Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức Chủ đề 7: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Bộ câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Chủ đề 7: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 7

Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Câu 1: Nêu khái niệm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?

Trả lời:

Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật được hiểu là công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, nghề nghiệp, độ tuổi,... trước pháp luật đều được đối xử ngang bằng nhau, có cơ hội như nhau, không ai bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ công dân và phải chịu trách nhiệm pháp lí khi vi phạm pháp luật.

Câu 2: Thế nào là công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý?

Trả lời:

Mọi công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội,… nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Câu 3: Nêu nội dung Điều 16, Điều 46 và Điều 47 Hiến pháp năm 2013 về quyền và nghĩa vụ của công dân.

Trả lời:

Hiến pháp năm 2016 quy định:

- Điều 16. - Điều 16.

1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

2 Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự. kinh tế. văn hoá, xã hội.

- Điều 46. Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng. - Điều 46. Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.

- Điều 47. Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định. - Điều 47. Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định.

Câu 4: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây?

  • a. Quyền công dân độc lập với nghĩa vụ công dân.
  • b. Không chỉ người lớn mà cả trẻ em cũng có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.
  • c. Người dân tộc thiểu số có hành vi vi phạm pháp luật không bị xử lí theo quy định của pháp luật vì họ không được nhận được chế độ giáo dục và định hướng đúng đắn.
  • d. Thực hiện bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân góp phần đảm bảo công bằng dân chủ, văn minh.

Trả lời:

a. Không đồng tình vì quyền công dân không tách rời với nghĩa vụ. Công dân được hưởng các quyền theo đúng quy định của pháp luật nhưng đồng thời cũng phải thực hiện các nghĩa vụ cơ bản của mình.

b. Đồng tình vì công dân dù ở bất kì độ tuổi nào, khi đứng trước pháp luật, đều phải thực hiện nghĩa vụ như nhau. Trẻ em có thể lựa chọn những việc đơn giản, vừa sức để bảo vệ môi trường.

c. Không đồng tình vì bất kì ai nếu có hành vi vi phạm pháp luật đều sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Không thể dựa trên sự phân biệt về dân tộc hay trình độ văn hoá để trốn tránh trách nhiệm.

d. Đồng tình vì việc thực hiện bình đẳng về quyền và nghĩa vụ tạo điều kiện để mỗi người, nhất là những người yếu thế có điều kiện vươn lên, giúp xã hội đoàn kết, dân chủ và công bằng.

Câu 5: Em hãy cho biết hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?

  • a. Công ty X buộc chị M thôi việc trong thời gian đang nuôi con tám tháng tuổi.
  • b. Chính sách miễn giảm học phí của Nhà nước đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn được đến trường.
  • c. Tòa án nhân dân tỉnh T xét xử vụ án kinh tế trong tỉnh, không phụ thuộc vào người bị xét xử là cán bộ hay nhân viên.
  • d. Công ty K đã xếp anh M được hưởng hưởng mức lương cao hơn anh N mực dù vị trí công việc, trình độ, kinh nghiệm của cả hai giống nhau, mà không có thỏa thuận lao động tập thể.

Trả lời:

a. Hành động vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật vì dù đang nuôi con nhỏ, chị M cũng có quyền được bảo vệ và được đối xử công bằng trong công việc, tránh bị phân biệt đối xử vì lí do gia đình.

b. Hành động thể hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật vì chính sách này của Nhà nước đã tạo điều kiện cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận với giáo dục.

c. Hành động thể hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật vì Tòa án nhân dân tỉnh T đã tiến hành điều tra không phân biệt đối tượng bị xét xử ở địa vị xã hội, chức vụ nghề nghiệp nào.

d. Hành động vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật vì đã thiên vị anh M, đối xử thiếu công bằng với anh N. Hơn nữa, công ty K không có quyền thay đổi mức lương của hai anh khi không có bất kỳ thỏa thuận tập thể nào.

Câu 6: Bình đẳng giới là gì? Bình đẳng giới được thể hiện qua những lĩnh vực nào?

Trả lời:

- Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. - Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

- Bình đẳng giới được thể hiện qua các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, gia đình. - Bình đẳng giới được thể hiện qua các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, gia đình.

Câu 7: Nêu biểu hiện của bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế?

Trả lời

- Trong lĩnh vực chính trị, nam, nữ bình đẳng trong: - Trong lĩnh vực chính trị, nam, nữ bình đẳng trong:

+ Tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội. + Tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội.

+ Việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của các tổ chức khác. + Việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của các tổ chức khác.

- Trong lĩnh vực kinh tế, nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, tiệp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường,... - Trong lĩnh vực kinh tế, nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, tiệp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường,...

Câu 8: Hãy cho biết quyền bình đẳng giới của công dân trong gia đình được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời

- Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình. - Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.

- Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển. - Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.

- Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình;... - Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình;...

Câu 9: Nêu một số biện pháp góp phần thúc đẩy bình đẳng giới? Cho ví dụ.

Trả lời:

- Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới:  - Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới:

+ Bảo đảm tỉ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. + Bảo đảm tỉ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

+ Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động,... không bị coi là phân biệt đối xử về giới.  + Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động,... không bị coi là phân biệt đối xử về giới.

- Ví dụ: Luật lao động quy định lao động nữ được nghỉ 30 phút/ngày (trong thời kỳ kinh nguyệt) và 60 phút/ngày (trong thời kỳ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng). Những quy định này giúp bảo vệ sức khoẻ, khả năng sinh sản tự nhiên, đảm bảo cho phụ nữ có thêm thời gian vệ sinh và cho con bú. - Ví dụ: Luật lao động quy định lao động nữ được nghỉ 30 phút/ngày (trong thời kỳ kinh nguyệt) và 60 phút/ngày (trong thời kỳ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng). Những quy định này giúp bảo vệ sức khoẻ, khả năng sinh sản tự nhiên, đảm bảo cho phụ nữ có thêm thời gian vệ sinh và cho con bú.

Câu 10: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây?

  • a. Bình đẳng giới là nam, nữ ngang bằng nhau về mọi mặt trong đời sống xã hội.
  • b. Chăm sóc con cái trước hết là trách nhiệm của người mẹ.
  • c. Số lượng lãnh đạo nữ trong các cơ quan nhà nước bị giới hạn.
  • d. Lao động nữ có những quy định ưu tiên trên cơ sở đặc điểm giới.

Trả lời:

a. Đồng tình vì bình đẳng giới là việc nam nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực cũng như thụ thưởng thành quả chung của sự phát triển đó.

b. Không đồng tình vì vợ chồng có nghĩa vụ ngang nhau trong việc chăm sóc, giáo dục con cái, không chỉ riêng người mẹ.

c. Đồng tình vì vẫn còn nhiều cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương không có đại diện nữ giới trong ban lãnh đạo.

d. Đồng tình vì những quy định ưu tiên đó nhằm mục tiêu đảm bảo sức khỏe, khả năng mang thai, sinh con tự nhiên của người phụ nữ.

Câu 11: Em hãy đánh giá hành vi của các nhân vật trong từng trường hợp dưới đây

  • a. Bạn A (nữ, học sinh lớp 11) có ước mơ trở thành kỹ sư cơ khí và dự định sau này sẽ thi vào Khoa Cơ khí của Trường Đại học D. Biết được điều đó, B (bạn nam cùng lớp) cho rằng nghề đó chỉ dành cho nam giới hoàn toàn không phù hợp với nữ giới. Tuy nhiên, bạn A vẫn quyết tâm thực hiện ước mơ của mình. Sau đó bạn A đã thì đậu, trở thành sinh viên Trường Đại học D.
  • b. Anh D có vợ là chị B. Chị làm việc tại Công ty X, công việc khá bận rộn. Bên cạnh đó, chị còn phải chăm lo cho gia đình. Thấy vậy anh D bàn bạc với vợ sẽ sắp xếp công việc để có thời gian cùng chị chăm sóc gia đình, giúp chị có thêm thời gian phát triển sự nghiệp. Chị rất mừng vì anh D đã không ngại định kiến xã hội để đỡ đần công việc gia đình. Nhờ vậy, hai vợ chồng càng yêu thương nhau hơn, gia đình thêm ấm êm, hạnh phúc.
    • a. Hành động của bạn A rất đáng khích lệ, cổ vũ vì nó đã thể hiện quyết tâm theo đuổi ước mơ, không để định kiến xã hội, sự phân biệt giới tính hay ý kiến trái ngược của người khác (bạn B) ảnh hưởng.
    • b. Việc làm của anh D là rất đáng khen ngợi vì anh đã không ngại chia sẻ công việc gia đình cùng vợ, giúp chị có thêm thời gian phát triển sự nghiệp. Đồng thời hành động của anh cũng tạo ra sự bình đẳng giữa hai vợ chồng để gìn giữ hạnh phúc gia đình.

Câu 13: Nêu biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị, kinh tế?

Trả lời

- Về chính trị: Các dân tộc đều có quyền, có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, tham gia vào việc tổ chức và hoạt động của Nhà nước, tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. - Về chính trị: Các dân tộc đều có quyền, có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, tham gia vào việc tổ chức và hoạt động của Nhà nước, tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

- Về kinh tế:  - Về kinh tế:

+ Các dân tộc được Đảng, Nhà nước bảo đảm và tạo mọi điều kiện để có cơ hội phát triển về kinh tế.  + Các dân tộc được Đảng, Nhà nước bảo đảm và tạo mọi điều kiện để có cơ hội phát triển về kinh tế.

+ Ngoài việc ban hành đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội đặc thù, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đầu tư, tạo các điều kiện phát triển tốt nhất cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa.  + Ngoài việc ban hành đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội đặc thù, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đầu tư, tạo các điều kiện phát triển tốt nhất cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa.

+ Bên cạnh đó, các dân tộc thiểu số và miền núi cần phát huy nội lực, tự vươn lên làm giàu, cùng phát triển với đất nước. + Bên cạnh đó, các dân tộc thiểu số và miền núi cần phát huy nội lực, tự vươn lên làm giàu, cùng phát triển với đất nước.

Câu 14: Nêu 3 ví dụ chứng tỏ Nhà nước quan tâm tạo điều kiện thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế, văn hóa, giáo dục giữa các dân tộc?

Trả lời:

Ví dụ:

- Hiến pháp 2013, điều 16 quy định: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. - Hiến pháp 2013, điều 16 quy định: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa của các dân tộc: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai... - Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa của các dân tộc: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai...

- Nhà nước dành nguồn đầu tư tài chính để mở mang hệ thống trường, lớp ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và miền núi; có chính sách học bổng và ưu tiên con em đồng bào dân tộc vào học các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. - Nhà nước dành nguồn đầu tư tài chính để mở mang hệ thống trường, lớp ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và miền núi; có chính sách học bổng và ưu tiên con em đồng bào dân tộc vào học các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.

Câu 15: Nêu hậu quả của việc các dân tộc trong đất nước không thực hiện quyền bình đẳng?

Trả lời:

- Xuất hiện sự bất bình đẳng kinh tế, xã hội phân hoá giàu – nghèo rõ rệt. - Xuất hiện sự bất bình đẳng kinh tế, xã hội phân hoá giàu – nghèo rõ rệt.

- Sự bóc lột của tầng lớp trên với tầng lớp dưới, phân biệt giai cấp, dân tộc là nguyên nhân gây ra các cuộc đấu tranh cách mạng  - Sự bóc lột của tầng lớp trên với tầng lớp dưới, phân biệt giai cấp, dân tộc là nguyên nhân gây ra các cuộc đấu tranh cách mạng → Ảnh hưởng về chính trị, dẫn đến sự sụp đổ của các nhà nước.

- Gây cản trở không nhỏ đến quá trình phát triển của đất nước khi trình độ văn hoá – giáo dục mất cân bằng, gia tăng khoảng cách và cơ hội phát triển giữa các dân tộc. - Gây cản trở không nhỏ đến quá trình phát triển của đất nước khi trình độ văn hoá – giáo dục mất cân bằng, gia tăng khoảng cách và cơ hội phát triển giữa các dân tộc.

Câu 16: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây?

  • a. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được xây dựng dựa trên cơ sở quyền tự do, dân chủ của công dân.
  • b. Bình đẳng giữa các dân tộc là điều kiện để khắc phục sự chênh lệch giữa các dân tộc về trình độ phát triển.
  • c. Thực hiện quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc là nghĩa vụ của người trên 18 tuổi.
  • d. Nội dung của quyền bình đẳng giữa các dân tộc về văn hóa là các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.

Trả lời:

a. Đồng tình vì vì dựa trên các quyền tự do, dân chủ cơ bản của công dân mà Nhà nước xây dựng những quyền khác nhau.

b. Đồng tình vì bình đẳng giữa các dân tộc là bàn đạp, điều kiện để giảm thiểu khoảng cách giữa các dân tộc trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,...

c. Không đồng tình vì bất kỳ ai, dù ở độ tuổi nào cũng đều có quyền và nghĩa vụ thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

d. Đồng tình vì dùng tiếng nói, chữ viết của mình là hành động góp phần gìn giữ, phát huy và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc.

Câu 17: Nêu khái niệm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

Trả lời:

Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật; đều bình đẳng trước pháp luật; không bị phân biệt đối xử, luôn được bảo đảm về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý. Những nơi thờ tự, tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.

Câu 18: Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các tôn giáo được thể hiện như thế nào?

Trả lời

- Bình đẳng về quyền: - Bình đẳng về quyền:

+ Các tôn giáo, tổ chức tôn giáo có quyền bình đẳng trong hoạt động tôn giáo, tổ chức + Các tôn giáo, tổ chức tôn giáo có quyền bình đẳng trong hoạt động tôn giáo, tổ chức

sinh hoạt tôn giáo,...

+ Những nơi thờ tự của các tôn giáo được pháp luật bảo hộ. + Những nơi thờ tự của các tôn giáo được pháp luật bảo hộ.

- Bình đẳng về nghĩa vụ: Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tôn giáo của các tôn giáo khác nhau ngoài việc phải tuân thủ hiến chương, điều lệ, các quy định tôn giáo của tổ chức mình thì còn phải bình đẳng trong việc tuân thủ các quy định của Hiến pháp, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các quy định pháp luật khác có liên quan. - Bình đẳng về nghĩa vụ: Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tôn giáo của các tôn giáo khác nhau ngoài việc phải tuân thủ hiến chương, điều lệ, các quy định tôn giáo của tổ chức mình thì còn phải bình đẳng trong việc tuân thủ các quy định của Hiến pháp, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Câu 19: Nêu 3 ví dụ chứng tỏ Nhà nước quan tâm tạo điều kiện thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế, văn hóa, giáo dục giữa các dân tộc?

Trả lời:

Ví dụ:

- Hằng năm duy trì tổ chức Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc với sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể, cá nhân: Chủ tịch nước, Chủ tịch uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Tôn giáo chính phủ,… - Hằng năm duy trì tổ chức Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc với sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể, cá nhân: Chủ tịch nước, Chủ tịch uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Tôn giáo chính phủ,…

- Từ năm 2018 -2021, Nhà nước đã cấp phép xuất bản hơn 2.000 ấn phẩm tôn giáo, trong đó có nhiều xuất bản phẩm được dịch ra tiếng Anh, Pháp, tiếng dân tộc và có 25 tờ báo, tạp chí của các tôn giáo đang hoạt động. - Từ năm 2018 -2021, Nhà nước đã cấp phép xuất bản hơn 2.000 ấn phẩm tôn giáo, trong đó có nhiều xuất bản phẩm được dịch ra tiếng Anh, Pháp, tiếng dân tộc và có 25 tờ báo, tạp chí của các tôn giáo đang hoạt động.

- Năm 2022 chính quyền các cấp đã cấp phép xây dựng, sửa chữa, cải tạo cho 486, tăng 60 cơ sở thờ tự tôn giáo so với năm 2021. - Năm 2022 chính quyền các cấp đã cấp phép xây dựng, sửa chữa, cải tạo cho 486, tăng 60 cơ sở thờ tự tôn giáo so với năm 2021.

Câu 20: Theo em, quyền bình đẳng của giữa các tôn giáo có ý nghĩa gì đối với đời sống con người và xã hội?

Trả lời:

Ý nghĩa:

- Thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo thể hiện chính sách đại đoàn kết tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam. - Thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo thể hiện chính sách đại đoàn kết tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

- Tạo điều kiện để các tôn giáo, tín đồ tôn giáo nêu cao ý thức, trách nhiệm của mình đối với việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết giữa các tôn giáo, làm tròn trách nhiệm với Tổ quốc, sống “tốt đời, đẹp đạo”.  - Tạo điều kiện để các tôn giáo, tín đồ tôn giáo nêu cao ý thức, trách nhiệm của mình đối với việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết giữa các tôn giáo, làm tròn trách nhiệm với Tổ quốc, sống “tốt đời, đẹp đạo”.

- Động viên, phát huy nguồn lực của các tôn giáo cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. - Động viên, phát huy nguồn lực của các tôn giáo cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

- Là điều kiện đề mỗi tôn giáo phát huy được những điểm tích cực, những yếu tố đạo đức, văn hoá tốt đẹp, hướng con người tới chân - thiện - mỹ. - Là điều kiện đề mỗi tôn giáo phát huy được những điểm tích cực, những yếu tố đạo đức, văn hoá tốt đẹp, hướng con người tới chân - thiện - mỹ.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay