Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân

Bộ câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức.

BÀI 17: QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ THÂN THỂ VÀ QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, DANH DỰ,

NHÂN PHẨM CỦA CÔNG DÂN

 (14  câu)

 

  1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân? Nêu ví dụ

Trả lời:

- Theo Hiến pháp 2013 thì quyền được bảo hộ sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phâm của công dân là:

+ Mọi người đều có quyền được sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật.

+ Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác xâm phạm đến thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

- Ví dụ về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân:

Anh A có hành vi chửi bới, lăng mạ chị B về những điều không đúng sự thật. Chị B đã yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ chị trước anh A. Khi xét thấy anh A có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của chị B, cơ quan quyết định xử phạt hành chính với anh A, với số tiền 10.000.000 đồng.

Câu 2: Theo em, hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có thể gây ra những hậu quả gì đối với bản thân người bị vi phạm, người vi phạm, gia đình và xã hội?  

Trả lời:

- Hậu quả của những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân:

+ Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân gây tổn thương về sức khỏe, tính mạng, tinh thần, uy tín, danh dự, kinh tế,… đối với người bị xâm phạm tự do cá nhân; gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; làm sụt giảm uy tín của cán bộ, cơ quan nhà nước.

+ Người thực hiện các hành vi xâm phạm về thân thể của công dân sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật, xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bồi thường thiệt hại (nếu có).

Câu 3: Em hãy nêu một số quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân. Theo em, các quy định đó có ý nghĩa như thế nào?  

Trả lời:

- Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác.

+ Đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác.

+ Nghiêm cấm mọi hành vi xâm hại đến tính mạng của người kahsc như giết người, đe dọa giết người, làm chết người.

- Không ai được xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác.

+ Không được đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự cho người khác.

+ Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của công dân vừa trái đạo đức vừa vi phạm pháp luật, phải xử lí theo quy định của pháp luật.

Ý nghĩa của các quyền:

+ Là quyền tự do về thân thể và phẩm giá con người.

+ Xác định địa vị pháp lí của công dân.

+ Nhà nước ta luôn vì con người, đề cao nhân tố con người.

 

 

Câu 4: Những người có hành động vi phạm  tới quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người khác sẽ bị xử lí như thế nào?  

Trả lời:

Những người thực hiện hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân, tùy theo tính chất, tùy theo mức độ vi phạm, có thể bị kỉ luật, xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.

Câu 5: Mỗi người nên có thái độ như thế nào đối với quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân?   

Trả lời:

Trách nhiệm của công dân:

+ Mỗi người có trách nhiệm tìm hiểu về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.

+ Có ý thức tôn trọng thân thể của mình và của người khác.

+ Lên án các hành vi làm tổn hại đến thân thể, nhân phẩm của mình và của người khác.

  1. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Em hãy cho biết, các ý kiến sau đây đúng hay sai? Vì sao?     

  1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân chỉ được thực hiện khi cơ quan công an tiến hành bắt, giam, giữ người.
  2. Chỉ có công dân Việt Nam mới được nhà nước đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.
  3. Thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân góp phần duy trì an ninh, trật tự xã hội.
  4. Thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân là trách nhiệm của riêng các cơ quan trong bộ máy nhà nước.

Trả lời:

  1. Ý kiến sai. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân được thi hành dù bất cứ nơi đâu, trong hoàn cảnh nào công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền này được Nhà nước quy định và bảo đảm.
  2. Ý kiến sai. Bất cứ công dân nào khi sinh ra đều có quyền được sống, được tồn tại và được bảo vệ bởi pháp luật không chỉ riêng công dân Việt Nam.
  3. Ý kiến đúng. Vì khi thực hiện tốt các quyền bất khả xâm phạm về thân thể và danh dự của công dân, mọi người có thể chung sống an toàn, không xảy ra các trường hợp xung đột, là góp phần đảm bảo trật tự, an ninh xã hội.
  4. Ý kiến sai. Đây là trách nhiệm của mỗi cá nhân.

 

Câu 2: Hành vi bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì sẽ bị xử lí như thế nào?

Trả lời:

Hành vi bịa đặt, loan truyền các thông tin sai trái về người khác gây ra các thiệt hại và lợi ích hợp pháp của người khác sẽ bị xử phạt như sau:

+ Phạt tiền từ 10 000 000 đồng đến 50 000 000 đồng

+ Phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.

Câu 3: Em hãy kể tên các hành vi có thể bị phạt tù từ 1 đến 3 năm khi xâm phạm đến quyền được bảo hộ về thân thể, sức khỏe và tính mạng của công dân.   

Trả lời:

Những hành vi vi phạm có thể bị phạt tù từ 1 đến 3 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

+ Đối với ông, bà, cha, me, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình.

+ Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội.

+ Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Câu 4: Vì sao cần phải có luật bất khả xâm phạm về thân thể, bảo hộ tính mạng, danh dự, nhân phẩm của công dân?

Trả lời:

- Nhà nước ban hành luật về luật bất khả xâm phạm về thân thể, bảo hộ tính mạng, danh dự, nhân phẩm để bảo vệ cho sự an toàn cho người dân. 

- Không ai được có hành vi xâm phạm đến cơ thể của người khác dưới mọi hình thức.

  1. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Trong buổi tuần tra mới nhất, công an tỉnh B đã triệt phá được đường dây mua bán phụ nữ và trẻ em trái phép ở khu vực biên giới, khi các đối tượng đang dẫn dắt, mua chuộc các nạn nhân để đưa sang phía bên kia biên giới. Lực lượng công an đã kịp thời phát hiện và giải cứu thành công 3 phụ nữ trẻ và 5 trẻ em.

Theo em, hành động kịp thời ngăn chặn này của công an đã giúp ích như thế nào? 

Trả lời:

Hành vi kịp thời ngăn chặn của các đồng chí công an đối với vụ việc trên đã làm hỏng đi âm mưu thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng xấu, góp phần ổn định trật tự, an toàn xã hội, đảm bảo quyền tự do cho các nạn nhân và hạn chế tổn thất về tinh thần, sức khỏe, tiền bạc của họ.

Câu 2: Em hãy cho biết trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm tới thân thể, sức khỏe, danh dự?

Trả lời:

Trách nhiệm của công dân:

- Tích cực tìm hiểu về các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm thân thể và bảo hộ về tính mạng, danh dự của công dân.

- Có ý thức tôn trọng thân thể, danh dự, tính mạng, danh dự của bản thân cũng như người khác.

- Đấu tranh phê phán, tố cáo các hành vi xâm phạm về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân.

- Tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến các kiến thức pháp luật về quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự của công dân.

Câu 3: Do có mâu thuẫn với M nên dạo gần đây K thường đăng tải các thông tin sai sự thật về M nên mạng, nhằm bôi nhọ thanh danh của M, làm cho những người xung quanh cảm thấy M là một người xấu và xa lánh M. Theo em, hành vi của K có thể bị xử lí như thế nào bởi pháp luật?

Trả lời:

+ Hành vi của K đã vi phạm vào quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

+ Đối với các hành vi bôi nhọ, danh phẩm của người khác bằng các thông tin, biết rằng đó là sai thì sẽ bị xử lí hành chính từ 10 000 000 đến 50 000 000 hoặc cải tạo không giam giữ đến 2 năm, phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.

Câu 4: Trên đường đi học về H vô tình nhìn thấy một nhóm bạn đang đánh nhau ở khu vực sau mương nước. H thấy sợ hãi và chạy thẳng về nhà, khi về đến nhà H không nói với ai về việc có vụ đánh nhau mà mình đã trông thấy. Theo em hành vi của H có thể gây ra những hậu quả như thế nào?

Trả lời:

+ Hành vi của H như vậy là chưa đúng.

+ H không nên bỏ mặc vụ đánh nhau như vậy, khi trông thấy những vụ ẩu đả, đánh nhau H không nên tham gia vào nhưng hãy thật khéo léo để tìm cách gọi người có chức năng tới để giải quyết vụ việc.

+ Hành động của H có thể góp phần gây ra những tổn thất về sức khỏe, tính mạng, tài sản cho những người có liên quan.

 

  1. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Nghe tin em trai mình thường xuyên bị bạn cùng lớp là T bắt nạt, V đã rủ bạn chặn đường để đánh T để dạy dỗ và cấm T không được tiếp tục bắt nạt bạn bè nữa.

Theo em, hành vi của V có vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của T không? Vì sao?

Trả lời:

+ Hành vi của V đã vi phạm vào quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, vì đã đánh T.

+ Mặc dù có ý định là dạy dỗ T và không muốn T bắt nạt bạn bè, nhưng V không nên đánh T, V có thể thông báo tình hình bắt nạt các bạn của T cho giáo viên, gia đình của T để có các biện pháp ngăn chặn hành động của T.

Câu 2: M là học sinh trường trung học phổ thông nội trú của tỉnh. Vào dịp Tết, M trở về bản thăm gia đình thì bị anh P cùng một số người chặn đường, bắt về nhà làm vợ. M kiên quyết phản đối nhưng vẫn bị anh P và người thân giữ lại, không cho trở về nhà.

Theo em, việc làm của anh P và người thân có vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của M hay không? Vì sao?

Trả lời:

+ Việc làm của anh P và người thân đã vi phạm tới quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

 + Vì anh và người thân đã có các hành động, cưỡng chế bắt buộc người khác làm điều mà họ không muốn, cụ thể là bắt M về nhà làm vợ mà không được sự đồng ý của M.

 

 

=> Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay