Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Ôn tập Chủ đề 4, 5, 6 (P1)
Bộ câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Ôn tập Chủ đề 4, 5, 6 Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 4+5+6
Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH - ĐẠO ĐỨC KINH DOANH - VĂN HOÁ TIÊU DÙNG
Câu 1: Nhận thấy ống hút nhựa được người dân sử dụng rất nhiều trong cuộc sống, gây ra các tác hại đến môi trường nghiêm trọng. Anh P cùng một nhóm bạn trẻ đã thực hiện kế hoạch khởi nghiệp dựa trên ý tưởng làm ống hút từ vật liệu tự nhiên. Những ngày đầu thực hiện dự án thật không dễ dàng gì những về sau khi đã hiểu được ý nghĩa của mặt hàng và có được một lượng khách hàng thân thuộc, việc kinh doanh của nhóm anh P phát triển và mang lại thông điệp bảo vệ môi trường sâu sắc. Theo em, các ý tưởng kinh doanh của nhóm anh P xuất phát từ đâu? Động lực nào khiến cho nhóm anh có thể theo đuổi được ý tưởng của mình?
Trả lời:
Động lực kinh doanh của nhóm anh P xuất phát từ xu thế của xã hội, những vấn đề đang được xã hội quan tâm, anh muốn đóng góp sức lực vào việc giữ gìn sự trong sạch của môi trường sống.
Câu 2: Xuất phát từ một địa phương trồng chè, nên nguồn cung ứng chè ở khu vực nhà ông T lúc nào cũng rất nhộn nhịp nên việc tìm đầu ra cho sản phẩm chè cần phải được tuyển chọn rất kỹ lưỡng và tỉ lệ cạnh tranh cao. Vì không muốn sản phẩm của nhà mình cũng bị trùng lặp giống các hộ khác nên ông đã suy nghĩ và đưa ra ý tưởng sản xuất thành công sản phẩm chè thảo dược, dùng được với cả trẻ nhỏ tuổi, vì thế mà lượng khách hàng của nhà ông T tăng dần lên, có được đầu ra rõ ràng. Theo em việc đột phá ra ý tưởng kinh doanh tốt đã giúp đỡ ông T như thế nào?
Trả lời:
Việc đột phá ra ý tưởng kinh doanh mới đã giúp cho nhà ông T có được việc kinh doanh ngày càng phát triển và có định hướng rõ ràng cho đầu ra sản phẩm của gia đình mình. Hơn hết gia đình ông T đã tạo được sự khác biệt giữa các hộ cùng kinh doanh trong khu vực, chiếm được nhiều ưu thế hơn trong việc buôn bán sản phẩm đầu ra.
Câu 3: Nhận thấy trong trường các bạn rất thích các hình móc khóa đơn giản nền M đã tự làm một số móc khóa bán với giá cả phải chăng, các bạn mua ủng hộ M rất đông, chẳng mấy chốc dây móc khóa trên cặp của các bạn học sinh trong trường đều là sản phẩm do M làm. Ý tưởng kinh doanh của M xuất phát từ đâu?
Trả lời:
Ý tưởng kinh doanh của M xuất phát từ những điều mà M đã quan sát, nắm bắt được thị hiếu của các bạn học sinh trong trường. Sau đó, dựa vào các dữ liệu mà M quan sát được để tiến hành thực hiện mục tiêu kinh doanh.
Câu 4: Để có được ý tưởng kinh doanh cho mình, anh H đã tham gia rất nhiều các hội thảo, đọc nhiều tài liệu liên quan tới ngành nghề mà mình đang có ý định kinh doanh. Theo em việc làm của anh H có ý nghĩa như thế nào đối với công việc kinh doanh của anh sau này?
Trả lời:
Việc làm của anh H thể hiện anh là một người có tinh thần học hỏi rất cao để tìm ra được ý tưởng kinh doanh cho mình. Điều đó sẽ giúp anh tìm được ra các ý tưởng độc đáo, thu hút được khách hàng, tạo được ra các sản phẩm ấn tượng mang dấu ấn riêng của anh trong khi kinh doanh.
Câu 5: Thấy chị M buôn bán tốt với món xôi ngũ sắc, chị T cũng quyết định nấu một món xôi y hệt nhà chị M để bán cạnh tranh. Theo em việc kinh doanh của chị T có tạo được nhiều bước đột phá không?
Trả lời:
Việc kinh doanh của chị M sẽ không tạo được bước đột phá lớn, vì ý tưởng kinh doanh của chị không có tính sáng tạo, chỉ là ý tưởng chị đi góp nhặt của người khác. Việc cùng bán một mặt hàng sẽ sinh ra sự cạnh tranh rất lớn, chị M có thể thua thiệt trong việc kinh doanh của mình.
Câu 6: Chị Hạnh là chủ một doanh nghiệp chuyên sản xuất bánh truyền thống. Ngay từ khi bắt đầu lựa chọn công việc này, chị đã có quá trình rất dài tìm tòi, học hỏi kiến thức và kinh nghiệm làm bánh. Chị còn nghiên cứu về lịch sử các loại bánh của dân tộc để hiểu rõ các hương vị truyền thống kết hợp với hiện đại. Bên cạnh đó, chị Hành còn rất tự tin trong việc lãnh đạo, quản lí doanh nghiệp của mình. Chị luôn có kế hoạch kinh doanh, phối hợp công việc để thường xuyên giám sát và động viên cấp dưới kịp thời. Vì vậy, mặc dù số lượng các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này càng tăng, áp lực cạnh tranh lớn nhưng doanh nghiệp của chị vẫn giữ được lợi thế của mình.
Em hãy cho biết chủ thể trong trường hợp trên có những năng lực kinh doanh nào? Theo em, ngoài các năng lực trên, người kinh doanh cần có những năng lực nào nữa?
Trả lời:
- Chị Hạnh có năng lực chuyên môn về lịch sử các loại bánh của dân tộc; năng lực tổ chức và lãnh đạo; năng lực nắm bắt cơ hội; năng lực thiết lập quan hệ,... - Chị Hạnh có năng lực chuyên môn về lịch sử các loại bánh của dân tộc; năng lực tổ chức và lãnh đạo; năng lực nắm bắt cơ hội; năng lực thiết lập quan hệ,...
- Ngoài những năng lực kể trên, là một người lãnh đạo cần sẽ phải giao tiếp với rất nhiều người với nhiều tính cách và cách làm việc khác nhau. Do đó, người kinh doanh cần có khả năng ứng biến khi giao tiếp với từng người để đạt được sự đồng thuận, vui vẻ. Hơn thế nữa, người kinh doanh cần phải biết cách truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, dễ hiểu để cấp dưới nắm được đầy đủ mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng. - Ngoài những năng lực kể trên, là một người lãnh đạo cần sẽ phải giao tiếp với rất nhiều người với nhiều tính cách và cách làm việc khác nhau. Do đó, người kinh doanh cần có khả năng ứng biến khi giao tiếp với từng người để đạt được sự đồng thuận, vui vẻ. Hơn thế nữa, người kinh doanh cần phải biết cách truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, dễ hiểu để cấp dưới nắm được đầy đủ mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng.
Câu 7: Từ khi khởi nghiệp, doanh nghiệp M đã xuất phát từ nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng để chủ động đổi mới và sáng tạo trong việc tạo ra nhiều loại sản phẩm độc đáo, có chất lượng. Người tiêu dùng ngày càng tin tưởng vào các sản phẩm của doanh nghiệp, thị phần được mở rộng, năng lực cạnh tranh cùng danh tiếng của doanh nghiệp từng bước được nâng cao. Đồng thời, doanh nghiệp cũng ngày càng chú trọng phát triển quan hệ, hỗ trợ cộng đồng với những việc làm có ý nghĩa.
Em hãy nhận xét việc làm của doanh nghiệp M và chỉ ra được các biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong trường hợp trên.
Trả lời:
Những biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong trường hợp trên:
+ Dựa trên nhu cần, thị hiếu của người tiêu dùng để sáng tạo đưa ra các loại sản phẩm độc đáo, có chất lượng. + Dựa trên nhu cần, thị hiếu của người tiêu dùng để sáng tạo đưa ra các loại sản phẩm độc đáo, có chất lượng.
+ Chú trọng phát triển quan hệ, hỗ trợ công đồng với những việc làm có ý nghĩa. + Chú trọng phát triển quan hệ, hỗ trợ công đồng với những việc làm có ý nghĩa.
Câu 8: Làm việc trên thương trường lâu năm, ông M tích lũy được khá nhiều bài học hay về việc kinh doanh. Theo ông M điều cần thiết khi thực hiện công việc kinh doanh đó là phải tạo được ra uy tín, để khách hàng có thể tin tưởng mình thì cần phải thực hiện chỉn chu từng công đoạn nhỏ nhất để đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng. Vì tiêu chí đó nên việc kinh doanh của ông M luôn phát triển. Theo em, việc có đạo đức trong kinh doanh của ông M đã mang lại điều kiện thuận lợi gì cho việc kinh doanh của ông?
Trả lời:
Việc có đạo đức trong kinh doanh của ông M đã tạo được sự uy tín, sự tín nhiệm trong việc làm ăn kinh doanh của mình.
Câu 9: Là quản lý của một công ty với nhiều nhân viên là người trẻ, bà K luôn tạo điều kiện cho các em có điều kiện để các em có thể học thêm các kĩ năng mới, những việc các bạn làm sai, bà luôn quan tâm chỉ bảo rõ ràng để các bạn biết lỗi và sửa. Bà K cũng luôn quan tâm, động viên đến hoàn cảnh gia đình của một số nhân viên gặp tình trạng khó khăn. Do vậy, nhân viên trong công ty luôn hết mình cống hiến và gắn bó với công ty. Theo em việc làm có đạo đức trong kinh doanh của bà K được thể hiện qua đâu và đem lại hiệu quả như thế nào?
Trả lời:
Việc làm có đạo đức của bà K được thể hiện qua các việc làm bà luôn quan tâm, chỉ dẫn, tạo điều kiện cho nhân viên hoàn thành nhiệm vụ của mình; những việc làm đó làm cho nhân viên trong công ty có động lực, cống hiến hết mình cho công việc.
Câu 10: Lợi dụng tình hình mưa lũ dài ngày, nhiều cửa hàng thực phẩm đã tăng giá bán các mặt hàng lên gấp hai lần giá bình thường. Gia đình bạn B cũng có cửa hàng kinh doanh thực phẩm và cũng định tăng giá bán để kiếm lời.
Em hãy nhận xét việc làm của các chủ thể kinh doanh trong tình huống trên. Nếu là B, em sẽ vận động người thân trong gia đình thực hiện đạo đức kinh doanh như thế nào?
Trả lời:
- Việc làm của các chủ thể kinh doanh trong tình huống trên đã vi phạm đạo đức kinh doanh bán gấp 2 lần giá bình thường cho người dân. - Việc làm của các chủ thể kinh doanh trong tình huống trên đã vi phạm đạo đức kinh doanh bán gấp 2 lần giá bình thường cho người dân.
- Nếu là B em sẽ vận động người thân trong nhà không tăng giá mặt hàng mà mình vẫn giữ nguyên giá để thực hiện đạo đức kinh doanh. - Nếu là B em sẽ vận động người thân trong nhà không tăng giá mặt hàng mà mình vẫn giữ nguyên giá để thực hiện đạo đức kinh doanh.
Câu 11: Việc làm ăn của nhà ông Q ngày càng phát triển, ông nhận thấy sự phát triển có được ngày hôm nay không phải công sức của một mình ông mà do có được sự cố gắng của tất cả mọi người. Nên ông đã quyết định thưởng cho toàn thể nhân viên trong công ty một nửa tháng lương vào ngày thành lập công ty. Việc làm này của ông được toàn thể công ty đón nhận rất nhiệt tình. Theo em biểu hiện có đạo đức trong kinh doanh của ông Q được biểu hiện ở chỗ nào?
Trả lời:
Biểu hiện có đạo đức trong kinh doanh của ông Q được biểu hiện ở chỗ: Ông Q tôn trọng nhân viên của mình, kịp thời khen thưởng để động viên nhân viên cùng cố gắng.
Câu 12: Là công ty sản xuất bao bì cung ứng cho các bên liên quan trên thị trường, công ty T luôn chú trọng tạo ra các sản phẩm với chất lượng tốt và thân thiện với môi trường nên được khách hàng tin tưởng đón nhận. Qua nhiều năm công ty vẫn luôn cố gắng mang tới các sản phẩm có chất lượng cao với giá cả phải chăng. Theo em việc công ty làm như vậy có sợ bị thua lỗ không?
Trả lời:
Công ty T là doanh nghiệp thực hiện được việc kinh doanh có đạo đức. Hình thức kinh doanh chú trọng đến người tiêu dùng, nhưng không có nghĩa là sẽ gây thua lỗ cho doanh nghiệp. Hơn nữa việc công ty kinh doanh có đạo đức sẽ có được sự tín nhiệm của khách hàng, sẽ có được sự ủng hộ của khách hàng.
Câu 13: Em hãy cho biết khái niệm đạo đức là gì? Đạo đức trong kinh doanh được hiểu như thế nào?
Trả lời:
+ Đạo đức là hệ thống quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự nguyện điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội. + Đạo đức là hệ thống quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự nguyện điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội.
+ Đạo đức trong kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, định hướng hành vi của các chủ thể sản xuất kinh doanh. + Đạo đức trong kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, định hướng hành vi của các chủ thể sản xuất kinh doanh.
Câu 14: Em hãy cho biết vai trò của đạo đức kinh doanh là gì?
Trả lời:
Vai trò của đạo đức kinh doanh là:
+ Thay đổi thái độ, điều chỉnh hành vi của các chủ thể theo hướng tích cực. + Thay đổi thái độ, điều chỉnh hành vi của các chủ thể theo hướng tích cực.
+ Nâng cao danh tiếng, tạo lập niềm tin, uy tín với khách hàng. + Nâng cao danh tiếng, tạo lập niềm tin, uy tín với khách hàng.
+ Nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. + Nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
+ Góp phần xây dựng quan hệ xã hội lành mạnh, có trách nhiệm – nghĩa tình – văn minh – hiện đại. + Góp phần xây dựng quan hệ xã hội lành mạnh, có trách nhiệm – nghĩa tình – văn minh – hiện đại.
Câu 15: Biểu hiện của đạo đức trong kinh doanh được thể hiện ở những nguyên tắc nào?
Trả lời:
Biểu hiện của đạo đức trong kinh doanh được thể hiện ở những nguyên tắc:
Tính trung thực.
Tôn trọng con người.
Gắn liền lợi ích của doanh nghiệp cùng với lợi ích khách hàng, xã hội.
Coi trọng hiệu quả với trách nhiệm xã hội.
Giữ bí mật, trung thành với trách nhiệm.
Câu 16: Em hãy nêu vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển của nền kinh tế?
Trả lời:
- Tiêu dùng là đầu ra của sản xuất, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước. - Tiêu dùng là đầu ra của sản xuất, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước.
- Tiêu dùng góp phần định hướng cho hoạt động sản xuất; thúc đẩy sản xuất hàng hóa ngày càng đa dạng, phong phú về số lượng và đảm bảo chất lượng, hướng tới phát triển kinh tế bền vững. - Tiêu dùng góp phần định hướng cho hoạt động sản xuất; thúc đẩy sản xuất hàng hóa ngày càng đa dạng, phong phú về số lượng và đảm bảo chất lượng, hướng tới phát triển kinh tế bền vững.
Câu 17: Em hãy cho biết văn hóa tiêu dùng là gì?
Trả lời:
Văn hóa tiêu dùng là nét đẹp trong thói quen, tập quán tiêu dùng của cá nhân, nhóm, cổng đồng hình thành, phát triển theo thời gian và biểu hiện qua hành vi tiêu dùng.
Câu 18: Văn hóa tiêu dùng đóng vai trò như thế nào trong đời sống?
Trả lời:
Văn hóa tiêu dùng có vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội:
+ Đối với lĩnh vực văn hóa – xã hội: Văn hóa tiêu dùng góp phần giữ gìn và phát huy các giá trí, chuẩn mực, tập quán tiêu dùng tốt đẹp, bền vững từ thế hệ này sang thế hệ khác, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc. + Đối với lĩnh vực văn hóa – xã hội: Văn hóa tiêu dùng góp phần giữ gìn và phát huy các giá trí, chuẩn mực, tập quán tiêu dùng tốt đẹp, bền vững từ thế hệ này sang thế hệ khác, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc.
+ Đối với lĩnh vực kinh tế: Văn hóa tiêu dùng tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của các chủ thể, đặc biệt là chiến lược về sản phẩm (tìm hiểu thị hiếu, tâm lí, thói quen của người tiêu dùng), về giá cả (tâm lí tiêu dùng, đối tượng khách hàng của mỗi thị trường khác nhau sẽ cho cách định giá khác nhau ở mỗi sản phẩm), về phân phối (đúng hành, đúng nơi, đúng thời gian, đảm bảo chi phí tối thiểu) và hỗ trợ thương mại (thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng và tạo lợi thế cạnh tranh) + Đối với lĩnh vực kinh tế: Văn hóa tiêu dùng tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của các chủ thể, đặc biệt là chiến lược về sản phẩm (tìm hiểu thị hiếu, tâm lí, thói quen của người tiêu dùng), về giá cả (tâm lí tiêu dùng, đối tượng khách hàng của mỗi thị trường khác nhau sẽ cho cách định giá khác nhau ở mỗi sản phẩm), về phân phối (đúng hành, đúng nơi, đúng thời gian, đảm bảo chi phí tối thiểu) và hỗ trợ thương mại (thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng và tạo lợi thế cạnh tranh)
Câu 19: Em hãy nêu các đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam.
Trả lời:
Những đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam:
+ Tính kế thừa: Văn hóa tiêu dùng Việt Nam có sự kế thừa truyền thống của dân tộc, mang bản sắc văn hóa Việt Nam + Tính kế thừa: Văn hóa tiêu dùng Việt Nam có sự kế thừa truyền thống của dân tộc, mang bản sắc văn hóa Việt Nam
+ Tính giá trị: Văn hóa tiêu dùng Việt Nam hướng tới giá trị tốt đẹp, chân, thiện, mĩ + Tính giá trị: Văn hóa tiêu dùng Việt Nam hướng tới giá trị tốt đẹp, chân, thiện, mĩ
+ Tính thời đại: Thói quen, hình thức, cách thức thanh toán đa dạng, phù hợp với sự phát triển của văn hóa tiêu dùng Việt Nam. + Tính thời đại: Thói quen, hình thức, cách thức thanh toán đa dạng, phù hợp với sự phát triển của văn hóa tiêu dùng Việt Nam.
+ Tính hợp lí: Người tiêu dùng biết cân nhắc, lựa chọn hàng hóa, dịch vụ: chi tiêu có kế hoạch, phù hợp với nhu cầu bản thân và thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. + Tính hợp lí: Người tiêu dùng biết cân nhắc, lựa chọn hàng hóa, dịch vụ: chi tiêu có kế hoạch, phù hợp với nhu cầu bản thân và thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.
Câu 20: Các biện pháp được áp dụng để xây dựng văn hóa tiêu dùng ở Việt Nam là gì?
Trả lời:
+ Đối với nhà nước: Ban hành chính sách, pháp luật bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng; tuyên truyền nâng cao ý thức tôn vinh hàng Việt Nam; tạo kênh kết nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng. + Đối với nhà nước: Ban hành chính sách, pháp luật bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng; tuyên truyền nâng cao ý thức tôn vinh hàng Việt Nam; tạo kênh kết nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng.
+ Đối với doanh nghiệp: Cung ứng sản phẩm có chất lượng, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội. + Đối với doanh nghiệp: Cung ứng sản phẩm có chất lượng, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.
+ Đối với người tiêu dùng: Tiêu dùng có trách nhiệm và thực hiện tốt các hành vi tiêu dùng có văn hóa. + Đối với người tiêu dùng: Tiêu dùng có trách nhiệm và thực hiện tốt các hành vi tiêu dùng có văn hóa.