Câu hỏi tự luận Địa lí 11 kết nối tri thức bài 12: Kinh tế khu vực Đông Nam Á

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 12: Kinh tế khu vực Đông Nam Á. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 11 kết nối tri thức.

BÀI 12: KINH TẾ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

(25 câu)

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Quan sát Hình 12.2. Bản đồ phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản khu vực Đông Nam Á năm 2020 và kể tên những quốc gia trồng cà phê trong khu vực.

Trả lời:

Các quốc gia trồng cà phê trong khu vực là: Việt Nam, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a.

Câu 2: Quan sát Hình 12.2. Bản đồ phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản khu vực Đông Nam Á năm 2020 và kể tên những quốc gia trồng dừa trong khu vực.

Trả lời:

Các quốc gia trồng dừa trong khu vực là: In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a, Thái Lan.

Câu 3: Quan sát Hình 12.2. Bản đồ phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản khu vực Đông Nam Á năm 2020 và kể tên những quốc gia trồng mía trong khu vực.

Trả lời:

Các quốc gia trồng mía trong khu vực là: Việt Nam, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin.

Câu 4: Quan sát Hình 12.2. Bản đồ phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản khu vực Đông Nam Á năm 2020 và kể tên những quốc gia chăn nuôi bò trong khu vực.

Trả lời:

Các quốc gia chăn nuôi bò trong khu vực là: Mi-an-ma, Lào, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a.

Câu 5: Quan sát Hình 12.2. Bản đồ phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản khu vực Đông Nam Á năm 2020 và kể tên những quốc gia trồng lúa gạo ở khu vực.

Trả lời:

Các quốc gia trồng lúa gạo trong khu vực là: Mi-an-ma, Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a.

Câu 6: Quan sát Hình 12.3. Bản đồ phân bố công nghiệp khu vực Đông Nam Á năm 2020 và liệt kê những trung tâm công nghiệp trong khu vực.

Trả lời:

Những trung tâm công nghiệp trong khu vực là: Y-an-gun, Băng Cốc, Viêng Chăn, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cu-a-la Lăm-pơ, Xin-ga-po, Đi-li, Xu-ra-bay-a, Gia-các-ta, Ma-ni-la, Ban-đa Xê-ri, Bê-ga-oan, Phnôm Pênh.

Câu 7: Quan sát Hình 12.3. Bản đồ phân bố công nghiệp khu vực Đông Nam Á năm 2020 và liệt kê những quốc gia khai thác dầu mỏ trong khu vực.

Trả lời:

Những quốc gia khai thác dầu mỏ trong khu vực là: Việt Nam, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a.

Câu 8: Quan sát Hình 12.3. Bản đồ phân bố công nghiệp khu vực Đông Nam Á năm 2020 và kể tên những quốc gia có nền công nghiệp thực phẩm trong khu vực.

Trả lời:

Những quốc gia có nền công nghiệp thực phẩm trong khu vực là: Mi-an-ma, Lào, Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Đông Ti-mo.

Câu 9: Quan sát Hình 12.3. Bản đồ phân bố công nghiệp khu vực Đông Nam Á năm 2020 và liệt kê những quốc gia khai thác thiếc trong khu vực.

Trả lời:

Những quốc gia khai thác thiếc trong khu vực là: Mi-an-ma, Việt Nam, Thái Lan, Ma-lai-xi-a.

Câu 10: Kể tên một số những điểm du lịch nổi tiếng của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á mà em biết.

Trả lời:

Các điểm du lịch nổi tiếng của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là khu đền tháp Ăng-co Vát (Cam-pu-chia), bãi biển Ba-li (In-đô-nê-xi-a), Phố cổ Hội An (Việt Nam), vịnh Hạ Lọng (Việt Nam), Ba-gan (Mi-an-ma).

 

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Trình bày những đặc điểm chung về tình hình phát triển kinh tế của khu vực Đông Nam Á.

Trả lời:

- Quy mô GDP: 3083 tỉ USD (chiếm 3,6% GDP toàn thế giới).

- Quy mô GDP trong những năm gần đây tăng khá nhanh (4,5% năm 2019)

- Là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động bậc nhất thế giới.

- Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Một số quốc gia chú trọng phát triển nền kinh tế tri thức, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển.

- Phát triển kinh tế đạt nhiều thành tựu do các nước tận dụng những lợi thế sẵn có về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và lực lượng lao động.

- Vẫn còn sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế và đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Câu 2: Nêu những nét đặc trưng về sự phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản của khu vực Đông Nam Á.

Trả lời:

* Đặc điểm chung:

- Có nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu sản phẩm đa dạng.

- Tỉ trọng giảm nhưng ngành này vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của hầu hết các quốc gia.

- Một số quốc gia đang đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn.

* Nông nghiệp:

- Ngành trồng trọt.

+ Là ngành sản xuất nông nghiệp chính.

+ Cây trồng chính: lúa gạo, cây công nghiệp và cây ăn quả.

+ Sản lượng lúa gạo ngày càng tăng → giải quyết nhu cầu về lương thực và xuất khẩu.

+ Tiêu biểu: Thái Lan, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a.

+ Cây công nghiệp: được trồng nhiều và có giá trị xuất khẩu cao như cao su, cọ dầu, cà phê, hồ tiêu.

+ Phân bố: Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Thái Lan.

+ Cây ăn quả: đa dạng, là mặt hàng xuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể.

- Ngành chăn nuôi:

+ Chú trọng phát triển do chất lượng cuộc sống được nâng lên và đem lại hiệu quả cao.

+ Phân bố: trâu, bò ở Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam; lợn ở Việt Nam, Phi-lip-pin, Thái Lan; chăn nuôi gia cầm ở hầu hết các nước.

* Lâm nghiệp:

- Ngành kinh tế quan trọng ở In-đô-nê-xi-a, Lào, Thái Lan, Mi-an-ma và Việt Nam.

- Sản lượng gỗ tròn khai thác có xu hướng tăng: 302 triệu m3 (chiếm 7,7% tổng sản lượng gỗ tròn khai thác toàn thế giới).

- Các quốc gia trong khu vực tăng cường trồng rừng, khoanh nuôi rừng tự nhiên, thành lập vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.

* Thủy sản:

- Các quốc gia đầu tư vốn, công nghệ, kĩ thuật để đẩy mạnh hoạt động đánh bắt và nuôi trồng theo hướng phát triển bền vững.

- Năm 2020: Đông Nam Á đóng góp 25% tổng sản lượng thủy sản toàn cầu.

- Các quốc gia đứng đầu: In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Phi-lip-pin.

- Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực: tôm, cá ngừ đại dương, cá da trơn,…

- Hoạt động khai thác thủy sản phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bền vững.

- Thách thức: suy giảm nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đến đời sống người dân trong khu vực.

- Một số quốc gia đang chú trọng phát triển nuôi trồng thủy sản.

Câu 3: Khu vực Đông Nam Á có các ngành công nghiệp quan trọng và chủ lực nào? Nêu đặc điểm của từng ngành và kể tên một số trung tâm công nghiệp lớn của khu vực.

Trả lời:

* Đặc điểm chung:

- Vai trò:

+ Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

+ Tạo nhiều việc làm.

+ Tăng nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu.

- Các ngành công nghiệp quan trọng:

+ Điện tử - tin học.

+ Chế biến thực phẩm.

+ Sản xuất hàng tiêu dùng.

+ Khai thác khoáng sản.

- Một số trung tâm công nghiệp lớn: Băng Cốc, Gia-các-ta, Ma-ni-la, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh,…

* Đặc điểm của các ngành công nghiệp:

- Công nghiệp điện tử - tin học:

+ Là ngành mũi nhọn của nhiều nước: Xin-ga-po, Thái Lan, Việt Nam,…

+ Phát triển dựa vào tiềm năng về nguồn lao động dồi dào, có trình độ kĩ thuật và thu hút đầu tư nước ngoài.

+ Các nước trong khu vực đang tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trong lĩnh vực điện tử - tin học.

- Công nghiệp chế biến thực phẩm và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng:

+ Phát triện dựa trên thế mạnh về các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, thị trường tiêu thụ lớn và nguồn lao động dồi dào.

+ Là các ngành đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.

+ Phân bố: tất cả các quốc gia trong khu vực, tiêu biểu là In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam, Phi-lip-pin.

- Công nghiệp khai thác khoáng sản:

+ Ngành công nghiệp quan trọng của nhiều nước.

+ Khai thác thiếc chiếm một nửa sản lượng thế giới và phát triển ở Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Thái Lan.

+ Khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên phát triển mạnh ở Bru-nây, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.

Câu 4: Ngành thương mại của khu vực Đông Nam Á có những điểm gì nổi bật?

Trả lời:

* Thương mại:

- Vai trò: điều tiết, thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển.

- Nội thương:

+ Phát triển nhanh.

+ Trị giá và khối lượng hàng hóa, dịch vụ trao đổi trên thị trường ngày càng lớn.

+ Hình thành các hình thức mới: siêu thị, trung tâm thương mại, thương mại điện tử.

+ Các nước có nội thương phát triển: Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Thái Lan.

- Ngoại thương:

+ Đóng vai trò then chốt đối với tất cả các quốc gia trong khu vực.

+ Các đối tác thương mại lớn: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc.

+ Hầu hết các quốc gia đều có trị giá xuất khẩu lớn hơn trị giá nhập khẩu.

+ Các mặt hàng xuất khẩu chính: nông sản, thủy sản, khoáng sản, dệt may,…

+ Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: máy móc, hàng tiêu dùng,…

+ Các nước có ngoại thương phát triển: Xin-ga-po, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Thái Lan.

Câu 5: Trình bày đặc điểm của ngành giao thông vận tại của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

Trả lời:

- Giao thông vận tải được chú ý phát triển và hiện đại hóa nhằm phục vụ sản xuất, đời sống người dân và thu hút đầu tư nước ngoài.

- Giao thông đường bộ:

+ Được đầu tư, hiện đại hóa mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu sản xuất nhanh.

+ Tuyến đường liên kết quan trọng: hành lang Đông – Tây, đường cao tốc Xuyên Á,…

- Giao thông đường sắt:

+ Khá phổ biến ở Đông Nam Á lục địa.

+ Tổng chiều dài đường sắt trong khu vực: 20 000 km.

+ Các quốc gia nỗ lực nâng cấp mạng lưới đường sắt sang đường sắt cao tốc: Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a.

- Giao thông đường biển:

+ Đóng vai trò quan trọng.

+ Khối lượng vận chuyển đạt 2,8 tỉ tấn.

+ Một số cảng biển lớn: Hải Phòng, Sài Gòn (Việt Nam), Y-an-gun (Mi-an-ma), Băng Cốc (Thái Lan), Xin-ga-po (Xin-ga-po),…

- Giao thông đường hàng không:

+ Phát triển rất mạnh.

+ Vận tải hàng không nội địa và quốc tế đều được chú trọng nâng cấp.

+ Các sân bay lớn: Chan-gi (Xin-ga-po), Xu-va-na bu-mi (Thái Lan), Cu-a-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a), Tân Sơn Nhất, Nội Bài (Việt Nam),…

Câu 6: Du lịch ở khu vực phát triển như thế nào? Trình bày sự phát triển của ngành du lịch ở khu vực Đông Nam Á.

Trả lời:

- Có vai trò quan trọng.

- Số lượng khách du lịch và doanh thu du lịch ngày càng tăng.

- Năm 2019: ngành du lịch đóng góp hơn 393 tỉ USD vào GDP của khu vực.

- Đông Nam Á là một trong những điểm đến phổ biến của khách du lịch quốc tế và thu hút khoảng 10% tổng lượng khách du lịch toàn cầu.

- Các quốc gia phát triển du lịch mạnh: Thái Lan, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po,…

- Một số điểm du lịch nổ tiếng: đền Ăng-co Vát (Cam-pu-chia), vịnh Hạ Long (Việt Nam), Ba-li (In-đô-nê-xi-a), Ba-gan (Mi-an-ma),…

 

3. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Tại sao nền kinh tế của các nước Đông Nam Á lại phát triển nhanh nhưng chưa vững chắc?

Trả lời:  

- Nền kinh tế các nước Đông Nam Á phát triển nhanh là do:

+ Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

+ Nguồn lao động trẻ và dồi dào, có trình độ kĩ thuật cao.

+ Có nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá trị xuất khẩu: cao su, cọ dầu, cà phê, lúa gạo,…

+ Thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhờ các ngành công nghiệp chủ lực.

+ Tình hình chính trị - xã hội khá ổn định.

- Nền kinh tế các nước Đông Nam Á chưa vững chắc là do:

+ Công nghệ chưa phát triển vượt bậc, phụ thuộc vào thị trường nước ngoài.

+ Môi trường bị ảnh hưởng bởi thiên tai và suy thoái, các tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác đúng mức sẽ suy giảm.

Câu 2: Giải thích vì sao trồng lúa nước là ngành nông nghiệp chính của các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á?

Trả lời: Trồng lúa nước là ngành nông nghiệp chính của các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á vì:

- Điều kiện tự nhiên ở khu vực có nhiều đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

- Tiếp giáp với biển nên chịu nhiều ảnh hưởng của biển: khí hậu ẩm, ấm áp.

- Có nhiều con sông lớn chảy qua, cung cấp nước ngọt cho trồng trọt.

- Có nền văn minh lúa nước từ lâu đời.

- Có nguồn lao động và nhân công dồi dào.

Câu 3: Vì sao ngành công nghiệp chế biến thực phẩm luôn chiếm vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế của các nước trong khu vực Đông Nam Á?

Trả lời: Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm luôn chiếm vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế của các nước trong khu vực Đông Nam Á vì:

- Có nguồn nhân công dồi dào và giàu kinh nghiệm,cần cù trong sản xuất

- Có nhiều tài nguyên thiên nhiên và nguồn nông phẩm nhiệt đới phong phú

- Tranh thủ được nguồn vốn và công nghệ của nước ngoài

- Điều kiện thời tiết, khí hậu thuận lợi, đất đai màu mỡ

Câu 4: Tại sao ngành công nghiệp khai thác hải sản chưa phát triển ở các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á mặc dù đã có lợi thế về tài nguyên biển?

Trả lời:  

Ngành công nghiệp khai thác hải sản chưa phát triển ở các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á mặc dù đã có lợi thế về tài nguyên biển vì phương tiện khai thác vấn còn lạc hậu, công nghệ chưa có nhiều đổi mới nên chưa phát huy được hết lợi thế về điều kiện tự nhiên.

Câu 5: Giải thích vì sao ngành công nghiệp điện tử - tin học trở thành ngành mũi nhọn của nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á?

Trả lời:  

Ngành công nghiệp điện tử - tin học trở thành ngành mũi nhọn của nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á vì:

- Ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế và sản phẩm của nó chi phối nhiều ngành kinh tế khác.

- Ngành có vai trò quyết định trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước.

- Ngành có tốc độ tăng trưởng vượt trội so với các ngành công nghiệp khác.

- Với tiềm năng về nguồn lao động trẻ, có trình độ kĩ thuật cao nên ngành này phát triển ở nhiều quốc gia trong khu vực.

Câu 6: Cho bảng số liệu sau:

Bảng 1. Cơ cấu GDP của khu vực Đông Nam Á năm 2010 - 2020

 

Cơ cấu GDP (%)

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

2010

17,6

34,9

47,2

0,3

2020

11,8

35,2

49,7

3,3

(Nguồn: WB, 2022)

  1. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của khu vực Đông Nam Á năm 2010 và năm 2020.
  2. Nhận xét và kết luận.

Trả lời:  

  1. Vẽ biểu đồ:
  2. Nhận xét và giải thích:

- Nhận xét:

+ Tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 17,6% xuống còn 11,8% (giảm 5,8%).

+ Tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng có sự tăng trưởng nhẹ (tăng 0.3%).

+ Cơ cấu ngành dịch vụ qua các năm đều ở mức cao và có sự tăng trưởng mạnh từ 47,2% lên đến 49,7% (tăng 2,5%).

- Kết luận: Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.

Câu 7: Cho bảng số liệu sau:

Bảng 2. Trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2010 – 2020

(Đơn vị: tỉ USD)

 

2010

2015

2020

Trị giá xuất khẩu

1244,9

1506,0

1676,3

Trị giá nhập khẩu

1119,4

1381,5

1526,6

(Nguồn: WB, 2022)

  1. Tính cán cân xuất - nhập khẩu của khu vực Đông Nam Á qua các năm.
  2. Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu và cán cân xuất - nhập khẩu của khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2010 – 2020.
  3. Nhận xét và kết luận.

Trả lời:  

  1. Tính cán cân xuất nhập khẩu của khu vực Đông Nam Á qua các năm:

 

2010

2015

2020

Trị giá xuất khẩu

1244,9

1506,0

1676,3

Trị giá nhập khẩu

1119,4

1381,5

1526,6

Cán cân xuất - nhập khẩu

125,5

124,5

149,7

  1. Vẽ biểu đồ:
  2. Nhận xét và kết luận:

- Trị giá xuất nhập khẩu của các nước trong khu vực Đông Nam Á đều tăng dần qua các năm.

- Trị giá xuất khẩu lớn hơn trị giá nhập khẩu nên cán cân xuất nhập khẩu luôn dương.

- Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: nông sản, thủy sản, khoáng sản, dệt may.

- Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc và hàng tiêu dùng.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Chứng minh rằng Đông Nam Á là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động bậc nhất trên thế giới.

Trả lời: Đông Nam Á là khu vực có nền kinh tế năng động bậc nhất trên thế giới:

- Quy mô GDP của các nước Đông Nam Á tăng trưởng khá nhanh.

- Nhiều quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao như Xin-ga-po, Thái Lan, Việt Nam,…

- Cơ cấu kinh tế của các nước đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Câu 2: Chứng minh Đông Nam Á có nền nông nghiệp nhiệt đới.

Trả lời:

* Về điều kiện tự nhiên:

- Về khí hậu: có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, ngoài ra còn có khí hậu xích đạo, cận xích đạo…. thuận lợi phát triển lúa nước và cây công nghiệp …

- Địa hình – đất đai: Các đồng bằng châu thổ rộng lớn … phát triển lương thực, thực phẩm

- Đất feralit ở khu vực đồi núi để phát triển cây công nghiệp.

- Sông ngòi nguồn nước dồi dào, giàu phù sa …

* Về điều kiện kinh tế - xã hội

- Nhân dân có nhiều kinh nghiệm.

- Có các tập quán sử dụng sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới.

 

=> Giáo án Địa lí 11 kết nối bài 12: Kinh tế khu vực Đông Nam Á

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay