Câu hỏi tự luận Địa lí 11 kết nối tri thức bài 11: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 11 kết nối tri thức . Câu hỏi và bài tập tự luận bài 11: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á.  Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 11 kết nối tri thức.

BÀI 11: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN CƯ

VÀ XÃ HỘI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

(28 câu)

1. NHẬN BIẾT (11 câu)

Câu 1: Kể tên các quốc gia thuộc Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

Trả lời:

- Các quốc gia thuộc Đông Nam Á lục địa là: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma.

- Các quốc gia thuộc Đông Nam Á hải đảo là: Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-lip-pin và Ti-mo Lét-xtê.

Câu 2: Quan sát Hình 11.1. Bản đồ tự nhiên khu vực Đông Nam Á và kể tên các biển thuộc khu vực này.

Trả lời:

Các biển thuộc khu vực Đông Nam Á là: Biển Đông, biển An-đa-man, biển Gia-va, biển Ban-đa, biển Ti-mo, biển A-ra-phu-ra, biển Phi-líp-pin, biển Xu-lu, biển Mô-luc,…

Câu 3: Quan sát Hình 11.1. Bản đồ tự nhiên khu vực Đông Nam Á và kể tên các đảo thuộc khu vực Đông Nam Á hải đảo.

Trả lời:

Các đảo thuộc khu vực Đông Nam Á hải đảo là: đảo Niu Ghi-nê, đảo Xu-la-vê-đi, đảo Ca-li-man-tan, đảo Xu-ma-tra, đảo Lu-xôn, đảo Mi-đa-nao, đảo Gia-va.

Câu 4: Quan sát Hình 11.1. Bản đồ tự nhiên khu vực Đông Nam Á và kể tên các đồng bằng thuộc bộ phận Đông Nam Á lục địa.

Trả lời:

Các đồng bằng thuộc bộ phận Đông Nam Á lục địa là: Đồng bằng sông Mê Nam, đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 5: Quan sát Hình 11.1. Bản đồ tự nhiên khu vực Đông Nam Á và liệt kê tên các dãy núi thuộc khu vực Đông Nam Á.

Trả lời:

Các dãy núi thuộc khu vực Đông Nam Á là: Dãy A-ra-can, dãy Trường Sơn, dãy Ba-ri-xan, dãy Mao-ki, dãy Pê-nam-bô, dãy Tan,…

Câu 6: Quan sát Hình 11.4. Bản đồ phân bố dân cư khu vực Đông Nam Á năm 2020 và nêu tên các quốc gia có mật độ dân số 200 người/km2 trở lên.

Trả lời:

Các quốc gia có mật độ dân số 200 người/km2 trở lên là: Việt Nam, Phi-líp-pin, Xin-ga-po.

Câu 7: Quan sát Hình 11.4. Bản đồ phân bố dân cư khu vực Đông Nam Á năm 2020 và cho biết các quốc gia có mật độ dân số từ 100 đến dưới 200 người/km2.

Trả lời:

Các quốc gia có mật độ dân số từ 100 đến dưới 200 người/km2 là: Thái Lan, In-đô-nê-xi-a.

Câu 8: Quan sát Hình 11.4. Bản đồ phân bố dân cư khu vực Đông Nam Á năm 2020 và cho biết các quốc gia có mật độ dân số dưới 100 người/km2.

Trả lời:

Các quốc gia có mật độ dân số 100 người/km2 là: Mi-an-ma, Lào, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Đông Ti-mo.

Câu 9: Kể tên các đô thị từ 10 triệu người trở lên dựa vào hình 11.4. Bản đồ phân bố dân cư khu vực Đông Nam Á năm 2020.

Trả lời:

Các đô thị từ 10 triệu người trở lên là: Băng Cốc, Gia-các-ta, Ma-ni-la.

Câu 10: Kể tên các đô thị từ 5 triệu người đến dưới 10 triệu người dựa vào hình 11.4. Bản đồ phân bố dân cư khu vực Đông Nam Á năm 2020.

Trả lời:

Các đô thị từ 5 triệu người đến dưới 10 triệu người là: Y-an-gun, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cu-a-la Lăm-pơ.

Câu 11: Kể tên các đô thị dưới 5 triệu người dựa vào hình 11.4. Bản đồ phân bố dân cư khu vực Đông Nam Á năm 2020.

Trả lời:

Các đô thị dưới 5 triệu người là: Man-đa-lây, Chiềng Mai, Viêng Chăn, Phnôm Pênh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng, Xu-ra-bay-a, Đi-li,…

 

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Trình bày đặc điểm về phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á. Phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đó đã ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của khu vực như thế nào?

Trả lời:

* Phạm vi lãnh thổ

- Diện tích: 4,5 triệu km2.

- Gồm 11 quốc gia, chia thành 2 bộ phận:

+ Đông Nam Á lục địa: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma.

+ Đông Nam Á hải đảo: Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-lip-pin và Ti-mo Lét-xtê)

* Vị trí địa lí:

- Nằm ở phía đông nam của châu Á.

- Nằm trong khoảng vĩ độ 28oB đến  10oN.

- Tiếp giáp:

+ Phía bắc: khu vực Đông Á.

+ Phía tây: Nam Á và vịnh Ben-gan

+ Phía đông: Thái Bình Dương.

+ Phía nam: Ô-xtrây-li-a và Ấn Độ Dương.

→ Là cầu nối giữa lục địa Á – Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a.

→ Là nơi tiếp giáp giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

- Có nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng đi qua.

* Ảnh hưởng:

- Thuận lợi:

+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng.

+ Thuận lợi giao lưu và phát triển kinh tế.

+ Thuận lợi trong vận chuyển giao thương hàng hóa giữa các châu lục, các khu vực nhờ có eo biển Ma-lắc-ca.

+ Có nền văn hóa đa dạng, đặc sắc.

- Khó khăn:

+ Thiên tai như động đất, bão, núi lửa, sóng thần.

+ Vấn đề bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng trong khu vực.

Câu 2: Nêu những nét đặc trưng về địa hình, đất đai của khu vực Đông Nam Á. Lấy ví dụ. Địa hình đã mang lại những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực?

Trả lời:

* Đặc điểm:

- Đông Nam Á lục địa:

+ Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi theo hướng tây bắc – đông nam hoặc bắc – nam: dãy Trường Sơn, dãy A-ra-can,…

+ Đồng bằng châu thổ do hệ thống sông lớn bồi đắp và mở rộng về phía biển: đồng bằng sông Mê Công, đồng bằng sông Mê Nam,…

+ Đất đai:

Ÿ đất feralit: khu vực đồi núi.

Ÿ đất phù sa: khu vực đồng bằng

- Đông Nam Á hải đảo:

+ Chủ yếu là núi trẻ với nhiều núi lửa: núi lửa Se-me-ru, núi lửa Ke-rin-ci,…

+ Các đồng bằng nhỏ hẹp, nằm ven biển: đồng bằng ở đảo Ca-li-man-tan, Xu-ma-tra, Niu Ghi-nê,…

+ Đất đai khá màu mỡ.

* Ảnh hưởng:

- Thuận lợi: Phát triển nông nghiệp với cơ cấu cây trồng đa dạng.

- Khó khăn: Giao lưu kinh tế còn hạn chế.

Câu 3: Khí hậu và sông ngòi ở khu vực Đông Nam Á có những nét đặc trưng gì? Những nét đặc trưng đó đã ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực?

Trả lời:

* Khí hậu:

- Nhiệt độ cao, trung bình năm: 21oC – 27oC.

- Độ ẩm lớn: > 80%

- Lượng mưa trung bình: 1 000 mm - 2 000 mm.

- Đông Nam Á lục địa và phần lớn lãnh thổ Phi-lip-pin: khí hậu nhiệt đới gió mùa.

- Đông Nam Á hải đảo: khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu xích đạo và cận xích đạo.

- Địa hình núi cao: khí hậu phân hóa theo đai cao.

→ Ảnh hưởng:

- Thuận lợi: phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, du lịch và cư trú.

- Khó khăn: Thiên tai và vấn đề biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng.

* Sông:

- Đông Nam Á lục địa:

+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

+ Nhiều sông lớn: sông Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam, sông I-ra-oa-đi,…

+ Chế độ nước sông theo mùa.

- Đông Nam Á hải đảo: Sông ngắn và có nhiều nước.

→ Ảnh hưởng:

- Thuận lợi:

+ Cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất.

+ Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

+ Giao thông vận tải phát triển.

+ Tiềm năng lớn về thủy điện.

- Khó khăn: Lũ lụt.

* Hồ:

- Có nhiều hồ tự nhiên: hồ Tôn-lê Sáp (Cam-pu-chia), hồ In-lê (Mi-an-ma),…

- Nhiều hồ có cảnh quan đẹp.

→ Ảnh hưởng:

- Thuận lợi:

+ Điều tiết dòng chảy.

+ Nơi trữ nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất.

+ Khai thác và nuôi trồng thủy sản.

+ Phát triển du lịch.

Câu 4: Trình bày những đặc điểm nổi bật của tài nguyên thiên nhiên ở khu vực Đông Nam Á. Những đặc điểm đó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

 

Đặc điểm

Ảnh hưởng

Sinh vật

  

Khoáng sản

  

Biển

  

Trả lời:

 

Đặc điểm

Ảnh hưởng

Sinh vật

- Tài nguyên sinh học và mức độ đa dạng sinh học phong phú.

- Có hai hệ sinh thái chính: rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa.

- Có nhiều loại gỗ quý, trữ lượng lớn: lim, nghiến, tàu,…

- Thuận lợi: Cung cấp nguyên, vật liệu cho ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ.

- Khó khăn:

+ Tài nguyên sinh vật bị khai thác quá mức.

+ Nạn phá rừng lấy gỗ và đất cho canh tác nông nghiệp.

Khoáng sản

- Đa dạng, có trữ lượng lớn.

- Thuận lợi:

+ Cung cấp nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp: nhiệt điện, luyện kim, hóa dầu,…

+ Tạo nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.

Biển

- Có vùng biển rộng.

- Giàu hải sản, khoáng sản.

- Có nhiều bài biển đẹp, nhiều vịnh biển.

- Phát triển kinh tế biển.

Câu 5: Dân cư ở khu vực Đông Nam Á có điểm gì nổi bật? Những điểm nổi bật đó ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực?

Trả lời:

* Dân cư:

- Dân số đông (chiếm 8% số dân thế giới).

- Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng vẫn ở mức cao.

- Cơ cấu dân số trẻ.

- Có nhiều nhóm dân tộc khác nhau.

- Cư dân phân bố chủ yếu ở đồng bằng và các vùng ven biển.

- Tỉ lệ dân thành thị chưa cao (49% - 2020).

- Có sự phân hóa giữa các quốc gia.

- Các siêu đô thị: Ma-ni-la, Băng Cốc, Gia-các-ta.

→ Ảnh hưởng:

- Thuận lợi:

+ Thị trường tiêu thụ lớn, thúc đẩy kinh tế phát triển.

+ Nguồn lao động dồi dào.

+ Nền văn hóa đa dạng và phong phú.

+ Thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Khó khăn:

+ Sức ép về nâng cao chất lượng cuộc sống.

+ Khó khăn về các vấn đề an sinh xã hội, giải quyết việc làm, chăm sóc y tế.

+ Hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng bị quá tải.

Câu 6: Trình bày những đặc điểm về vấn đề xã hội và phân tích ảnh hưởng của xã hội đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực Đông Nam Á.

Trả lời:

* Đặc điểm:

- Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của các nước Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng.

- Xuất hiện nhiều tôn giáo lớn trên thế giới.

- Mức sống của các nước trong khu vực và của bộ phận dân cư trong một nước có nhiều chênh lệch.

- Có tình hình chính trị, xã hội tương đối ổn định.

* Ảnh hưởng:

- Thuận lợi:

+ Các quốc gia hợp tác cùng phát triển.

+ Giao lưu hợp tác và phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 7: Lập bảng so sánh sự khác nhau về điều kiện tự nhiên giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

Trả lời:  

 

Đông Nam Á lục địa

Đông Nam Á hải đảo

Địa hình, đất đai

- Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi theo hướng Tây Bắc Đông Nam hoặc Bắc Nam.

- Đồng bằng châu thổ do hệ thống sông lớn bồi đắp và mở rộng về phía biển.

- Đất đai: đất phù sa, đất feralit.

- Nhiều đồi núi trẻ và núi lửa.

- Các đồng bằng nhỏ hẹp, nằm ven biển, lớn nhất là đồng bằng ở đảo Calimanta.

- Đất đai màu mỡ do có lượng than của núi lửa bồi đắp.

Khí hậu

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh.

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu xích đạo và cận xích đạo.

Sông ngòi

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

- Nhiều sông lớn, nhiều phù sa.

- Chế độ nước sông theo mùa.

- Sông ngắn và có nhiều nước.

 

 

3. VẬN DỤNG (8 câu)

Câu 1: Tại sao nói sông Mê Công có vai trò to lớn đối với các nước Đông Nam Á lục địa?

Trả lời:  Nói sông Mê Công có vai trò to lớn đối với các nước Đông Nam Á lục địa vì:

- Đây là cung cấp nguồn nước ngọt quan trọng cho đời sống và các hoạt động sản xuất của nhiều nước.

- Cung cấp thủy sản cho dân cư các nước trong lưu vực sông.

- Có giá trị về thủy điện, giao thông và du lịch.

- Tạo ra đồng bằng châu thổ rộng lớn, màu mỡ/

Câu 2: Nguyên nhân do đâu mà dân cư Đông Nam Á lại tập trung ở các vùng đồng bằng và ven biển, còn vùng núi thì dân cư thưa thớt?

Trả lời:  

Dân cư Đông Nam Á tập trung ở các vùng đồng bằng và ven biển do:

- Các vùng đồng bằng và ven biển có điều kiện thuận lợi để sản xuất nông nghiệp và địa hình bằng phẳng để xây dựng cơ sở hạ tầng và giao lưu với các nước.

- Khí hậu ở các khu vực đồng bằng cũng thuận lợi để phát triển nông nghiệp, du lịch và cư trú.

Câu 3: Vì sao người dân ở các nước trong khu vực Đông Nam Á lại có nét tương đồng trong sinh hoạt, sản xuất?

Trả lời:  

Người dân ở các nước trong khu vực Đông Nam Á có nét tương đồng trong sinh hoạt, sản xuất vì:

- Cùng có hoạt động sản xuất nông nghiệp gắn với nền văn minh lúa nước.

- Cùng chịu ảnh hưởng từ các nền văn hóa lớn trên thế giới như Ấn Độ, Trung Hoa.

- Cùng sống trong môi trường nhiệt đới với nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán.

- Có mối giao lưu lâu đời do có lịch sử phát triển sớm.

Câu 4: Nguyên nhân nào về vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên khiến Đông Nam Á lại bị nhiều nước thực dân, đế quốc trên thế giới xâm lược?

Trả lời:  

Khu vực Đông Nam Á trở thành thuộc địa của nhiều nước thực dân, đế quốc trên thế giới vì:

- Có vị trí chiến lược quan trọng: là cầu nối giữa lục địa Á – Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a, là nơi tiếp giáp giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

- Có nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng đi qua.

- Giàu tài nguyên thiên nhiên: sinh vật, khoáng sản, lâm sản.

- Có nhiều nông sản nhiệt đới cần cho các quốc gia đế quốc, thực dân như cao su, dầu cọ, cà phê, hồ tiêu,…

Câu 5: Giải thích vì sao khí hậu Đông Nam Á không bị khô hạn như những nước có cùng vĩ độ ở châu Phi và Tây Nam Á?

Trả lời:  

Khí hậu Đông Nam Á không bị khô hạn như những nước có cùng vĩ độ ở châu Phi và Tây Nam Á vì:

- Đông Nam Á nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có hai mùa gió là gió mùa mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều và gió mùa mùa đông lạnh khô.

- Vùng tiếp giáp với nhiều biển và đại dương rộng lớn nên được tăng cường độ ẩm, gió mùa tây nam (gió mùa mùa hạ) từ biển thổi vào mang lại lượng mưa lớn.

Câu 6: Vì sao cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm chiếm diện tích đáng kể ở Đông Nam Á?

Trả lời:  

Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm chiếm diện tích đáng kể ở Đông Nam Á vì khu vực Đông Nam Á chủ yếu có khí hậu xích đạo và nhiệt đới gió mùa với lượng nhiệt và ẩm rất phong phú, cho nên cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm có điều kiện phát triển.

Câu 7: Cho bảng số liệu sau:

Bảng 1. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở khu vực Đông Nam Á năm 2000 và năm 2020

 

Dưới 15 tuổi

Từ 15 đến 64 tuổi

Từ 65 tuổi trở lên

2000

31,8%

63,3%

4,9%

2020

25,2%

67,7%

7,1%

(Nguồn: UN, 2022)

  1. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở khu vực Đông Nam Á năm 2000 và năm 2020.
  2. Nhận xét và kết luận.

Trả lời:  

  1. Vẽ biểu đồ:
  2. Nhận xét và giải thích:

- Nhận xét:

+ Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi có xu hướng giảm từ 31,8% xuống còn 25,2% (giảm 6,6%)

+ Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi đến 64 tuổi tăng từ 63,3% lên 67,7% (tăng 4,4%).

+ Tỉ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên cũng có xu hướng tăng từ 4,9% lên 7,1% (tăng 2,2%)

- Kết luận: Cơ cấu dân số theo độ tuổi của khu vực Đông Nam Á là cơ cấu dân số trẻ nhưng đang có xu hướng già hóa.

Câu 8: Cho bảng số liệu sau:

Bảng 2. Quy mô và tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số khu vực Đông Nam Á

giai đoạn 1980 - 2020

 

1980

1990

2000

2010

2020

Quy mô dân số (triệu người)

357,6

444,5

525,0

596,9

668,4

Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số (%)

2,28

1,97

1,47

1,24

1,0

(Nguồn: UN, 2022)

  1. Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số khu vực Đông Nam Á giai đoạn 1980 – 2020.
  2. Nhận xét và kết luận.

Trả lời:  

  1. Vẽ biểu đồ:

 

  1. Nhận xét và kết luận:

- Quy mô dân số của các nước trong khu vực Đông Nam Á đều tăng qua các năm trong giai đoạn 1980 – 2020: từ 357,6 triệu người lên đến 668,4 triệu người (tăng 1,8 lần).

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm dần: từ 2,28% xuống còn 1% vào năm 2020.

- Kết luận: Quy mô dân số lớn, tỉ lê gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm nhưng số dân không ngừng tăng.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Chứng minh rằng Đông Nam Á là nơi hội tụ của các tôn giáo lớn nhất trên thế giới.

Trả lời:

- Đông Nam Á là nơi tập trung của rất nhiều tôn giáo lớn trên thế giới như: Thiên chúa giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo,…

- Đông Nam Á có hơn 1000 các tôn giáo lớn nhỏ.

- Nguyên nhân:

+ Đông Nam Á là cầu nối giữa lục địa Á – Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a, là nơi giao nhau của hai đại dương lớn trên thế giới.

+ Đông Nam Á cũng có eo biển Ma-lắc-ca – là một trong những đầu mối giao thương lớn trong khu vực nên thương nhân các quốc gia trên thế giới đều tụ họp và đi qua đây. Vì vậy, nơi đây du nhập nhiều loại tôn giáo khác nhau.

Câu 2: Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đều có nhưng nét tương đồng trong văn hóa, sản xuất và sinh hoạt nhưng vẫn có những nét riêng của mỗi quốc gia. Hãy nêu một số nét chung và nét riêng của các quốc gia Đông Nam Á mà em đã tìm hiểu.

Trả lời:

* Những nét chung:

- Đều thuộc nền văn minh lúa nước.

- Lương thực chính: lúa gạo.

- Sống tại các bản làng và tạo thành một cộng đồng gắn bó.

- Sống trong khu vực hoạt động của các thiên tai nên có nhiều kinh nghiệm.

- Đều chịu ảnh hưởng của các nền văn hóa lớn trên thế giới như Ấn Độ, Trung Hoa.

- Có sự đa dạng về văn hóa, tôn giáo.

* Những nét riêng:

- Về ăn mặc:

+ Người Cam-pu-chia có trang phục truyền thống là xà rông, người Việt có trang phục truyền thống là áo dài.

+ Người In-đô-nê-xi-a không ăn thịt lợn, còn người Ma-lai-xi-a không ăn thịt bò.

- Về sinh hoạt:

+ Người Việt có tục thờ cá voi, người In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin thì lại ăn thịt cá voi.

+ Người Việt Nam khi giao tiếp chào hỏi thì bắt tay nhau còn người Thái Lan thì lại chắp tay lại và cúi chào.

=> Giáo án Địa lí 11 kết nối bài 11: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay