Câu hỏi tự luận Địa lí 11 kết nối tri thức bài 20: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Liên bang Nga

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 20: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Liên bang Nga, Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 11 kết nối tri thức.

BÀI 20: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN CƯ

VÀ XÃ HỘI LIÊN BANG NGA

(23 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Quan sát Hình 20.1. Bản đồ tự nhiên Liên bang Nga và kể tên các đồng bằng ở khu vực này.

Trả lời:

Các đồng bằng ở Liên bang Nga là: Đồng bằng Đông Âu, đồng bằng Tây Xi-bia.

Câu 2: Quan sát Hình 20.1. Bản đồ tự nhiên Liên bang Nga và kể tên các dãy núi ở khu vực này.

Trả lời:

Các dãy núi ở Liên bang Nga là: dãy U-ran, dãy Cáp-ca, dãy Xai-an, dãy Véc-khôi-an, dãy Xta-nô-vôi, dãy I-a-bi Ô-nô-vôi, dãy An-tai.

Câu 3: Quan sát Hình 20.1. Bản đồ tự nhiên Liên bang Nga và kể tên các biển tiếp giáp với Liên bang Nga.

Trả lời:

Các biển thuộc Liên bang Nga là: Biển Ba-ren, biển Ca-ra, biển Láp-tép, biển Đông Xi-bia, biển Ô-khốt.

Câu 4: Quan sát Hình 20.1. Bản đồ tự nhiên Liên bang Nga và kể tên những quốc gia tiếp giáp với Liên bang Nga.

Trả lời:

Những quốc gia tiếp giáp với Liên bang Nga là: Na Uy, Phần Lan, Ba Lan, Mông Cổ, Triều Tiên, Trung Quốc, E-xtô-ni-a, Lat-vi-a, Bê-lô-rut-xi-a, U-crai-na, A-déc-bai-gian, Ca-dắc-xtan, Gru-di-a.

Câu 5: Quan sát Hình 20.1. Bản đồ tự nhiên Liên bang Nga và kể tên những thảm thực vật ở vùng đồng bằng Đông Âu và đồng bằng Tây Xi-bia của Liên bang Nga.

Trả lời:

Những thảm thực vật ở vùng đồng bằng Đông Âu và đồng bằng Tây Xi-bia của Liên bang Nga là: Rừng lá kim, thảo nguyên, đài nguyên.

Câu 6: Kể tên các đô thị từ 10 triệu người trở lên dựa vào hình 20.7. Bản đồ phân bố dân cư Liên bang Nga năm 2020.

Trả lời:

Các đô thị từ 10 triệu người trở lên là: Mát-xcơ-va.

Câu 7: Kể tên các đô thị từ 5 triệu người đến dưới 10 triệu người dựa vào hình 20.7. Bản đồ phân bố dân cư Liên bang Nga năm 2020.

Trả lời:

Các đô thị từ 5 triệu người đến dưới 10 triệu người là: Xanh Pê-téc-bua.

Câu 8: Kể tên các đô thị dưới 5 triệu người dựa vào hình 20.7. Bản đồ phân bố dân cư Liên bang Nga năm 2020.

Trả lời:

Các đô thị dưới 5 triệu người là: Ca-dan, Chê-li-a-bin, Nô-vô-xi-biếc, Ôm-xcơ, U-pha, Xa-ma-ra,…

 

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Trình bày đặc điểm về phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí của Liên bang Nga. Phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đó đã ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của khu vực như thế nào?

Trả lời:

* Phạm vi lãnh thổ:

- Nằm trên hai châu lục Á – Âu.

- Lãnh thổ bao gồm: phần lớn đồng bằng Đông Âu, khu vực Bắc Á, phân lớn lãnh thổ Ca-li-nin-grát.

* Vị trí địa lí:

- Là quốc gia rộng lớn nhất trên thế giới.

- Phần đất liền: từ vĩ độ 41oB đến vĩ độ 77oB, từ kinh độ 27oĐ đến kinh độ 169oT.

- Tiếp giáp:

+ Phía tây và phía nam: 14 quốc gia.

+ Phía bắc: Bắc Băng Dương.

+ Phía đông: Thái Bình Dương.

* Ảnh hưởng:

- Thuận lợi: Giao thương phát triển kinh tế, văn hóa.

- Khó khăn: khai thác lãnh thổ và an ninh quốc phòng.

Câu 2: Nêu những nét đặc trưng về địa hình, đất đai của Liên bang Nga. Với địa hình, đất đai như vậy, Liên bang Nga đã gặp những thuận lợi và khó khăn gì trong việc phát triển kinh tế - xã hội.

Trả lời:

* Đặc điểm:

- Liên bang Nga có địa hình đa dạng, cao ở phía đông, thấp về phía tây.

- Ranh giới: sông I-ê-nít-xây.

- Phần phía Tây:

+ Chủ yếu là địa hình đồng bằng và đồi núi thấp.

+ Đồng bằng Đông Âu: tương đối cao, xen lẫn đồi thấp

+ Đồng bằng Tây Xi-ri: thấp, nhiều đầm lầy.

+ Núi U-ran: núi già, có độ cao khoảng 1 000m, chia cắt hai đồng bằng và tạo ra ranh giới tự nhiên giữa châu Âu và châu Á.

→ Ảnh hưởng:

+ Thuận lợi: Đồng bằng Đông Âu thuận lợi phát triển nông nghiệp và cư trú.

+ Khó khăn: Đồng bằng Tây Xi-ri không thuận lợi phát triển nông nghiệp.

- Phần phía Đông:

+ Chủ yếu là núi, cao nguyên và các đồng bằng nhỏ.

+ Có tài nguyên thiên nhiên phong phú.

→ Ảnh hưởng:

+ Thuận lợi: phát triển thủy điện.

+ Khó khăn: không phát triển nông nghiệp.

- Đất đai:

+ Có nhiều loại khác nhau: đất tài nguyên, đất pốt dôn, đất nâu xám, đất đen,…

+ Hơn 40% diện tích lãnh thổ nằm dưới lớp băng tuyết.

→ Ảnh hưởng:

+ Thuận lợi: thích hợp cho trồng trọt, chăn nuôi và phát triển.

+ Khó khăn: khu vực dưới lớp băng tuyết ko thuận lợi cho canh tác.

Câu 3: Khí hậu và sông ngòi ở Liên bang Nga có những nét đặc trưng gì? Những nét đặc trưng đó đã ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của lãnh thổ này?

Trả lời:

* Khí hậu:

- Chủ yếu nằm trong đới khí hậu ôn đới và có sự phân hóa theo lãnh thổ.

- Phần phía bắc: có khí hậu cận cực khắc nghiệt, mùa đông kéo dài và có nhiều tuyết.

- Phần phía nam: khí hậu ôn đới, chia thành ba vùng:

+ Vùng phía tây: khí hậu ôn đới.

+ Vùng nội địa châu Á: khí hậu ôn đới lục địa.

+ Vùng ven Thái Bình Dương: khí hậu ôn đới gió mùa.

→ Ảnh hưởng:

- Thuận lợi: cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng, nhiều loại nông sản đặc trưng của vùng ôn đới.

- Khó khăn: khí hậu giá lạnh, khắc nghiệt, không thuận lợi cho hoạt động kinh tế và cư trú.

* Sông:

- Mạng lưới sông khá phát triển.

- Có nhiều hệ thống sông lớn: Von-ga, Ô-bi, I-ê-nít-xây.

- Phần lớn đều bắt nguồn từ vùng núi phía nam Xi-bia và chảy về hướng bắc.

- Vào mùa đông, sông bị đóng băng trong thời gian dài.

→ Ảnh hưởng:

- Thuận lợi:

+ Có giá trị về nhiều mặt: giao thông đường thủy, thủy điện, cung cấp nước cho sinh hoạt.

+ Là nguồn cung cấp thủy sản quan trọng.

- Khó khăn: giao thông đường sông bị hạn chế vào mùa đông.

* Hồ:

- Có nhiều hồ lớn.

- Hồ Bai-can là hồ nước ngọt sâu và lớn nhất thế giới.

→ Ảnh hưởng: có giá trị về thủy sản, du lịch và bảo vệ tự nhiên.

Câu 4: Trình bày những đặc điểm nổi bật của tài nguyên sinh vật và khoáng sản ở Liên bang Nga. Những đặc điểm đó có mang lại thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực?

Trả lời:

* Sinh vật:

- Tài nguyên sinh vật đa dạng và phân hóa theo vùng.

- Diện tích rừng đứng đầu thế giới: khoảng 20%.

- Chủ yếu là rừng lá kim: chiếm 60%, tập trung nhiều ở vùng Xi-bia và phía bắc châu Âu.

- Thực vật chính: cây lá kim như vân sam, thông, tùng rụng lá,…

- Có nhiều động vật như: gấu nâu, nai sừng tấm, nhiều loài chim.

- Rừng lá rộng nằm ở phía đông nam với hệ thống động thực vật phong phú.

- Thảo nguyên ở phía nam đồng bằng Tây Xi-bia có các loại cỏ chiếm ưu thế.

- Đài nguyên lạnh giá phía bắc có nhiều loài động vật như gấu trắng, hải cẩu, tuần lộc.

→ Ảnh hưởng:

- Thuận lợi:

+ Nguồn nguyên liệu cho ngành khai thác và chế biến gỗ.

+ Thuận lợi phát triển chăn nuôi ở thảo nguyên.

* Khoáng sản:

- Giàu tài nguyên khoáng sản.

- Bao gồm: các loại khoáng sản năng lượng, kim loại, phi kim loại: than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên, kim cương,…

- Dầu mỏ, khí tự nhiên có trữ lượng hàng đầu: tập trung ở đồng bằng Tây Xi-bia.

- Than tập trung ở dãy U-ran và phía đông.

→ Ảnh hưởng:

- Thuận lợi:

+ Nguyên liệu để phát triển các ngành công nghiệp và thúc đẩy hoạt động ngoại thương.

+ Ảnh hưởng đến nguồn cung nguyên liệu toàn cầu, tăng vị thế của Nga trên thế giới.

- Khó khăn: Khai thác và tiêu thụ nguồn tài nguyên do địa hình phức tạp và khí hậu khắc nghiệt.

Câu 5: Trình bày những điểm nổi bật về dân cư của Liên bang Nga. Đặc điểm dân cư có những thuận lợi và khó khăn gì cho việc phát triển kinh tế - xã hội?

Trả lời:

- Số dân đứng thứ 9 trên thế giới.

- Tỉ lệ tăng tự nhiên thấp (0,05%).

- Năm 2020: Liên bang Nga có khoảng 72,8 triệu lao động.

- Là quốc gia đa sắc tộc với 100 dân tộc.

- Cơ cấu dân số già, tỉ suất sinh thấp, tỉ suất tử thô cao.

- Mật độ dân số trung bình rất thấp (9 người/km2).

- Phân bố: tập trung ở phần lãnh thổ phía tây dãy U ran.

- Đô thị hóa ở mức cao, tỉ lệ dân thành thị cao (74,8%).

- Các đô thị thuộc loại nhỏ và trung bình.

- Các đô thị là trung tâm chính trị, tài chính, công nghiệp, dịch vụ và giao thông vận tải.

→ Ảnh hưởng:

- Thuận lợi: Có sự đa dạng về văn hóa.

- Khó khăn: Vấn đề thiếu hụt lao động.

Câu 6: Trình bày những đặc điểm về xã hội của Liên bang Nga. Những đặc điểm đó có thuận lợi và khó khăn như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở Liên bang Nga?

Đặc điểm

Ảnh hưởng

Trả lời:

Đặc điểm

Ảnh hưởng

- Sự đa dạng về dân tộc, sắc tộc.

- Tôn giáo chủ yếu: Chính thống giáo.

- Nền văn hóa đa dạng và độc đáo.

- Có nền văn hóa lớn, phát triển lâu đời.

- Đóng góp nhiều văn hóa nhân loại như: các công trình kiến trúc, tác phẩm văn học, hội họa,…

- Có trình độ học vấn cao.

- Đứng đâu thế giới về ngành khoa học cơ bản với nhiều trường đại học danh tiếng.

- Nền tảng khoa học – công nghệ lâu đời.

- Chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện đáng kể.

- Phát triển kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

- Đối mặt với nhiều thách thức từ sự phân hóa trình độ phát triển kinh tế giữa các khu vực, các vấn đề xã hội phức tạp khác,…

 

3. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Tại sao dân cư Liên bang Nga tập trung đông ở phía Tây dãy Uran (đồng bằng Đông Âu) còn khu vực phía bắc và phía đông dân cư lại thưa thớt?

Trả lời:  Dân cư tập trung chủ yếu ở phía tây dãy U-ran là do đây là khu vực có các điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cư trú - sinh hoạt, tập trung nhiều trung tâm công nghiệp của Liên bang Nga,... Còn phần lãnh thổ phía bắc và phía đông của Liên Bang Nga có khí hậu cực lạnh giá, khắc nghiệt, địa hình núi cao, các đồng bằng nhỏ… nên khó khăn cho đời sống, phát triển kinh tế. Vì vậy, dân cư phân bố ở khu vực này thưa thớt.

Câu 2: Giải thích lí do vì sao số dân của Liên bang Nga giai đoạn từ 1991 – 2020 lại giảm?

Trả lời: Số dân của Liên bang Nga giai đoạn từ 1991 – 2020 lại giảm vì:

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số Liên bang Nga thấp (0,05%), tỉ suất sinh thấp mà tỉ suất tử thô lại cao.

- Hệ thống y tế còn thiếu nguồn lực và tình trạng di dân ra nước ngoài.

- Tình hình chính trị không ổn định, nên nhiều người Nga đã di cư ra nước ngoài sinh sống làm giảm đáng kể số lượng dân.

- Năm 2019 – 2020: dịch COVID-19 bùng phát khiến hơn 2,4 triệu người Nga tử vong vì căn bệnh này

Câu 3: Vì sao khí hậu Liên bang Nga, nhất là phần thuộc châu Á rất lạnh và khắc nghiệt?

Trả lời: Khí hậu liên bang Nga rất lạnh vì Nằm ở phía bắc, phía tây và phía đông của Nam bán cầu, phần lớn nước Nga nằm gần Bắc Cực hơn so với đường xích đạo. Khoảng hai phần ba biên giới bị giới hạn bởi nước biển và hầu như các bờ biển phía bắc đều nằm trên Vòng Bắc Cực nên rất lạnh.

Câu 4: Giải thích nguyên nhân vùng Xi-bia của Liên bang Nga có mật độ dân số rất thấp?

Trả lời: Vùng Xibia của Nga có mật độ dân cư rất vì ở khu vực này là gần như băng tuyết bao phủ quanh năm, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống tới - 51oC, các điều kiện tự nhiên rất khắc nghiệt để cư dân lưu trú và sản xuất phát triển kinh tế.

Câu 5: Giải thích tại sao có sự khác biệt lớn về phân bố dân cư giữa phía Tây và phía Đông của Liên bang Nga?

Trả lời: Có sự khác biệt lớn bởi vì:

- Phía Tây: Chủ yếu là đồng bằng, gồm đồng bằng Đông Âu cao, màu mỡ. Đồng bằng Tây xi-bia nhiều đầm lầy, nhiều dầu mỏ, khí đốt. Dãy U-ran giàu khoáng sản than, dầu mỏ, quặng sắt, kim loại màu... thuận lợi cho phát triển công nghiệp. Ngoài ra, đây là khu vực có các điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cư trú - sinh hoạt, tập trung nhiều trung tâm công nghiệp của Liên bang Nga,...

- Phía Đông: Chủ yếu là núi và cao nguyên, địa hình hiểm trở có khí hậu cực lạnh giá, khắc nghiệt, địa hình núi cao,… nên khó khăn cho đời sống, phát triển kinh tế. Vì vậy, dân cư phân bố ở khu vực này thưa thớt.

→ Có sự khác biệt lớn về phân bố dân cư.

Câu 6: Cho bảng số liệu sau:

Bảng 1. Số dân và tỉ lệ tăng dân số của Liên bang Nga giai đoạn 1990 - 2020

Năm

1990

2000

2005

2010

2015

2020

Số dân (triệu người)

147,5

146,4

143,7

143,5

145,0

145,9

Tỉ lệ tăng dân số (%)

0,45

0,00

0,00

0,11

0,22

0,04

(Nguồn: UN, 2022)

  1. Vẽ biểu đồ thể hiện số dân và tỉ lệ tăng dân số của Liên bang Nga giai đoạn 1990 – 2020.
  2. Nhận xét và kết luận.

Trả lời:  

  1. Vẽ biểu đồ:
  2. Nhận xét:

- Giai đoạn từ 1990 – 2010: số dân và tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số Liên bang Nga có xu hướng giảm.

- Giai đoạn 2010 – 2015: số dân và tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số Liên bang Nga có xu hướng tăng nhẹ.(từ 143,5 triệu người lên 145 triệu người và tỉ lệ từ 0,11% lên 0,22%).

- Giai đoạn 2015 – 2020: số dân tăng nhưng tỉ lệ tăng dân số thì lại giảm mạnh từ 0,22% xuống còn 0,04% (giảm 0,18%).

- Kết luận: tỉ lệ tăng dân số của Liên bang Nga thuộc luôn ở mức rất thấp và số dân cũng đang trọng tình trạng giảm đáng báo động mặc dù Liên bang Nga đã có những chính sách tăng dân số để hạn chế tình trạng này.

Câu 7: Cho bảng số liệu sau:

Bảng 2. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của Liên bang Nga năm 2000 và năm 2020

Dưới 15 tuổi

Từ 15 đến 64 tuổi

Từ 65 tuổi trở lên

2000

18,3%

69,5%

12,2%

2020

17,7%

67,0%

15,3%

(Nguồn: statista.com, 2022)

  1. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở Liên bang Nga năm 2000 và năm 2020.
  2. Nhận xét và kết luận.

Trả lời:  

  1. Vẽ biểu đồ:
  2. Nhận xét và kết luận:

- Nhận xét: từ năm 2000 đến 2020, cơ cấu dân số Liên bang Nga có sự thay đổi giữa các nhóm tuổi.

+ Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi có xu hướng giảm từ 18,3% xuống còn 17,7% (giảm 0,6%)

+ Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi đến 64 tuổi cũng có xu hướng giảm từ 69,5% xuống 67,0% (giảm 2,5%).

+ Tỉ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên cũng có xu hướng tăng từ 12,2% lên 15,3% (tăng 3,1%)

- Kết luận: Cơ cấu dân số theo độ tuổi của Liên bang Nga là cơ cấu dân số già.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Chứng minh Nga có được lãnh thổ rộng lớn như hiện nay là do những cuộc chiến tranh xâm lược để bảo vệ trái tim Mát-xcơ-va từ thời xưa?

Trả lời:  

- Từ thời Sa hàng Ivan Bạo chúa, Nga liên tục mở rộng các cuộc chiến tranh xâm lược nhằm thôn tính càng nhiều đất đai để tạo một vùng đệm khổng lồ cho thủ đô Mát-xcơ-va.

- Các đội quân muốn xâm chiếm Nga đều phải trải qua khí hậu khắc nghiệt của mùa đông nước Nga. Nga tận dụng được những yếu tố mà thiên nhiên đã dành cho quốc gia của mình để tránh khỏi những cuộc xâm chiếm của các thế lực đang nhằm vào thủ đô Mát-xcơ-va.

- Sa hoàng Peter Đại đế đã liên tục gây chiến với đế quốc Thụy Điển trong suốt 20 năm nhằm giành lại thành phố cảng Xanh Pê-téc-bua.

- Các đời Sa hoàng luôn tìm cách xâm lược Crưm chiếm cảng Xê-va-xtô-pôn, mở đường cho Nga đến biển Đen.

- Ở phía Đông, Nga chèn ép nhà Thanh của Trung Hoa đóng chiếm cảng Vla-đi-vô-xtốc ở Mãn Châu, ép các cảng biển Trung Hoa ở Liêu Ninh, Hồ Bắc, Sơn Đông để mở rộng thuộc địa.

Câu 2: Tại sao lại nói Nga là quốc gia có trình độ học vấn cao và đạt được rất nhiều thành tựu trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là hàng không vũ trụ?

Trả lời:

Nói Nga là quốc gia có trình độ học vấn cao và đạt được rất nhiều thành tựu trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là hàng không vũ trụ vì

- Ngày 4/10/1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên Sputnik 1 lên quỹ đạo, mở ra kỷ nguyên chinh phục không gian cho loài người. Cũng trong năm 1957, Liên Xô phóng tiếp Sputnik 2 đưa sinh vật sống đầu tiên là chú chó Laika ra ngoài không gian.

- Ngày 12/4/1961, phi hành gia người Liên Xô đã trở thành người đầu tiên trên thế giới bay vào không gian trên con tàu vũ trụ Vostok 1.

=> Giáo án Địa lí 11 kết nối bài 20: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Liên bang Nga

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay