Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Ôn tập Chủ đề 3

Bộ câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Ôn tập Chủ đề 3. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 3

THẤT NGHIỆP

Câu 1: Hầu hết người dân của làng Y đang làm các công việc liên quan đến những xưởng đồ gỗ ở địa phương, sắp tới chủ trương áp dụng các công nghệ kỹ thuật vào các công đoạn làm việc có thể làm mất đi một khối lượng việc làm của người dân trong làng. Theo em, người dân làng Y nên làm gì để có thể thích ứng được với sự thay đổi này, để giảm thiểu được tình trạng thất nghiệp trong nhân dân?

Trả lời:

+ Người dân trong làng cần học hỏi, nâng cao tay nghề để đáp ứng được với nhu cầu mà nhà sản xuất đã đề ra.  + Người dân trong làng cần học hỏi, nâng cao tay nghề để đáp ứng được với nhu cầu mà nhà sản xuất đã đề ra.

+ Học hỏi các kĩ năng, các công việc mới để trang trải cho cuộc sống. + Học hỏi các kĩ năng, các công việc mới để trang trải cho cuộc sống. 

Câu 2: Em hãy đọc thông tin và cho viết tỷ lệ thất nghiệp cao tập trung ở nhóm tuổi nào? Việc tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao sẽ gây ra những hậu quả gì?

Trả lời:

Theo số liệu trên bảng thống kê, ta có thể thấy tỷ lệ thất nghiệp cao tập trung ở nhóm tuổi 55 – 59 tuổi. Việc tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới nền kinh tế, cụ thể như:

- Thất nghiệp ở thanh niên làm giảm tăng trưởng kinh tế và gia tăng lạm phát - Thất nghiệp ở thanh niên làm giảm tăng trưởng kinh tế và gia tăng lạm phát

- -  Thất nghiệp ở thanh niên ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và đời sống của người lao động cũng như gia đình họ, đồng thời tạo nên những gánh nặng cho an sinh xã hội và nền kinh tế

- Thất nghiệp ở thanh niên gia tăng là điều kiện phát sinh các tệ nạn xã hội, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn của cộng đồng - Thất nghiệp ở thanh niên gia tăng là điều kiện phát sinh các tệ nạn xã hội, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn của cộng đồng

- Thất nghiệp ở thanh niên làm suy giảm sức khỏe thể chất và làm gia tăng các nguy cơ bệnh tật của lực lượng lao động xã hội - Thất nghiệp ở thanh niên làm suy giảm sức khỏe thể chất và làm gia tăng các nguy cơ bệnh tật của lực lượng lao động xã hội

Câu 3: Mới đây xã hội chứng kiến sự ra đời của một công nghệ mới Chat GPT, ứng dụng AI thế hệ mới giúp con người tìm kiếm thông tin, thực hiện các tác vụ một nhanh chóng. Trước sự đón nhận của nhiều người dân thì những người đang làm việc thuộc các lĩnh vực công nghệ thông tin lại tỏ ra không ít lo lắng. Chị P là một manual tester đang lo lắng công việc của mình sẽ không còn cần thiết nữa nếu ứng dụng Chat GPT được ứng dụng rộng rãi. Theo em, làm thế nào để chúng ta có thể làm việc và thích ứng được với sự phát triển của công nghệ hiện đại?

Trả lời:

Để thích ứng được với sự phát triển của công nghệ hiện đại thì người lao động cần:

- Tìm hiểu, cập nhật về các thiết bị công nghệ mới. - Tìm hiểu, cập nhật về các thiết bị công nghệ mới.

- Nâng cao kĩ năng sử dụng các thiết bị công nghệ mới của bản thân.  - Nâng cao kĩ năng sử dụng các thiết bị công nghệ mới của bản thân.

- Học hỏi thêm các kĩ năng mới, để có thể đáp ứng được với yêu cầu của thị trường lao động. - Học hỏi thêm các kĩ năng mới, để có thể đáp ứng được với yêu cầu của thị trường lao động.

Câu 4: Trước bối cảnh thị trường lao động đang biến đổi một cách nhanh chóng như ngày nay, em cần phải làm gì để có thể đáp ứng được với thị trường lao động và tìm ra được cho mình một công việc phù hợp để ổn định cuộc sống.

Trả lời:

Để đáp ứng được với thị trường lao động không ngừng thay đổi như hiện nay em cần:

+ Nắm thật vững các kỹ năng chuyên môn.  + Nắm thật vững các kỹ năng chuyên môn.

+ Học thêm các kỹ năng cần thiết để đáp ứng được cho công việc. + Học thêm các kỹ năng cần thiết để đáp ứng được cho công việc.

+ Nâng cao khả năng sử dụng các thiết bị công nghệ, các ứng dụng mới.  + Nâng cao khả năng sử dụng các thiết bị công nghệ, các ứng dụng mới.

+ Học thêm các ngoại ngữ, không ngừng trau dồi bản thân.  + Học thêm các ngoại ngữ, không ngừng trau dồi bản thân.

Câu 5: Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành X đang đổi mới công nghệ sản xuất, ứng dụng tin học trong quản lí, đưa máy móc tự động sản xuất. Điều này làm cho nhu cầu lao động của ngành X giảm, nhiều lao động ngành X phải nghỉ việc, rơi vào tình trạng thất nghiệp. Theo em, nguồn gốc dẫn đến thất nghiệp trong trường hợp trên là gì?

Trả lời:

Nguồn gốc dẫn đến thất nghiệp trong trường hợp trên là do khi áp dụng công nghệ, kĩ thuật mới vào sản xuất đã góp phần làm giảm thời gian, giảm nhân lực, chủ yếu là máy móc tự động sản xuất, do đó, nhu cầu lao động của ngành cũng giảm dẫn tới nhiều lao động phải nghỉ việc.

Câu 6: Chị A vừa mới tốt nghiệp đại học, chị chưa tìm được cho mình một công việc phù hợp với sở thích của mình nên hiện tại chị vẫn ở nhà. Theo em chị A có phải đang ở trong tình trạng thất nghiệp không?

Trả lời:

Với trường hợp của chị A, chị chưa có được việc làm là do chưa tìm được công việc phù hợp với sở thích của mình nên trường hợp này chị A được coi là tình trạng thất nghiệp tự nguyện. 

Câu 7: Theo một trong những công ty nhân sự hàng đầu Việt Nam, xu hướng chuyển việc của người lao động đang diễn ra một cách khá phổ biến ngay cả khi họ đang có việc làm. Việc thay đổi công việc khiến bộ phận người lao động này tạm thời không có việc làm. Theo em, nguồn gốc dẫn đến thất nghiệp trong trường hợp trên là gì?

Trả lời:

Nguồn gốc dẫn đến thất nghiệp trong trường hợp trên là do người lao động thay đổi công việc, chuyển việc ngay cả khi họ đang có việc làm.

Câu 8: Theo em, chúng ta cần phải làm gì để làm giảm đi tình trạng thất nghiệp?

Trả lời:

Một số biện pháp có thể làm giảm đi tình trạng thất nghiệp ở giới trẻ hiện nay:

- Tích cực việc đẩy mạnh tăng trưởng nền kinh tế. - Tích cực việc đẩy mạnh tăng trưởng nền kinh tế.

- Sắp xếp lại cơ cấu lao động, nâng cao trình độ cho người lao động.  - Sắp xếp lại cơ cấu lao động, nâng cao trình độ cho người lao động.

- Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.  - Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.

- Hỗ trợ, giúp đỡ người lao động để nâng cao tay nghề, khả năng sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật trong làm việc để đáp ứng được với nhu cầu của thị trường. - Hỗ trợ, giúp đỡ người lao động để nâng cao tay nghề, khả năng sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật trong làm việc để đáp ứng được với nhu cầu của thị trường.

Câu 9: Đối với các nhân lực bị mất việc làm do chưa có kinh nghiệm làm việc với máy móc ở trình độ cao, Nhà nước nên làm như thế nào để hỗ trợ người lao động sớm tìm được việc làm phù hợp với bản thân?

Trả lời:

Đối với các lao động bị sa thải do không đáp ứng được các yêu cầu của công việc thì Nhà nước cần có các biện pháp hỗ trợ như sau:

+ Tổ chức, mở các khóa đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động. + Tổ chức, mở các khóa đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động.

+ Tổ chức cho người lao động được làm quen với máy móc, các thiết bị đáp ứng cho công việc.  + Tổ chức cho người lao động được làm quen với máy móc, các thiết bị đáp ứng cho công việc.

+ Tổ chức các buổi tập huấn kĩ năng cho người lao động. + Tổ chức các buổi tập huấn kĩ năng cho người lao động.

Câu 10: Người lao động không có việc làm do còn đang vướng bận việc chăm lo cho gia đình, không có thời gian để tham gia vào các loại hình lao động, đây được gọi là hình thức thất nghiệp gì?

Trả lời:

Người lao động không thể tham gia vào các hoạt động lao động do bận lo lắng cho các hoạt động cá nhân được gọi là hình thức thất nghiệp tạm thời.

Câu 11: Những người lao động không muốn làm một công việc do điều kiện làm việc hoặc do mức lương chưa tương thích với khả năng của họ thì được tính là hình thức thất nghiệp nào?

Trả lời:

Trường hợp những người lao động không muốn làm một công việc do điều kiện làm việc hoặc mức lương của công việc đó chưa tương thích với khả năng của họ thì được tình trạng đó được coi là hình thức thất nghiệp tự nguyện.

Câu 12: Hãy nêu một số chính sách kiểm soát và kiềm chế lạm phát của Nhà nước mà em biết. 

Trả lời:

Một số chính sách để kiểm soát và kiềm chế lạm phát của Nhà nước:

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn, đảm bảo được tính chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với chính sách tài khóa và các chính sách khác.  - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn, đảm bảo được tính chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với chính sách tài khóa và các chính sách khác.

- Bộ kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, ba chương trình mục tiêu quốc gia.  - Bộ kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, ba chương trình mục tiêu quốc gia.

- Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương làm tốt công tác an sinh xã hội, đảm bảo đời sống nhân dân. - Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương làm tốt công tác an sinh xã hội, đảm bảo đời sống nhân dân.

Câu 13: Em hãy nêu các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của lạm phát đối với một quốc gia.

Trả lời:

* Ảnh hưởng tích cực:

Khi tốc độ lạm phát còn trong mức độ lạm phát tự nhiên, tức là dưới 10% sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế như:

+ Kích thích tiêu dùng, hiện tượng cho vay, đầu tư vốn và giảm tình trạng thất nghiệp trong xã hội.  + Kích thích tiêu dùng, hiện tượng cho vay, đầu tư vốn và giảm tình trạng thất nghiệp trong xã hội.

+ Chính phủ có thêm khả năng lựa chọn công cụ kích thích đầu tư ở những lĩnh vực chưa phổ biến thông qua việc mở rộng tín dụng, phân phối lại nguồn thu nhập và đầu tư có chọn lọc về nguồn nhân lực theo định hướng mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra.  + Chính phủ có thêm khả năng lựa chọn công cụ kích thích đầu tư ở những lĩnh vực chưa phổ biến thông qua việc mở rộng tín dụng, phân phối lại nguồn thu nhập và đầu tư có chọn lọc về nguồn nhân lực theo định hướng mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra.

* Ảnh hưởng tiêu cực

Tác động trực tiếp đến lãi suất, tức là khi lãi suất trên danh nghĩa của những khoản vay tăng lên người vay không đủ khả năng trả thì sẽ dẫn đến thất nghiệp gia tăng và ảnh hưởng đến nền kinh tế như:

+ Lạm phát làm ảnh hưởng đến thu nhập thực tế.  + Lạm phát làm ảnh hưởng đến thu nhập thực tế.

+ Phấn khối các khoản thu nhập trở nên bất bình đẳng. + Phấn khối các khoản thu nhập trở nên bất bình đẳng.

Câu 14: M đang tính hè này sẽ đi làm kiếm thêm tiền tiêu vặt để không cần phải xin bố mẹ quá nhiều. Em vô tình đọc được thông tin giá của một bắp ngô tại Zimbabwe lên tới 2.000.000  ZWL, em mới thoáng nghĩ tới nếu ở Việt Nam mà cũng được giá như vậy thì em chỉ cần đi bán ngô trong 1 tuần là có thể có vô số tiền để tiêu. Theo em, suy nghĩ của M có chín chắn chưa?

Trả lời:

Suy nghĩ của M trong trường hợp này là chưa chín chắn. Vì M chưa tìm hiểu về đời tình hình lạm phát của Zimbabwe, mọi thứ ở đây trở nên đắt đỏ và điều này không làm cuộc sống của người dân giàu có hơn mà ngày càng rơi vào tình trạng khốn đốn. Một bắp ngô với giá cao như vậy chứng tỏ tình hình lạm phát của quốc gia này đang rơi vào mức báo động.

Câu 15: Năm 2008, nền kinh tế Việt Nam chịu tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, lạm phát tăng cao. Nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, trong đó kiềm chế lạm phát là ưu tiên hàng đầu, chính sách tiền tệ đã được điều hành theo xu hướng thắt chặt hơn thông qua các biện pháp:

Tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc

Phát hành 20.300 tỉ đồng trái phiếu cho các ngân hàng thương mại nhằm hút bớt tiền trong lưu thông;

Khống chế tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức 30% năm. Chính sách tiền tệ thắt chặt đã đưa mức lạm phát từ 19,89% năm 2008 xuống còn 6,52% năm 2009, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Theo em, các biện pháp Chính Phủ đã thực hiện làm tăng hay giảm lượng tiền mặt trong lưu thông? Việc thực hiện các biện pháp đó trong giai đoạn 2008 – 2009 để kiềm chế, kiểm soát lạm phát là hiệu quả hay không hiệu quả?

Trả lời:

Theo em, các biện pháp Chính phủ đã thực hiện giảm lượng tiền mặt trong lưu thông. Việc thực hiện các biện pháp đó trong giai đoạn 2008 - 2009 đã kiềm chế, kiểm soát lạm phát là hiệu quả.

Câu 16: Theo em, tình trạng siêu lạm phát ảnh hưởng như thế nào tới nền kinh tế?

Trả lời:

 Tình trạng siêu lạm phát làm giảm nghiêm  trọng sức mua của toàn bộ người dân và cả các tổ chức trong nước. Điều này dẫn đến bóp méo nền kinh tế chú trọng về việc tích trữ tài sản hữu hình. Các cơ sở tiền tệ sẽ tháo chạy khỏi nền kinh tế siêu lạm phát này, kinh tế sẽ suy thoái nghiêm trọng cho dù nội tệ hay ngoại tệ có mạnh đến đâu.

Câu 17: M từng có mơ ước nếu mình là người được phụ trách việc in ấn tiền của Nhà nước, M sẽ in ra rất nhiều tiền để được cho tiêu một cách thoải mái. Theo em, việc in ấn tiền một cách không có kế hoạch như vậy sẽ dẫn đến tình trạng gì?    

Trả lời:

Việc in ấn tiền không có kế hoạch, sẽ khiến nguồn tiền trong lưu thông dư thừa, mất đi giá trị của đồng tiền, vật giá leo thang hay dẫn đến tình trạng lạm phát.

Câu 18: Vào năm 2008 siêu lạm phát ở Zimbabwe đã gây ra các thiệt hại nghiêm trọng đến nền kinh tế của nước trong khu vực Nam Phi này. Theo em lí do nào kiến cho nền kinh tế của nước này lại rơi vào lạm phát? 

Trả lời:

Những nguyên nhân gây ra lạm phát tại Zimbabwe:

- Do các phương án cải cách ruộng đất không hiệu quả dẫn đến hệ quả là sản lượng của nước này liên tục tụt giảm trong một thời gian dài. - Do các phương án cải cách ruộng đất không hiệu quả dẫn đến hệ quả là sản lượng của nước này liên tục tụt giảm trong một thời gian dài.

- Chi tiêu của chính phủ tăng lên trong khi nguồn thuế càng ngày càng thụt giảm dẫn đến nhà nước phải in thêm tiền. - Chi tiêu của chính phủ tăng lên trong khi nguồn thuế càng ngày càng thụt giảm dẫn đến nhà nước phải in thêm tiền.

- Người dân ồ ạt di cư ra nước ngoài, khiến cho nguồn nhân lực lao động ở Zimbabwe bị giảm nghiêm trọng.  - Người dân ồ ạt di cư ra nước ngoài, khiến cho nguồn nhân lực lao động ở Zimbabwe bị giảm nghiêm trọng.

Câu 19: Em hãy kể một vài ví dụ chúng ta có thể làm để thích ứng trong cuộc sống trong trường hợp có lạm phát xảy ra. 

Trả lời:

Một vài ví dụ chúng ta có thể làm trong trường hợp xảy ra lạm phát:

- Thực hiện các mục tiêu tiết kiệm chi tiêu cá nhân.  - Thực hiện các mục tiêu tiết kiệm chi tiêu cá nhân.

- Hạn chế các việc vui chơi, giải trí tốn kém.  - Hạn chế các việc vui chơi, giải trí tốn kém.

- Thắt chặt các khoản chi tiêu không đáng có.  - Thắt chặt các khoản chi tiêu không đáng có.

- Đầu tư chi tiêu có kế hoạch, tránh các thất thoát không đáng có, ảnh hưởng đến cuộc sống. - Đầu tư chi tiêu có kế hoạch, tránh các thất thoát không đáng có, ảnh hưởng đến cuộc sống.

Câu 20: Em hãy cho biết giá cả các hàng hóa và dịch vụ tăng lên liên tục trong một khoảng thời gian nhất định sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống kinh tế của gia đình em. 

Trả lời:

Khi giá cả dịch vụ của các hàng hóa tăng lên liên tục trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình. Các hộ gia đình phải lo cắt giảm các chi tiêu, thắt chặt các khoản chi tiêu trong đời sống hằng ngày, phải bỏ ra nhiều tiền hơn cho các sinh hoạt phí, những khoản chi tiêu thiết yếu. 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay