Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Ôn tập Chủ đề 4, 5, 6 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Ôn tập Chủ đề 4, 5, 6 Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 4+5+6

Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH – ĐẠO ĐỨC KINH DOANH – VĂN HOÁ TIÊU DÙNG

Câu 1: Thế nào là ý tưởng kinh doanh?

Trả lời:

Ý tưởng kinh doanh là điểm xuất phát của quá trình sản xuất kinh doanh, thể hiện sự sáng tạo của cá nhân hoặc tổ chức trong việc lựa chọn loại sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho thị trường nhằm thu được lợi nhuận.

Câu 2: Để có một ý tưởng kinh doanh tốt, các chủ thể sản xuất kinh doanh cần phải quan tâm đến những gì?

Trả lời:

Để có một ý tưởng kinh doanh tốt, các chủ thể sản xuất kinh doanh cần phải quan tâm đến tính vượt trội; tính mới mẻ, độc đáo; tính hữu dụng; tính khả thi và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ.

Câu 3: Có bao nhiêu dạng ý tưởng kinh doanh? Để tồn tại và phát triển, các chủ thể sản xuất kinh doanh cần phải làm gì?

Trả lời:

- Có hai dạng ý tưởng kinh doanh là ý tưởng cải tiến kinh doanh và ý tưởng kinh doanh mới. - Có hai dạng ý tưởng kinh doanh là ý tưởng cải tiến kinh doanh và ý tưởng kinh doanh mới.

- Để tồn tại và phát triển, các chủ thể sản xuất kinh doanh cần phải có ý tưởng kinh doanh ban đầu và không ngừng sáng tạo, đổi mới ý tưởng kinh doanh để có thể thu được lợi nhuận, duy trì lợi thế cạnh tranh và mở rộng sự phát triển trong tương lai. - Để tồn tại và phát triển, các chủ thể sản xuất kinh doanh cần phải có ý tưởng kinh doanh ban đầu và không ngừng sáng tạo, đổi mới ý tưởng kinh doanh để có thể thu được lợi nhuận, duy trì lợi thế cạnh tranh và mở rộng sự phát triển trong tương lai.

Câu 4: Em hãy cho biết cơ hội kinh doanh là gì?       

Trả lời:

Cơ hội kinh doanh là tập hợp các hoàn cảnh thuận lợi tạo ra nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ của một nhóm khách hàng dẫn đến xuất hiện cơ hội thỏa mãn nhu cầu này, qua đó thực hiện được mục tiêu kinh doanh (thu lợi nhuận).

Một cơ hội kinh doanh tốt cần phải có tính hấp dẫn, ổn đỉnh, đúng thời điểm, khả năng duy trì sản phẩm, dịch vụ và tạo ra giá trị cho người tiêu dùng.

Câu 5: Hãy cho biết tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh.  

Trả lời:

Tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh:

+ Là cơ sở để định hướng mọi hoạt động kinh doanh như lập kế hoạch, đánh giá phương án, triển khai, giám sát,… + Là cơ sở để định hướng mọi hoạt động kinh doanh như lập kế hoạch, đánh giá phương án, triển khai, giám sát,…

+ Tạo ra tính chủ động và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. + Tạo ra tính chủ động và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.

Câu 6: Em hãy cho biết, tầm quan trọng của việc xác định được, đánh giá được cơ hội kinh doanh.

Trả lời:

Tầm quan trọng của việc xác định được, đánh giá được cơ hội kinh doanh:

+ Lựa chọn được cơ hội kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp.  + Lựa chọn được cơ hội kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp.

+ Tác động đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. + Tác động đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. 

Câu 7: Theo em, người kinh doanh cần có những năng lực nào?

Trả lời:

Để thành công, mỗi người kinh doanh cần phải có các năng lực cơ bản như năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; năng lực tổ chức, lãnh đạo; năng lực nắm bắt cơ hội kinh doanh; năng lực thiết lập quan hệ; có khả năng phân tích và sáng tạo, có tầm nhìn chiến lược; luôn kiên trì với mục tiêu, nỗ lực hết mình với công việc kinh doanh và thực hiện trách nhiệm với xã hội.

Câu 8: Vì sao doanh nghiệp cần phải xây dựng ý tưởng kinh doanh? 

Trả lời:

Doanh nghiệp cần phải xây dựng ý tưởng kinh doanh là vì:

+ Ý tưởng kinh doanh là gốc rễ định hình cho một doanh nghiệp, là sự chọn lựa loại kinh doanh của doanh nhân đó trong quá trình bắt đầu xây dựng doanh nghiệp.  + Ý tưởng kinh doanh là gốc rễ định hình cho một doanh nghiệp, là sự chọn lựa loại kinh doanh của doanh nhân đó trong quá trình bắt đầu xây dựng doanh nghiệp.

+ Giúp doanh nghiệp định hướng cho hoạt động kinh doanh với những yếu tố khác, hiệu quả so với hoạt động của doanh nghiệp thông thường.  + Giúp doanh nghiệp định hướng cho hoạt động kinh doanh với những yếu tố khác, hiệu quả so với hoạt động của doanh nghiệp thông thường.

+ Tính mới của một ý tưởng kinh doanh tạo nên lợi thế kinh doanh và hiệu quả kinh doanh. + Tính mới của một ý tưởng kinh doanh tạo nên lợi thế kinh doanh và hiệu quả kinh doanh.

+ Đáp ứng được với những biến động thị trường đang tác động lên doanh nghiệp.  + Đáp ứng được với những biến động thị trường đang tác động lên doanh nghiệp.

+ Ý tưởng kinh doanh cũng là một phần của các chiến lược cạnh tranh, nhằm đánh bại doanh nghiệp đối thủ, chiếm lấy thị phần, cũng như tiếp tục đối đầu. + Ý tưởng kinh doanh cũng là một phần của các chiến lược cạnh tranh, nhằm đánh bại doanh nghiệp đối thủ, chiếm lấy thị phần, cũng như tiếp tục đối đầu.

Câu 9: Chúng ta có thể dựa vào những gì để có thể tạo ra được ý tưởng kinh doanh cho doanh nghiệp của mình?

Trả lời:

Những nguồn có thể giúp chúng ta tạo được ra ý tưởng kinh doanh:

+ Lợi thế nội tại: đam mê, tri thức, khát vọng, sức sáng tạo, khả năng huy động các nguồn lực. + Lợi thế nội tại: đam mê, tri thức, khát vọng, sức sáng tạo, khả năng huy động các nguồn lực.

+ Cơ hội bên ngoài: nhu cầu, nguồn cung ứng, sự cạnh tranh, vị trí triển khai, chính sách vĩ mô. + Cơ hội bên ngoài: nhu cầu, nguồn cung ứng, sự cạnh tranh, vị trí triển khai, chính sách vĩ mô.

Câu 10: Vì sao người làm kinh doanh lại cần thiết phải có năng lực sáng tạo?

Trả lời:

Người làm kinh doanh phải có năng lực sáng tạo là vì:

+ Yếu tố đầu tiên và quan trọng khi bắt đầu con đường kinh doanh là phải có được sự sáng tạo vượt trội.  + Yếu tố đầu tiên và quan trọng khi bắt đầu con đường kinh doanh là phải có được sự sáng tạo vượt trội.

+ Sự sáng tạo làm nên sự khác biệt giữa chủ thể kinh doanh và đối thủ.  + Sự sáng tạo làm nên sự khác biệt giữa chủ thể kinh doanh và đối thủ.

+ Sáng tạo giúp chủ thể kinh doanh nhìn thấu được thị trường, nhìn ra được các nhu cầu chưa được đáp ứng và đưa ra được kế hoạch kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp của mình.  + Sáng tạo giúp chủ thể kinh doanh nhìn thấu được thị trường, nhìn ra được các nhu cầu chưa được đáp ứng và đưa ra được kế hoạch kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

+ Tạo ra được sự khác biệt trong sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng. + Tạo ra được sự khác biệt trong sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng.

Câu 11: Em hãy nêu các biểu hiện của đạo đức kinh doanh.

Trả lời:

Biểu hiện của đạo đức kinh doanh:

- Giữ chữ tín, trung thực, trách nhiệm, tôn trọng - Giữ chữ tín, trung thực, trách nhiệm, tôn trọng  và bảo vệ lợi ích của khách hàng; hướng đến lợi ích chung và có lợi thế cho nhiều người.

- Thể hiện trong các mối quan hệ cụ thể:  - Thể hiện trong các mối quan hệ cụ thể:

+ Giữa chủ nghĩa sản xuất kinh doanh với khách hàng: giữ chữ tín, thể hiện đúng nghĩa vụ và cam kết; trung thực, trách nhiệm trong kinh doanh; không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng,… + Giữa chủ nghĩa sản xuất kinh doanh với khách hàng: giữ chữ tín, thể hiện đúng nghĩa vụ và cam kết; trung thực, trách nhiệm trong kinh doanh; không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng,…

+ Giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh với người lao động: tôn trọng, đảm bảo lợi ích chính đáng của người lao động theo đúng cam kết; đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên.  + Giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh với người lao động: tôn trọng, đảm bảo lợi ích chính đáng của người lao động theo đúng cam kết; đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên.

+ Giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh với cộng đồng, xã hội: tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội; tuân thủ các quy định của pháp luật.  + Giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh với cộng đồng, xã hội: tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội; tuân thủ các quy định của pháp luật.

+ Giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh với nhau: vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh. + Giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh với nhau: vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh.

Câu 12: Mỗi học sinh cần phải làm gì để góp phần nâng cao đạo đức kinh doanh?

Trả lời:

Mỗi học sinh cần chủ động, tích cực tìm tòi, học hỏi phẩm chất đạo đức của nhà kinh doanh; có ý thức nhắc nhở, tuyên truyền, vận động người thân trong gia đình và những người xung quanh thực hiện tốt đạo đức kinh doanh. Đồng thời, học sinh cần phê phán những biểu hiện vi phạm đạo đức kinh doanh, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh lành mạnh.

Câu 13: Làm ăn kinh doanh buôn bán cái gì cũng cần có tổ chức, phường hội liên kết để bảo vệ, giúp đỡ nhau. Đồng thời hạn chế những mâu thuẫn, xung đột có thể xảy ra. Đây là nội dung của câu ca dao, tục ngữ nào nói về đạo đức trong kinh doanh?

Trả lời:

Đây là nội dung của câu tục ngữ “Buôn có bạn bán có phường”

Câu 14: Em hãy cho biết vai trò của đạo đức trong kinh doanh trong trường hợp sau đây “Cửa hàng nhà anh H tạo ra một chiếc bảng để khách hàng có thể ghi lại ý kiến về trải nghiệm dịch vụ ở cửa hàng”.

Trả lời:

Việc đạo đức kinh doanh được thể hiện trong trường hợp này là sẵn sàng điều chỉnh những thiếu sót của cửa hàng để đem đến được dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. 

Câu 15: Em hãy cho biết sự khác nhau giữa đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội là gì?

Trả lời:

Sự khác nhau giữa đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội:

+ Đạo đức kinh doanh xoay quanh các yếu tố kinh doanh của một doanh nghiệp như lợi nhuận. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp lại liên quan đến nghĩa vụ của doanh nghiệp đến cộng đồng. + Đạo đức kinh doanh xoay quanh các yếu tố kinh doanh của một doanh nghiệp như lợi nhuận. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp lại liên quan đến nghĩa vụ của doanh nghiệp đến cộng đồng.

+ Đạo đức kinh doanh được hình thành trên các nguyên tắc và chuẩn mực như: tính trung thực của doanh nghiệp, sự tôn trọng của doanh nghiệp đó đối với khách hàng, nhân viên, đối tác, đối thủ cạnh tranh,..còn đối với trách nhiệm xã hội thì được hình thành từ việc cam kết của doanh nghiệp đối với sự phát triển của chính doanh nghiệp đó và cộng đồng xã hội thông qua việc tuân thủ về các chuẩn mực xã hội. + Đạo đức kinh doanh được hình thành trên các nguyên tắc và chuẩn mực như: tính trung thực của doanh nghiệp, sự tôn trọng của doanh nghiệp đó đối với khách hàng, nhân viên, đối tác, đối thủ cạnh tranh,..còn đối với trách nhiệm xã hội thì được hình thành từ việc cam kết của doanh nghiệp đối với sự phát triển của chính doanh nghiệp đó và cộng đồng xã hội thông qua việc tuân thủ về các chuẩn mực xã hội.

+ Mục đích của đạo đức kinh doanh là mang lại lợi ích cho nhân viên và doanh nghiệp, tạo sự tin tưởng đến các khách hàng, đối tác, người tiêu dùng,..còn với trách nhiệm xã hội thì là đảm bảo các chuẩn mực của một cộng đồng được tuân thủ + Mục đích của đạo đức kinh doanh là mang lại lợi ích cho nhân viên và doanh nghiệp, tạo sự tin tưởng đến các khách hàng, đối tác, người tiêu dùng,..còn với trách nhiệm xã hội thì là đảm bảo các chuẩn mực của một cộng đồng được tuân thủ

+ Phạm vi hướng tới của đạo đức kinh doanh gồm các thành viên của doanh nghiệp và các bên liên quan đến doanh nghiệp như khách hàng, người tiêu dùng, đối tác còn trách nhiệm của xã hội là cho tất cả mọi người sống trong một cộng đồng. + Phạm vi hướng tới của đạo đức kinh doanh gồm các thành viên của doanh nghiệp và các bên liên quan đến doanh nghiệp như khách hàng, người tiêu dùng, đối tác còn trách nhiệm của xã hội là cho tất cả mọi người sống trong một cộng đồng.

+ Đạo đức kinh doanh mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, còn đối với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thì mang lại lợi ích cho tất cả mọi người + Đạo đức kinh doanh mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, còn đối với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thì mang lại lợi ích cho tất cả mọi người

+ Đạo đức kinh doanh mang yếu tố bắt buộc, dựa trên những quy định mà pháp luật đưa ra, còn với trách nhiệm xã hội thì chủ yếu lại dựa trên tinh thần tự nguyện.  + Đạo đức kinh doanh mang yếu tố bắt buộc, dựa trên những quy định mà pháp luật đưa ra, còn với trách nhiệm xã hội thì chủ yếu lại dựa trên tinh thần tự nguyện.

+ Nếu đạo đức kinh doanh thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên trong (ý chí của các chủ thể doanh nghiệp) thì trách nhiệm xã hội thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên ngoài (từ cộng đồng xã hội) + Nếu đạo đức kinh doanh thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên trong (ý chí của các chủ thể doanh nghiệp) thì trách nhiệm xã hội thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên ngoài (từ cộng đồng xã hội)

Câu 16: Làm thế nào để có thể xây dựng được đạo đức trong doanh nghiệp? 

Trả lời:

Một số phương pháp để xây dựng đạo đức trong doanh nghiệp:

+ Xây dựng bộ quy tắc ứng xử, đạo đức, hướng dẫn cho nhân viên thực hiện và luôn tuân thủ các nguyên tắc đã đặt ra. Nhà quản trị cấp cao nhất trong doanh nghiệp phải là người làm gương cho nhân viên cấp dưới của mình. + Xây dựng bộ quy tắc ứng xử, đạo đức, hướng dẫn cho nhân viên thực hiện và luôn tuân thủ các nguyên tắc đã đặt ra. Nhà quản trị cấp cao nhất trong doanh nghiệp phải là người làm gương cho nhân viên cấp dưới của mình.

+ Có những hình phạt thích đáng cho những hành vi vi phạm đạo đức, nhằm răn đe và ngăn chặn kịp thời các hành vi tương tự. + Có những hình phạt thích đáng cho những hành vi vi phạm đạo đức, nhằm răn đe và ngăn chặn kịp thời các hành vi tương tự.

+ Nâng cao nhận thức và tăng cường công tác phổ biến trong việc giáo dục đạo đức kinh doanh cho các cá nhân kinh doanh, người tiêu dùng… + Nâng cao nhận thức và tăng cường công tác phổ biến trong việc giáo dục đạo đức kinh doanh cho các cá nhân kinh doanh, người tiêu dùng…

+ Khuyến khích các doanh nhân, doanh nghiệp cố gắng nâng cao đạo đức kinh doanh bằng cách thực hiện những hình thức tôn vinh, khen thưởng các tổ chức, cá nhân đã thực hiện tốt những chuẩn mực đạo đức kinh doanh. + Khuyến khích các doanh nhân, doanh nghiệp cố gắng nâng cao đạo đức kinh doanh bằng cách thực hiện những hình thức tôn vinh, khen thưởng các tổ chức, cá nhân đã thực hiện tốt những chuẩn mực đạo đức kinh doanh.

+ Thúc đẩy nâng cao vai trò của các cơ quan, ban ngành có thẩm quyền trong việc rà soát, ngăn chặn các hành vi phi đạo đức kinh doanh. + Thúc đẩy nâng cao vai trò của các cơ quan, ban ngành có thẩm quyền trong việc rà soát, ngăn chặn các hành vi phi đạo đức kinh doanh.

Câu 17: Để tăng lợi nhuận, doanh nghiệp chế biến nông sản H cố tình sử dụng nguyên liệu giá rẻ, không đảm bảo chất lượng để sản xuất. Không những thế, doanh nghiệp này còn xả thải trái phép, làm ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của người dân xung quanh. Em hãy nhận xét về việc làm của doanh nghiệp trên. Nếu là nhân viên của doanh nghiệp này, em sẽ thể hiện thái độ và hành vi như thế nào?

Trả lời:

Nếu là nhân viên của doanh nghiệp này, em sẽ thể hiện thái độ và hành vi tố cáo, lên án hoặc sẽ báo lên cơ quan chức năng, với người tiêu dùng để biết được hành vi sai trái của công ty H.

Câu 18: Thấy các nguyên liệu sản xuất bánh kẹo ngày càng đắt lên, ông K quyết định nhập nguồn nguyên liệu khác rẻ hơn để có thể thu được lại lợi nhuận sản xuất. Theo em, để có đạo đức trong kinh doanh ông K nên làm như thế nào mới đúng?

Trả lời:

Trong trường hợp này, nếu các nguyên liệu đắt lên ông K có thể tăng giá thành sản phẩm đồng thời giải thích cho mọi người về sự tăng giá này, ông không nên mua các nguyên liệu với giá thành rẻ hơn để làm bánh vì điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và người tiêu dùng.

Câu 19: Gia đình chị A thường lựa chọn mua sắm hàng hóa ở các siêu thị, trung tâm thương mại. Theo chị A, ưu điểm của kênh siêu thị so với các hành thức thương mại truyền thống là giá cả các hàng hóa được niêm yết, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nhờ đó, tạo dựng được sự tin tưởng và an tâm nhất định cho khách hàng. Tiếp đến là sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại sản phần từ hàng trăm, thậm chí hàng nghìn thương hiệu trong nước lẫn quốc tế, cùng các chương trình ưu đãi hấp dẫn luôn được cập nhật thường xuyên, công khai. Đây cũng chính là lí do khiến xu thế tiêu dùng hiện đại đang có sự dịch chuyển mạnh mẽ sang các kênh siêu thị, trung tâm thương mại.

Em hãy xác định đặc điểm văn hóa tiêu dùng trong trường hợp trên.

Trả lời:

Đặc điểm văn hóa tiêu dùng trong trường hợp này là: lựa chọn các mặt hàng sản phẩm có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng; giá cả được niêm yết; ngoài ra thì còn phải đa dạng chủng loại mẫu mã để phục vụ được các nhu cầu của người tiêu dùng.

Câu 20: Trong những năm trở lại đây, nhu cầu sử dụng các sản phẩm công nghệ của người dân tiếp tục tăng lên đáng kể. Nắm bắt được thị hiếu đó của người dân, gia đình bà M nhập thêm nhiều loại mặt hàng thiết bị điện từ, đồ gia dụng điện tử về để phục vụ người dân. Bên cạnh đó nhà bà còn bán thêm cả các linh kiện đi kèm để nhân dân có thể dễ dàng thay thế những bộ phận bị hỏng hóc. Theo em, kế hoạch kinh doanh của bà M thành công là nhờ đâu? 

Trả lời:

Kế hoạch kinh doanh của bà M thành công là do nắm bắt được tâm lí của khách hàng dùng, nên đã kịp thời đưa ra được các ý tưởng kinh doanh đáp ứng được nhu cầu, phù hợp với văn hóa tiêu dùng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay