bang Nga được chia thành mấy vùng? Trình bày đặc điểm các vùng kinh tế quan trọng của Liên bang Nga.

Trả lời: Liên bang Nga có 12 vùng kinh tế nhưng có 4 vùng kinh tế quan trọng.

* Vùng Trung ương:

- Chiếm khoảng 2,8% diện tích cả nước.

- Nằm ở trung tâm phần châu Âu của Liên bang Nga.

- Là vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất.

- Các ngành công nghiệp chủ yếu: dệt may, hóa chất và chế tạo máy.

- Các thành phố lớn: Mát-xcơ-va, Xmô-len, Tu-la,…

* Vùng Trung tâm đất đen:

- Chiếm khoảng 0,98% diện tích cả nước.

- Là vùng tập trung dải đất đen phì nhiêu, nguồn nước dồi dào.

- Hoạt động kinh tế chính: nông nghiệp và các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp.

- Các thành phố lớn: Vô-rô-nê-giơ, Bê-gô-rốt,…

* Vùng U-ran:

- Chiếm khoảng 4,9% diện tích cả nước.

- Rất giàu khoáng sản như than đá, sắt, kim cương, vàng, đồng.

- Các ngành công nghiệp phát triển: khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí, hóa chất, chế biến gỗ,…

- Các thành phố lớn: Ê-ca-tê-rin-bua, Ma-nhi-tơ-gioóc,…

* Vùng Viễn Đông:

- Chiếm khoảng 40,6% diện tích cả nước.

- Giàu tài nguyên thiên nhiên, nhất là than và rừng.

- Các hoạt động kinh tế chính: khai thác khoáng sản, khai thác gỗ, đống tàu, khai thác và chế biến thủy sản.

- Các thành phố lớn: Vla-đi-vô-xtốc, Kha-ba-rốp,…

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Tại sao ngành công nghiệp của Liên bang Nga tập trung chủ yếu ở phía tây?

Trả lời:  Ngành công nghiệp Liên bang Nga tập trung chủ yếu ở phía tây vì: ở phía tây nhiều đầm lầy, nhiều dầu mỏ và khí đốt, dãy U-ran giàu khoáng sản than, dầu mỏ, quặng sắt, kim loại màu,… thuận lợi cho phát triển công nghiệp.

Câu 2: Giải thích vì sao sự phân bố công nghiệp của Liên bang Nga có sự khác biệt lớn giữa vùng phía đông và vùng phía tây?

Trả lời: Sự phân bố công nghiệp của Liên bang Nga có sự khác biệt lớn giữa vùng phía đông và vùng phía tây vì: địa hình của Liên bang Nga cao ở phía đông, thấp dần về phía tây. Dòng sông Ê-nít-xay chia Liên bang Nga thành 2 phần rõ rệt:

- Phần phía tây là đồng bằng và vùng trũng, xen lẫn nhiều đồi thấp, phù hợp với các ngành công nghiệp truyền thống như sản xuất giấy, công nghiệp năng lượng,...

- Phần phía đông là núi và cao nguyên, có nguồn khoáng sản, lâm sản và trữ năng thủy điện lớn, phù hợp với các ngành công nghiệp như khai thác dầu khí, dầu mỏ, khí tự nhiên,…

Câu 3: Cho bảng số liệu sau:

Bảng 1. Cơ cấu GDP của Liên bang Nga năm 2010 và năm 2020

Cơ cấu GDP (%)

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

2010

3,3

34,0

53,1

9,6

2020

4,0

29,9

56,1

10,1

(Nguồn: WB, 2022)

  1. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của Liên bang Nga năm 2010 và năm 2020.
  2. Nhận xét và kết luận.

Trả lời:  

  1. Vẽ biểu đồ:
  2. Nhận xét và giải thích:

- Nhận xét:

+ Tỉ trọng ngành nông nghiệp tăng trưởng chậm từ 3,3% lên 4,0% (0,7%)

+ Tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng có xu hướng cũng tăng trưởng mạnh từ 34% lên 39,9% (tăng 5,9%)

+ Cơ cấu ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất qua các năm và có sự tăng trưởng từ 53,1% lên đến 56,1% (tăng 3,0%)

+ Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng nhẹ không đáng kể trong suốt 10 năm, từ 9,6% năm 2010 lên 10,1% năm 2020 (tăng 0,5%).

- Kết luận: Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các ngành dịch vụ.

Câu 4: Cho bảng số liệu sau:

Bảng 2. Trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Liên bang Nga

giai đoạn 2000 – 2020

(Đơn vị: tỉ USD)

2000

2010

2015

2020

Trị giá xuất khẩu

114,4

445,5

391,4

381,0

Trị giá nhập khẩu

62,4

322,4

281,6

304,6

(Nguồn: WB, 2022)

  1. Tính cán cân xuất - nhập khẩu của Liên bang Nga qua các năm.
  2. Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu và cán cân xuất - nhập khẩu của Liên bang Nga đoạn 2000 – 2020.
  3. Nhận xét và kết luận.

Trả lời:  

  1. Tính cán cân xuất nhập khẩu của Liên bang Nga qua các năm:

 

2000

2010

2015

2020

Trị giá xuất khẩu

114,4

445,5

391,4

381,0

Trị giá nhập khẩu

62,4

322,4

281,6

304,6

Cán cân xuất - nhập khẩu

52,0

123,1

109,8

76,4

  1. Vẽ biểu đồ:
  2. Nhận xét và kết luận:

- Giá trị nhập khẩu luôn nhỏ hơn giá trị xuất khẩu: năm 2020, trị giá xuất khẩu là 381,0 tỉ USD nhưng trị giá xuất khẩu chỉ có 304,6 tỉ USD.

- Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu có nhiều biến động qua các năm:

+ Giai đoạn 2000 -  2010: trị giá xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng trưởng rất nhanh: trị giá xuất khẩu tăng 331,1 tỉ USD còn trị giá nhập khẩu tăng 260 tỉ USD.

+ Giai đoạn 2010 – 2015: trị giá xuất – nhập khẩu đều giảm.

+ Giai đoạn 2015 – 2020: trị giá xuất khẩu giảm 10,4 tỉ USD, còn trị giá nhập khẩu thì lại tăng 23 tỉ USD.

- Cán cân xuất – nhập khẩu luôn dương và biến động qua các năm.

- Kết luận: Liên bang Nga là nước xuất siêu.

Câu 5: Cho bảng số liệu sau:

Bảng 3. Sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu mỏ của Liên bang Nga

giai đoạn 2000 – 2020

(Đơn vị: triệu tấn)

2000

2010

2015

2020

Sản lượng khai thác

326,7

512,3

544,6

524,4

Sản lượng xuất khẩu

229,7

235,0

234,6

239,5

(Nguồn: Tập đoàn dầu khí BP, 2022)

  1. Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu mỏ của Liên bang Nga giai đoạn 2000 – 2020.
  2. Nhận xét.

Trả lời:  

  1. Vẽ biểu đồ:
  2. Nhận xét: Dựa vào biểu đồ ta thấy, sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu mỏ của Liên bang Nga có sự biến động qua các năm:

- Giai đoạn 2000 – 2015: sản lượng dầu mỏ khai thác tăng cao từ 325,7 triệu tấn lên 544,6 triệu tấn, sản lượng dầu mỏ xuất khẩu có sự biến động nhẹ từ 229,7 triệu tấn lên 234,6 triệu tấn.

- Giai đoạn 2015 – 2020: sản lượng dầu mỏ khai thác có xu hướng giảm từ 544,6 triệu tấn xuống 524,4 triệu tấn (giảm 20,2 triệu tấn), sản lượng dầu mỏ xuất khẩu lại có xu hướng tăng.

→ Kết luận: Sản lượng dầu thô khai thác và dầu thô xuất khẩu còn nhiều biến động, chưa ổn định.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Chứng minh rằng ngành công nghiệp của Liên bang Nga có cơ cấu ngành đa dạng và phân bố rộng khắp các vùng trong nước.

Trả lời:

Công nghiệp là ngành xương sống của nền kinh tế Nga với nhiều ngành sản xuất có sản lượng hàng đầu thế giới. Cơ cấu ngành công nghiệp Nga đa dạng bao gồm các ngành truyền thống và hiện đại:

- Các ngành công nghiệp truyền thống nổi tiếng: năng lượng, luyện kim đen, luyện kim màu, khai thác vàng và kim cương, khai thác gỗ và sản xuất giấy, bột xen-lu-lô, sản xuất thiết bị tàu biển, thiết bị mỏ. Các ngành truyền thống tập trung phần lớn ở đồng bằng Đông Âu, Tầy Xi-bia, U-ran và dọc các đường giao thông quan trọng.

- Các ngành công nghiệp hiện đại: điện tử – tin học, hàng không, công nghiệp vũ trụ, nguyên tử, công nghiệp quốc phòng. Các ngành hiện đại phân bố ở vùng Trung tâm, Uran, Xanh-Pê-tec-bua.

Câu 2: Cuộc xung đột giữa Nga và U-crai-na đã châm ngòi cho một loại các lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt lên Nga. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, nền kinh tế của Nga vẫn vững vàng và tăng trưởng vượt xa kỳ xọng. Theo em, tại sao kinh tế Nga vững vàng trước những lệnh trừng phạt từ châu Âu?

Trả lời: Nền kinh tế Nga vẫn vững vàng trước những lệnh trừng phạt từ châu Âu vì:

- Với nguồn nhiên liệu dồi dào, Nga vẫn xuất khẩu được năng lượng và điều này đã hỗ trợ đáng kể cho nền kinh tế của Nga.

- Người dân đã có kinh nghiệm đối mặt với các khủng hoảng kinh tế.

- Chính phủ Nga đã ban hành những chính sách để ngăn chặn lạm phát và sự sụp dổ của nền kinh tế.

=> Giáo án Địa lí 11 kết nối bài 21: Kinh tế Liên bang Nga

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay