Câu hỏi tự luận Địa lí 11 kết nối tri thức bài 16: Kinh tế khu vực Tây Nam Á

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 16: Kinh tế khu vực Tây Nam Á. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 11 kết nối tri thức.

BÀI 16: KINH TẾ KHU VỰC TÂY NAM Á

(21 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Quan sát Hình 16.2. Bản đồ phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản khu vực Tây Nam Á năm 2020 và kể tên những quốc gia trồng cây chà là trong khu vực.

Trả lời:

Các quốc gia trồng cây chà là trong khu vực là: I-ran, A-rập Xê-út, Y-ê-men, I-rắc, Ô-man.

Câu 2: Quan sát Hình 16.2. Bản đồ phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản khu vực Tây Nam Á năm 2020 và kể tên những quốc gia trồng cây ô-liu trong khu vực.

Trả lời:

Các quốc gia trồng cây ô-liu trong khu vực là: I-ran, A-rập Xê-út, I-rắc, Thổ Nhĩ Kỳ.

Câu 3: Quan sát Hình 16.2. Bản đồ phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản khu vực Tây Nam Á năm 2020 và kể tên những quốc gia trồng cây ăn quả trong khu vực.

Trả lời:

Các quốc gia trồng cây ăn quả trong khu vực là: I-ran, I-xra-en, Thổ Nhĩ Kỳ, Xi-ri, Síp.

Câu 4: Quan sát Hình 16.2. Bản đồ phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản khu vực Tây Nam Á năm 2020 và kể tên những quốc gia chăn nuôi bò trong khu vực.

Trả lời:

Các quốc gia chăn nuôi bò trong khu vực là: Áp-ga-ni-xtan, Thổ Nhĩ Kỳ, A-rập Xê-út.

Câu 5: Quan sát Hình 16.2. Bản đồ phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản khu vực Tây Nam Á năm 2020 và kể tên những quốc gia trồng thuốc lá trong khu vực.

Trả lời:

Các quốc gia trồng thuốc lá trong khu vực là: Thổ Nhĩ Kỳ, A-déc-bai-gian, I-rắc.

Câu 6: Quan sát Hình 16.3. Bản đồ phân bố công nghiệp khu vực Tây Nam Á năm 2020 và liệt kê những trung tâm công nghiệp trong khu vực.

Trả lời:

Những trung tâm công nghiệp trong khu vực là: I-xtan-bun, An-ca-ra, Ten A-víp, Ri-át, A-đen, Đu-bai, Ma-xcát, En Cô-oét, Bát-đa, Tê-hê-ran, Ca-bun, Đu-bai, Đô-ha, Ê-rê-van, Ba-cu, Tbi-li-xi.

Câu 7: Quan sát Hình 16.3. Bản đồ phân bố công nghiệp khu vực Tây Nam Á năm 2020 và liệt kê những quốc gia khai thác dầu mỏ trong khu vực.

Trả lời:

Những quốc gia khai thác dầu mỏ trong khu vực là: Áp-ga-ni-xtan, I-rắc, Cô-oét, I-ran, A-rập Xê-út, Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất, Ô-man.

Câu 8: Quan sát Hình 16.3. Bản đồ phân bố công nghiệp khu vực Tây Nam Á năm 2020 và kể tên những quốc gia có nền công nghiệp nhiệt điện trong khu vực.

Trả lời:

Những quốc gia có nền công nghiệp nhiệt điện trong khu vực là: A-rập Xê-út, Ca-ta, I-rắc, I-xra-en, Áp-ga-ni-xtan, Thổ Nhĩ Kỳ, A-déc-bai-gian, Gru-đi-a.

Câu 9: Quan sát Hình 16.3. Bản đồ phân bố công nghiệp khu vực Tây Nam Á năm 2020 và kể tên những quốc gia có nền công nghiệp năng lượng tái tạo trong khu vực.

Trả lời:

Những quốc gia có nền công nghiệp năng lượng tái tạo trong khu vực là: A-rập Xê-út, các tiểu vương quốc A-rập thống nhất, Cô-oét.

Câu 10: Quan sát Hình 16.3. Bản đồ phân bố công nghiệp khu vực Tây Nam Á năm 2020 và kể tên những quốc gia có nền công nghiệp đóng tàu trong khu vực.

Trả lời:

Những quốc gia có nền công nghiệp đóng tàu trong khu vực là: Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất.

 

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Trình bày những đặc điểm chung về tình hình phát triển kinh tế của khu vực Tây Nam Á. Nguyên nhân nào đã tác động đến sự phát triển kinh tế khu vực này.

Trả lời:

* Đặc điểm:

- Quy mô GDP tăng liên tục trong giai đoạn 2000 – 2019.

- Năm 2020: GDP toàn khu vực là 3 184,2 tỉ USD (chiếm 3,8 GDP toàn cầu).

- Quy mô GDP giữa các quốc gia có sự khác biệt rất lớn.

- Tăng trưởng kinh tế của khu vực có nhiều biến động, thiếu ổn định.

- Cơ cấu kinh tế có xu hướng phát triển theo công nghiệp dịch vụ với tỉ trọng chiếm hơn 80% và có xu hướng tăng.

* Nguyên nhân:

- Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

+ Khí hậu khô hạn, diện tích đất canh tác ít nên ngành nông nghiệp phát triển kém.

+ Nguồn tài nguyên dầu khí phong phú nên công nghiệp phát triển mạnh.

- Do tình hình xã hội bất ổn, giá dầu trên thế giới không ổn định, dịch bệnh nên tăng trưởng kinh tế trong khu vực có nhiều biến động.

- Sự phân bố tài nguyên không đồng đều nên có sự chênh lệch phát triển kinh tế giữa các quốc gia.

- Một số quốc gia như Ca-ta, Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất,… đã và đang phát triển nền kinh tế tri thức, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển.

Câu 2: Nêu những nét đặc trưng về sự phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản của khu vực Tây Nam Á.

Trả lời:

* Đặc điểm chung:

- Sản xuất nông nghiệp tương đối khó khăn do đặc điểm địa hình và khí hậu.

- Các quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến, đẩy mạnh phát triển công nghệ cao: I-xra-en, Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất, Thổ Nhĩ Kỳ.

* Ngành trồng trọt:

- Các sản phẩm trồng trọt chính: cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả.

- Các quốc gia có ngành trồng trọt phát triển: Thổ Nhĩ Kỳ, I-ran, I-rắc, A-rập Xê-út, I-xra-en,…

* Ngành chăn nuôi:

- Kém phát triển.

- Hình thức chăn nuôi phổ biến: chăn thả.

- Các quốc gia có ngành chăn nuôi phát triển: A-rập Xê-út, Xi-ri, Y-ê-men, I-ran, Áp-ga-ni-xtan, Thổ Nhĩ Kỳ,…

* Ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản: phát triển ở ven Địa Trung Hỉa, Biển Đỏ, vịnh Péc-xích,…

Câu 3: Nêu những đặc điểm nổi bật của các ngành công nghiệp khu vực Tây Nam Á và kể tên một số trung tâm công nghiệp lớn của khu vực.

Trả lời:

* Đặc điểm:

- Công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí: là ngành then chốt và đóng góp lớn vào quy mô GDP của nhiều quốc gia.

- Công nghiệp dệt, may phát triển khá mạnh do có nguồn nguyên liệu bông từ Thổ Nhĩ Kỳ, Xi-ri-, I-ran, I-rắc.

- Công nghiệp thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng chưa phát triển nên phát nhập khẩu.

- Nhiều nước đang đầu tư và phát triển mạnh năng lượng tái tạo: Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất, A-rập Xê-út,…

- Một số trung tâm công nghiệp lớn trong khu vực là: I-xtan-bun, An-ca-ra, Ten A-víp, Ri-át, A-đen, Đu-bai, Ma-xcát, En Cô-oét, Bát-đa, Tê-hê-ran, Ca-bun, Đu-bai, Đô-ha, Ê-rê-van, Ba-cu, Tbi-li-xi.

Câu 4: Ngành dịch vụ ở khu vực Tây Nam Á có những đặc điểm gì nổi bật? Trình bày đặc điểm đó.

Trả lời:

* Giao thông vận tải:

- Giao thông quốc tế phát triển.

- Hàng hải là một thế mạnh với nhiều cảng lớn như Ten A-víp, En Cô-oét, I-xtan-bun, A-đen,…

- Đường hàng không là loại hình giao thông chính với các sân bay lớn: Đu-bai, Đô-ha, An-ca-ra, Ba-cu,…

* Ngoại thương:

- Xuất khẩu dầu khí là hoạt động nổi bật.

- Mặt hàng nhập khẩu chính: nguyên liệu thô, nông sản,…

- Đối tác thương mại chủ yếu: các nước châu Á, EU, Hoa Kỳ,…

* Du lịch:

- Thu hút số lượng lớn khách do đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và những chính sách khuyến khích phát triển du lịch.

- Tổng lượng khách du lịch năm 2019 là 146 triệu, đứng đầu là Thổ Nhĩ Kỳ.

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Tại sao nền nông nghiệp của các quốc gia trong khu vực Tây Nam Á không phát triển?

Trả lời:  Nông nghiệp khu vực Tây Nam Á không phát triển là do:

- Địa hình chủ yếu là núi, sơn nguyên và hoang mạc, đất canh tác ít.

- Khí hậu khô nóng.

- Nguồn nước khan hiếm, mạng lưới sông ngòi thưa thớt nên thiếu nước cho sản xuất.

Câu 2: Giải thích vì sao ngành công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí là ngành then chốt của các quốc gia trong khu vực Tây Nam Á?

Trả lời: Ngành công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí là ngành then chốt của các quốc gia trong khu vực Tây Nam Á vì:

- Vị trí địa lí có tuyến đường biển huyết mạch dẫn dến các mỏ dầu khí trữ lượng lớn của các quốc gia vùng vịnh Péc-xích.

- Vùng thềm lục địa và duyên hải của vịnh Péc-xích có nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí tự nhiên trữ lượng hàng đầu thế giới: sở hữu trên 50% trữ lượng dầu mỏ và khoảng 40% trữ lượng khí tự nhiên của thế giới.

- Có cơ cấu dân số trẻ nên lực lượng lao động dồi dào.

Câu 3: Cho bảng số liệu sau:

Bảng 1. Quy mô GDP theo giá hiện hành của một số quốc gia

khu vực Tây Nam Á năm 2020

Quốc gia

Quy mô GDP

(tỉ USD)

Quốc gia

Quy mô GDP

(tỉ USD)

A-rập Xê-út

703,4

I-xra-en

407,1

Ca-ta

144,4

Li-băng

25,9

Gru-di-an

15,8

Ô-man

74,0

I-ran

203,4

Thổ Nhĩ Kỳ

720,0

I-rắc

184,4

Các Tiểu vương quốc A-rập thống nhất

358,8

(Nguồn: WB, 2022)

  1. Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô GDP của một số quốc gia khu vực Tây Nam Á năm 2020.
  2. Nhận xét và kết luận.

Trả lời:  

  1. Vẽ biểu đồ:

Biểu đồ thể hiện quy mô GDP của một số quốc gia khu vực Tây Nam Á năm 2020.

  1. Nhận xét:

- Năm 2020, quy mô GDP của Thổ Nhĩ Kỳ dẫn đầu trong khu vực với 720 tỉ USD, tiếp theo là A-rập Xê-út với 703,4 tỉ USD.

- Quốc gia có quy mô GDP thấp nhất trong khu vực là Gru-di-an với 15,8 tỉ USB và Li-băng với 25,9 tỉ USD.

- Quy mô GDP của Thổ Nhĩ Kỳ gấp 46 lần quy mô GDP của Gru-di-an.

- Kết luận: Quy mô giữa các quốc gia trong khu vực Tây Nam Á có sự chênh lệch rất lớn:

Câu 4: Cho bảng số liệu sau:

Bảng 2. Cơ cấu GDP của khu vực Tây Nam Á năm 2010 - 2020

 

Cơ cấu GDP (%)

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

2010

5,5

37,9

50,9

5,7

2020

6,0

30,6

57,2

6,2

(Nguồn: WB, 2022, số liệu không bao gồm Ác-mê-ni-a, Ca-ta và Xi-ri)

  1. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của khu vực Tây Nam Á năm 2010 và năm 2020.
  2. Nhận xét và kết luận.

Trả lời:  

  1. Vẽ biểu đồ:
  2. Nhận xét và giải thích:

- Nhận xét:

+ Tỉ trọng ngành nông nghiệp tăng trưởng nhẹ từ 5,5% lên 6,0% (tăng 0,5%)

+ Tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng có sự giảm mạnh từ 37,9% xuống còn 30,6% (giảm 7,3%)

+ Cơ cấu ngành dịch vụ qua các năm đều ở mức cao và có sự tăng trưởng từ 50,9% lên đến 57,2% (tăng 6,3%).

- Kết luận: Cơ cấu kinh tế ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng chủ yếu và có xu hướng tăng trong tương lai.

Câu 5: Cho bảng số liệu sau:

Bảng 3. Trữ lượng dầu thô khai thác và xuất khẩu của một số quốc gia

ở khu vực Tây Nam Á năm 2020

(Đơn vị: triệu tấn)

Quốc gia

Lượng dầu thô khai thác

Lượng dầu thô xuất khẩu

I-rắc

202,0

178,8

Cô-oét

130,1

96,5

A-rập Xê-út

519,6

349,1

Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất

165,6

142,7

(Nguồn: BP, 2021)

  1. Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng dầu thô khai thác và xuất khẩu của một số quốc gia khu vực Tây Nam Á năm 2020.
  2. Nhận xét và kết luận.

Trả lời:  

  1. Vẽ biểu đồ:
  2. Nhận xét và kết luận:

- Lượng dầu thô khai thác và xuất khẩu của A-rập Xê-út luôn ở vị trí cao trong khu vực Tây Nam Á với 519,6 triệu tấn và 349,1 triệu tấn.

- Cô-oét có lượng dầu thô khai thác và xuất khẩu thấp nhất trong 4 nước.

- Các quốc gia có lượng dầu thô khai thác và xuất khẩu chủ yếu đều nằm gần Vịnh Péc-xích – nơi có mỏ dầu khí trữ lượng lớn trong khu vực.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Chứng minh rằng ngành giao thông vận tải ở Tây Nam Á phát triển rất mạnh mẽ.

Trả lời:

* Điều kiện thuận lợi: Vị trí địa lí của Tây Nam Á nằm giữa ba châu lục Á, Âu, Phi và nằm trên các tuyến giao thông quan trọng bậc nhất thế giới. Bên cạnh đó, kênh đào Xuy-ê nối liền Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương giúp rút ngắn quãng đường di chuyển giữa hai đại dương.

* Đặc điểm:

- Giao thông quốc tế phát triển.

- Hàng hải là một thế mạnh với nhiều cảng lớn như Ten A-víp, En Cô-oét, I-xtan-bun, A-đen,…

- Đường hàng không là loại hình giao thông chính với các sân bay lớn: Đu-bai, Đô-ha, An-ca-ra, Ba-cu,…

Câu 2: Có ý kiến cho rằng “Tình hình chính trị xã hội bất ổn và các xung đột sắc tộc, tôn giáo đã ảnh hưởng đến sự phát triển của các quốc gia trong khu vực Tây Nam Á”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Trả lời:

Em đồng ý với ý kiến trên vì:

- Các cuộc chiến tranh, xung đột sắc tộc đã tàn phá và kìm hãm sự phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế không ổn định.

- Các phần tử khủng bố cướp bóc, đe dọa đến đời sống nhân dân làm gia tăng tình trạng đói nghèo trong khu vực này.

- Những vụ khủng bố, xả súng phá hủy các cơ sở kinh tế, cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và đe dọa đời sống của nhân dân.

=> Giáo án Địa lí 11 kết nối bài 16: Kinh tế khu vực Tây Nam Á

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay