Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Ôn tập Chủ đề 9 (P3)
Bộ câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Ôn tập Chủ đề 9 Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 9
MỘT SỐ QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
Câu 1: Thấy hàng xóm có hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, B không đồng tình nhưng không biết làm cách nào để ngăn cản hành vi đó.
Nếu là B, em sẽ xử lý như thế nào?
Trả lời:
Nếu là B em sẽ tố cáo hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo với công an để xử phạt hành vi sai trái của hàng xóm.
Câu 2: Ở xã X thuộc tỉnh H, người dân theo các tôn giáo khác nhau và chung sống rất đoàn kết. Gần đây, xuất hiện một số người đến xã X lấy danh nghĩa quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để tuyên truyền về một tôn giáo mới. Từ khi nhóm người này xuất hiện thì nhiều người dân trong xã trở nên sống khép kín, ít giao lưu, có người còn từ chối tham gia các hoạt động cộng đồng và tụ tập làm mất trật tự an toàn xã hội.
Nếu là người dân của xã X, em sẽ làm gì để thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
Trả lời:
Nếu là người dân xã X, em sẽ tố cáo hành vi lôi kéo dụ dỗ của nhóm người này vì lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng mà đã làm mất đi tình đoàn kết của tỉnh H
Câu 3: Em hãy nêu một số quy định cơ bản của pháp luật về nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
Trả lời:
– Một số quy định cơ bản của pháp luật về nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo:
+ Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; theo hoặc không theo một tôn giáo nào. + Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
+ Mọi người phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác. + Mọi người phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.
+ Khi tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo, mọi người có nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các quy định + Khi tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo, mọi người có nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các quy định
khác của pháp luật có liên quan.
Câu 4: Những hành vi xâm phạm đến quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
– Hành vi xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của người khác tùy theo tính chất, mức độ có thể bị xử lí kỉ luật, xử lý hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.
Câu 5: Công dân có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
Trả lời:
– Công dân có trách nhiệm:
+ Tuân thủ Hiến pháp, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và quy định khác của pháp luật có liên quan; + Tuân thủ Hiến pháp, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác; + Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác;
+ Tôn trọng những lễ hội tín ngưỡng, hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng của mọi tôn giáo; + Tôn trọng những lễ hội tín ngưỡng, hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng của mọi tôn giáo;
+ Tôn trọng những cơ sở thờ tự như đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ và những cơ sở tương tự khác; + Tôn trọng những cơ sở thờ tự như đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ và những cơ sở tương tự khác;
+ Không được bài xích, gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không có tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau; + Không được bài xích, gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không có tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau;
+ Tuyên truyền và lên án các hành vi mê tín dị đoan; + Tuyên truyền và lên án các hành vi mê tín dị đoan;
+ Lên án, đấu tranh với các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường, đạo đức xã hội, thân thể, sức khoẻ, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. + Lên án, đấu tranh với các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường, đạo đức xã hội, thân thể, sức khoẻ, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
Câu 6: Hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm giáo lí thể hiện rõ tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy được gọi là?
Trả lời:
Những hình thức tín ngưỡng đó được gọi là tôn giáo.
Câu 7: Người có hành vi lợi dụng các quyền tự do ngôn luận để xâm phạm lợi ích của cá nhân, tổ chức khác sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
Trả lời:
Theo Khoản 1 Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định: Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Câu 8: Song hành cùng với các quyền tự do trong tôn giáo tín ngưỡng thì công dân còn phải chấp hành nghiêm chỉnh điều gì trong quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng?
Trả lời:
Một số điều mà công dân phải thực hiện:
Tuân thủ các quy định về tự do tín ngưỡng, tôn giáo và các quy định khác có liên quan
Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người khác
Không thực hiện các hành vi bị pháp luật ngăn cấm về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo
Câu 9: Tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khỏe, thời gian, tài sản, tính mạng được gọi là?
Trả lời:
Những hành vi tín tưởng cố chấp vào những điều nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên,… dẫn tới các hậu quả xấu cho cá nhân, cộng đồng được gọi là mê tín dị đoan.
Câu 10: Theo em, hành vi ép buộc người khác phải bỏ tôn giáo hoặc ép họ phải theo tôn giáo mà mình đang theo vi phạm vào quyền gì của công dân?
Trả lời:
Những hành vi ép buộc người khác phải từ bỏ tôn giáo của họ, theo một tôn giáo khác đã vi phạm vào quyền được tự do tôn giáo tín ngưỡng mà Đảng và Nhà nước đã ban hành.
Câu 11: Em hãy cho biết quyền tiếp cận thông tin là gì?
Trả lời:
Quyền tiếp cận thông tin là quyền của công dân tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ. Công dân được tiếp cận mọi thông tin của cơ quan nhà nước, trừ thông tin không được tiếp cận và thông tin được tiếp cận có điều kiện. Việc thực hiện quyền này phải theo Luật Tiếp cận thông tin.
Câu 12: Em hãy nêu các biểu hiện của quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của nhân dân.
Trả lời:
+ Biểu hiện của quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin: + Biểu hiện của quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin:
• Mọi người được tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội dưới hình thức bằng lời nói, văn bản hoặc dưới bản điện tử hay dưới hình thức khác.
• Công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí, in và phát hành báo in theo quy định pháp luật.
• Công dân được chủ động tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ việc thực hiện quyền này theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin.
• Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của người khác. Pháp luật nghiêm cấm lợi dụng quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin để xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Câu 13: Em hãy cho biết hậu quả của hành vi tự do ngôn luận không kiểm soát?
Trả lời:
Những hậu quả của hành vi tự do ngôn luận không kiểm soát:
+ Có những hành vi bịa chuyện vu khống, phỉ báng cá nhân; + Có những hành vi bịa chuyện vu khống, phỉ báng cá nhân;
+ Bôi nhọ, phân biệt chủng tộc, tôn giáo, kích động bạo lực, gây hận thù và những hành vi đăng tải, phát tán thông tin sai lệch, xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền; + Bôi nhọ, phân biệt chủng tộc, tôn giáo, kích động bạo lực, gây hận thù và những hành vi đăng tải, phát tán thông tin sai lệch, xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền;
+ Bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc; thông tin sai sự thật, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân. + Bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc; thông tin sai sự thật, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Gây khủng hoảng thông tin xã hội, dẫn đến bất ổn định an ninh trật tự xã hội.
Câu 14: Vì sao Nhà nước ban hành quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí nhưng phải đặt tất cả trong sự kiểm soát?
Trả lời:
Vì nếu không có sự kiểm soát, sàng lọc, những thành phần vin vào quyền sẽ làm ra các hành động trái với pháp luật gây ra tình hình mất ổn định an ninh xã hội.
Câu 15: Anh Huy và anh Hải trao đổi với nhau về việc tìm hiểu thông tin kinh tế - xã hội của tỉnh mình. Anh Huy thường hay theo dõi thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước qua kênh VTV 1, nhưng anh không hiểu làm thế nào để có thể biết được thông tin về tỉnh mình. Anh Hải đã tư vấn cho anh Huy có thể tìm hiểu qua kênh truyền hình của tỉnh, hệ thống đài phát thanh của địa phương, Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước trong tỉnh.
Ở trong trường hợp trên, anh Huy và mọi người nói chung có thể tìm hiểu thông tin về vấn đề mình quan tâm bằng cách nào?
Trả lời:
Anh Huy và mọi người nói chung có thể tìm hiểu thông tin về vấn đề mình quan tâm bằng cách kênh truyền hình của tình, hệ thống đài phát thanh của địa phương.
Câu 16: Chị Lan muốn tìm hiểu thông tin về bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với hộ gia đình khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện mình để xây dựng các công trình công cộng. Chị Lan đến Ủy ban nhân dân huyện đề nghị được cung cấp thông tin về những nội dung này. Sau khi Lan trình bày về mong muốn của mình, chị đã được cung cấp đầy đủ những thông tin mà chị đề nghị và giải thích rõ cho chị về những nội dung trong thông tin.
Ở trường hợp trên, chị Lan đã thực hiện quyền của mình như thế nào? Đó là quyền gì?
Trả lời:
Chị Lan đã thực hiện quyền của mình bằng cách tìm hiểu về bồi dưỡng, hỗ trợ tái định cư đối với hộ gia đình. Đó là quyền tiếp cận thông tin của mình.
Câu 17: Hành động tự ý đọc trộm thông tin thư từ của người khác, lén nghe trộm điện thoại của người khác đã vi phạm vào quyền nào của công dân, người vi phạm sẽ bị xử lý như thế nào?
Trả lời:
Những hành vi cố ý nghe trộm, đọc trộm thông tin thư tín, điện thoại của người khác là vi phạm vào quyền được đảm bảo an toàn, bí mật thư tín, điện tín của công dân. Tùy vào mức độ của hành vi mà người phạm tội có thể bị xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đền bù nếu gây ra các thiệt hại.
Câu 18: Hôm nay mẹ T đi vắng nhưng tình cờ có một bức thư được giao đến cho mẹ, T tò mò muốn biết nội dung bên trong thư là gì nên đã lén mở ra đọc thử. Sau khi đọc xong T dán lại phong thư như ban đầu. Theo em, T có đang vi phạm về quyền được đảm bảo và bí mật thư tín, điện tín không?
Trả lời:
T có vi phạm về quyền được đảm bảo và bí mật thư tín vì đã tự ý mở ra đọc thử thư của mẹ, khi chưa có được sự đồng ý của mẹ.
Câu 19: Công dân có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện đúng quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?
Trả lời:
Công dân có trách nhiệm học tập, nắm vững những quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, tự giác thực hiện quy định về quyền này, vận động những người xung quanh chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật về bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Câu 20: Em hãy cho biết về quy định xử phạt hành chính đối với cá nhân có các hành vi làm ảnh hưởng đến danh dự nhân phẩm của người khác.
Trả lời:
Một số quy định về xử phạt hành chính đối với cá nhân có các hành vi làm ảnh hưởng đến nhân phẩm của người khác:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích trêu ghẹo, xúc phạm danh dự; nhân phẩm của người khác.