Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức Chủ đề 9: Một số quyền tự do cơ bản của công dân

Bộ câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Chủ đề 9: Một số quyền tự do cơ bản của công dân. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 9

MỘT SỐ QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

Câu 1: Thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân? Nêu ví dụ

Trả lời:

- Theo Hiến pháp 2013 thì quyền được bảo hộ sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm của công dân là:  - Theo Hiến pháp 2013 thì quyền được bảo hộ sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm của công dân là:

+ Mọi người đều có quyền được sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật.  + Mọi người đều có quyền được sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật.

+ Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác xâm phạm đến thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.  + Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác xâm phạm đến thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

- Ví dụ về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân:  - Ví dụ về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân:

Anh A có hành vi chửi bới, lăng mạ chị B về những điều không đúng sự thật. Chị B đã yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ chị trước anh A. Khi xét thấy anh A có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của chị B, cơ quan quyết định xử phạt hành chính với anh A, với số tiền 10.000.000 đồng.

Câu 2: Em hãy cho biết, các ý kiến sau đây đúng hay sai? Vì sao?    

Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân chỉ được thực hiện khi cơ quan công an tiến hành bắt giam, giữ người.

Chỉ có công dân Việt Nam mới được nhà nước đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.

Thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân góp phần duy trì an ninh, trật tự xã hội.

Thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân là trách nhiệm của riêng các cơ quan trong bộ máy nhà nước.

Trả lời:

  • a. Ý kiến sai. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân được thi hành dù bất cứ nơi đâu, trong hoàn cảnh nào công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền này được Nhà nước quy định và bảo đảm.
  • b. Ý kiến sai. Bất cứ công dân nào khi sinh ra đều có quyền được sống, được tồn tại và được bảo vệ bởi pháp luật không chỉ riêng công dân Việt Nam.
  • c. Ý kiến đúng. Vì khi thực hiện tốt các quyền bất khả xâm phạm về thân thể và danh dự của công dân, mọi người có thể chung sống an toàn, không xảy ra các trường hợp xung đột, là góp phần đảm bảo trật tự, an ninh xã hội.
  • d. Ý kiến sai. Đây là trách nhiệm của mỗi cá nhân.  

Câu 3: Nghe tin em trai mình thường xuyên bị bạn cùng lớp là T bắt nạt, V đã rủ bạn chặn đường để đánh T để dạy dỗ và cấm T không được tiếp tục bắt nạt bạn bè nữa.

Theo em, hành vi của V có vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của T không? Vì sao?

Trả lời:

+ Hành vi của V đã vi phạm vào quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, vì đã đánh T.  + Hành vi của V đã vi phạm vào quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, vì đã đánh T.

+ Mặc dù có ý định là dạy dỗ T và không muốn T bắt nạt bạn bè, nhưng V không nên đánh T, V có thể thông báo tình hình bắt nạt các bạn của T cho giáo viên, gia đình của T để có các biện pháp ngăn chặn hành động của T. + Mặc dù có ý định là dạy dỗ T và không muốn T bắt nạt bạn bè, nhưng V không nên đánh T, V có thể thông báo tình hình bắt nạt các bạn của T cho giáo viên, gia đình của T để có các biện pháp ngăn chặn hành động của T.

Câu 4: Trong buổi tuần tra mới nhất, công an tỉnh B đã triệt phá được đường dây mua bán phụ nữ và trẻ em trái phép ở khu vực biên giới, khi các đối tượng đang dẫn dắt, mua chuộc các nạn nhân để đưa sang phía bên kia biên giới. Lực lượng công an đã kịp thời phát hiện và giải cứu thành công 3 phụ nữ trẻ và 5 trẻ em.

Theo em, hành động kịp thời ngăn chặn này của công an đã giúp ích như thế nào? 

Trả lời:

Hành vi kịp thời ngăn chặn của các đồng chí công an đối với vụ việc trên đã làm hỏng đi âm mưu thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng xấu, góp phần ổn định trật tự, an toàn xã hội, đảm bảo quyền tự do cho các nạn nhân và hạn chế tổn thất về tinh thần, sức khỏe, tiền bạc của họ.

Câu 5: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là gì?    

Trả lời:

Bất khả xâm phạm là một quyền cơ bản của công dân trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, là quyền không thể xâm phạm đến của cá nhân, tổ chức hoặc ở phạm vi lớn hơn là của một quốc gia nào đó. Tại Việt Nam thì quyền bất khả xâm phạm được thể hiện dưới hai góc độ là quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Câu 6: Cần làm gì khi bị xâm phạm về chỗ ở.

Trả lời:

Khi phát hiện hành vi xâm phạm bất hợp pháp về chỗ ở của mình hoặc của người khác, công dân cần:

+ Chủ động làm đơn tố cáo hoặc trình báo lên cơ quan công an có thẩm quyền để cơ quan có những biện pháp kịp thời khắc phục và xử lí.  + Chủ động làm đơn tố cáo hoặc trình báo lên cơ quan công an có thẩm quyền để cơ quan có những biện pháp kịp thời khắc phục và xử lí.

+ Cần trình bày rõ hành vi của bên xâm nhập bất hợp pháp để làm căn cứ cho quá trình điều tra. + Cần trình bày rõ hành vi của bên xâm nhập bất hợp pháp để làm căn cứ cho quá trình điều tra. 

Câu 7: Anh H nợ tiền của bà B và bỏ trốn khỏi địa phương. Ngày 20/08 bà B nhận được tin anh H đang trốn ở nhà chị N (chị gái của H) ở cùng địa phương. Bà B đã cùng với hai con trai của mình là T và C đến nhà chị N để tìm anh H. Tuy nhiên khi đến nơi, chị N khóa cửa ngoài, không cho mẹ con bà B vào nhà đồng thời khẳng định H không có ở nhà chị. Mẹ con bà B không tin nên đã lấy xà beng phá cửa nhà chị N, xông vào trong nhà lục lọi khắp nhà chị N để tìm H nhưng không thấy.

Hành vi của mẹ con bà B đã vi phạm vào quyền gì của công dân?

Trả lời:

Hành vi của mẹ con bà B đã vi phạm vào quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, khi thực hiện hành vi lục lọi khám xét nhà của người khác vì động cơ riêng và không tuân thủ các quy định đã được pháp luật ban hành về các việc khám xét nhà của công dân. 

Câu 8: Đối tượng phạm tội chạy trốn khỏi trại nên các chiến sỹ công an đang phải chia nhau hành động để sớm bắt được tên tội phạm trở lại. Đi đến một ngõ nhỏ, anh T người trong đội của các chiến sỹ công an nhìn thấy một bóng lưng hết sức quen thuộc đang lẻn vào nhà chị M để lẩn trốn. Không nghĩ được nhiều anh T vội vàng bám theo và xông vào nhà chị M để truy bắt đối tượng. Theo em, hành vi của anh T có bị cho là hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân không?

Trả lời:

Hành vi của anh T không bị coi là hành vi xâm phạm bất hợp pháp về chỗ ở của người khác vì anh đang truy bắt đối tượng truy nã, nếu để ngỏ có thể đối tượng sẽ tẩu thoát.

Câu 9: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là gì?      

Trả lời:

Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là quyền cơ bản của công dân, thuộc loại quyền về bí mật đời tư của cá nhân, được các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức Nhà nước và mọi người tôn trọng, được pháp luật bảo vệ. Câu 10: Có bao nhiêu mức phạt cho người xâm phạm vào bí mật thư tín, điện tín của người khác.  

Trả lời:

Có 02 mức hình phạt đối với người phạm tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác:

+ Mức 1: phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. + Mức 1: phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

+ Mức 2: phạt tù từ 01 năm đến 03 năm + Mức 2: phạt tù từ 01 năm đến 03 năm

+ Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. + Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Câu 11: Thấy K đã ra ngoài nhưng chưa tắt máy tính, T là nhân viên cùng phòng thấy vậy đã tự ý vào trang cá nhân của K và đọc trộm các đoạn tin nhắn của K và mọi người. T dã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

Trả lời:

Hành vi của T đã vi phạm quyền được đảm bảo thư tín, điện tín của công dân khi tự ý vào trang cá nhân của K để đọc trộm các mẩu tin nhắn của K với mọi người.

Câu 12: Hai em Q và T cùng thực hiện một dự án để lấy điểm thi cuối kì, T vô cùng tò mò xem quá trình Q làm như thế nào. Nhân lúc nghỉ trưa, T đã mở máy tính và kiểm tra lịch sử tìm kiếm của Q để xem các tài liệu mà Q đã đọc. Theo em, T đã vi phạm quyền được đảm bảo an toàn, bí mật về điện thoại, điện tín của công dân như thế nào?

Trả lời:

Hành động vi phạm của T được thể hiện qua việc tò mò muốn biết được những thông tin mà Q đã xem, nên lén mở máy và xem trộm lịch sử tìm kiếm của Q.

Câu 13: Quyền tự do ngôn luận, báo chí của công dân được định nghĩa như thế nào?

Trả lời:

+ Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là một quyền cơ bản của công dân.  + Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là một quyền cơ bản của công dân.

+ Quyền tự do ngôn luận là quyền của con người trong việc tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội dưới hình thức bằng lời nói, văn bản (viết tay hoặc đánh máy) hoặc dưới bản điện tử (email, facebook, zalo…) hoặc dưới hình thức khác (tranh vẽ, biểu diễn nghệ thuật…). + Quyền tự do ngôn luận là quyền của con người trong việc tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội dưới hình thức bằng lời nói, văn bản (viết tay hoặc đánh máy) hoặc dưới bản điện tử (email, facebook, zalo…) hoặc dưới hình thức khác (tranh vẽ, biểu diễn nghệ thuật…).

+ Quyền tự do báo chí là quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí, in và phát hành báo in. Báo chí có vai trò là phương tiện để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình. + Quyền tự do báo chí là quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí, in và phát hành báo in. Báo chí có vai trò là phương tiện để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình.

Câu 14: Em hãy cho biết những hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng không gian mạng.   

Trả lời:

- Hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;  - Hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;

- Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;  - Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;  - Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;

- Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;  - Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;

- Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng;  - Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng;

- Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội. - Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.

Câu 15: Trong lúc mọi người ăn tối, ti vi có phát chương trình Thế giới động vật mà M yêu thích. Em tính xem một lát rồi mới đứng dậy vào bàn học. Thấy vậy, mẹ M ngay lập tức giục em đứng dậy đi học. M có bày tỏ muốn được xem chương trình vì có nhiều thông tin bổ ích nhưng mẹ của M nói rằng chỉ có các chương trình gì liên quan đến việc học của em mới quan trọng và cần xem. Theo em, mẹ của M có vi phạm về quyền tự do tiếp cận thông tin của con không?

Trả lời:

Mẹ M phạm luật vì chương trình M muốn xem cũng có bổ sung thêm kiến thức về muôn loài và việc việc em xem hoàn toàn có thể tiếp thu được thêm các tri thức bổ ích, mẹ không nên cấm em xem.

Câu 16: Trong giờ học Giáo dục công dân, cô giáo đưa ra nội dung thảo luận liên quan đến bài học  quyền tự do ngôn luận “ Theo em các hành vi gửi đơn kiện ra toà  đòi quyền thừa kế có thể hiện quyền tự do ngôn luận không? Vì sao?”

Trong quá trình thảo luận, H có ý kiến “Hành vi gửi đơn kiện ra toà đòi quyền thừa kế là không thể hiện quyền tự do ngôn luận”

N thắc mắc “Hành vi đó thể hiện quyền tự do ngôn luận vì người gửi đơn có quyền bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình để bảo vệ quyền lợi”

Cả hai bạn ai cũng muốn khẳng định ý kiến của mình là đúng nhưng không ai giải thích được vì sao, em hãy dùng kiến thức của mình để giải thích cho các bạn vì sao nhé!

Trả lời:

Ý kiến của bạn N là đúng vì việc gửi đơn kiện lên tòa cũng là một hành động nói nên được suy nghĩ, mong muốn của bản thân nên được công nhận là quyền tự do ngôn luận

Câu 17: Tự do tín ngưỡng và tôn giáo được hiểu như thế nào?

Trả lời:

Tự do tín ngưỡng hay tự do tôn giáo thường được coi là một nguyên tắc ủng hộ quyền tự do của cá nhân hay cộng đồng trong việc công khai hoặc bí mật thực hành, thờ phụng, rao giảng, hay tu tập một tôn giáo hay tín ngưỡng.

Câu 18: Hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm giáo lí thể hiện rõ tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy được gọi là?

Trả lời:

Những hình thức tín ngưỡng đó được gọi là tôn giáo.

Câu 19: Mẹ của X dạo gần đây có theo một hội nhóm, mẹ được phát cho rất nhiều các tài liệu để đọc, với mục đích chữa lành, trở nên vô bệnh vô tật. Nhưng trong một lần X vô tình đọc được một số nội dung trong số tài liệu đó thì hầu hết là để bài trừ các tiến bộ của khoa học kĩ thuật, đi lệch với đường lối chính sách của Nhà nước. Theo em, X nên làm gì để có thể giúp mẹ hiểu được ra vấn đề?

Trả lời:

X nên giải thích cho mẹ nghe những việc tin theo các phương pháp lạ vô căn cứ là phản khoa học, nó không chỉ không giúp ích cho con người mà còn mang lại các tác động tiêu cực tới cuộc sống

Câu 20: Khi nhận thấy nhóm hội tín ngưỡng của mình vẫn còn thiếu nhiều thành viên, bà B đã đi đến cổng trường học tuyên truyền và lôi kéo các em học sinh tin và theo bà cùng truyền giáo. Theo em hành động của bà B có đúng không?

Trả lời:

Việc làm và hành động của bà B là sai, việc làm đó thể hiện bà không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của người khác.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay