Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức Chủ đề 9: Một số quyền tự do cơ bản của công dân (P2)

Bộ câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Chủ đề 9: Một số quyền tự do cơ bản của công dân. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 9

MỘT SỐ QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

Câu 1: Theo em, hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có thể gây ra những hậu quả gì đối với bản thân người bị vi phạm, người vi phạm, gia đình và xã hội?  

Trả lời:

- Hậu quả của những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân: - Hậu quả của những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân:

+ Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân gây tổn thương về sức khỏe, tính mạng, tinh thần, uy tín, danh dự, kinh tế,… đối với người bị xâm phạm tự do cá nhân; gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; làm sụt giảm uy tín của cán bộ, cơ quan nhà nước. + Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân gây tổn thương về sức khỏe, tính mạng, tinh thần, uy tín, danh dự, kinh tế,… đối với người bị xâm phạm tự do cá nhân; gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; làm sụt giảm uy tín của cán bộ, cơ quan nhà nước.

+ Người thực hiện các hành vi xâm phạm về thân thể của công dân sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật, xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bồi thường thiệt hại (nếu có). + Người thực hiện các hành vi xâm phạm về thân thể của công dân sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật, xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bồi thường thiệt hại (nếu có).

Câu 2: Hành vi bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì sẽ bị xử lí như thế nào?

Trả lời:

Hành vi bịa đặt, loan truyền các thông tin sai trái về người khác gây ra các thiệt hại và lợi ích hợp pháp của người khác sẽ bị xử phạt như sau:

+ Phạt tiền từ 10 000 000 đồng đến 50.000 000 đồng + Phạt tiền từ 10 000 000 đồng đến 50.000 000 đồng

+ Phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm. + Phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.

Câu 3: Em hãy cho biết trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm tới thân thể, sức khỏe, danh dự?

Trả lời:

Trách nhiệm của công dân:

- Tích cực tìm hiểu về các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm thân thể và bảo hộ về tính mạng, danh dự của công dân.  - Tích cực tìm hiểu về các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm thân thể và bảo hộ về tính mạng, danh dự của công dân.

- Có ý thức tôn trọng thân thể, danh dự, tính mạng, danh dự của bản thân cũng như người khác.  - Có ý thức tôn trọng thân thể, danh dự, tính mạng, danh dự của bản thân cũng như người khác.

- Đấu tranh phê phán, tố cáo các hành vi xâm phạm về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân. - Đấu tranh phê phán, tố cáo các hành vi xâm phạm về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân.

- Tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến các kiến thức pháp luật về quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự của công dân. - Tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến các kiến thức pháp luật về quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự của công dân.

Câu 4: M là học sinh trường trung học phổ thông nội trú của tỉnh. Vào dịp Tết, M trở về bản thăm gia đình thì bị anh P cùng một số người chặn đường, bắt về nhà làm vợ. M kiên quyết phản đối nhưng vẫn bị anh P và người thân giữ lại, không cho trở về nhà.

Theo em, việc làm của anh P và người thân có vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của M hay không? Vì sao?

Trả lời:

+ Việc làm của anh P và người thân đã vi phạm tới quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.  + Việc làm của anh P và người thân đã vi phạm tới quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

 + Vì anh và người thân đã có các hành động, cưỡng chế bắt buộc người khác làm điều mà họ không muốn, cụ thể là bắt M về nhà làm vợ mà không được sự đồng ý của M. + Vì anh và người thân đã có các hành động, cưỡng chế bắt buộc người khác làm điều mà họ không muốn, cụ thể là bắt M về nhà làm vợ mà không được sự đồng ý của M.

Câu 5: Pháp luật nước ta quy định như thế nào về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?

Trả lời:

– Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là quyền hiến định:

+ Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp. Chỗ ở hợp pháp là nơi được sử dụng để sinh sống, thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của công dân, bao gồm: nhà ở, tàu, thuyền, phương tiện khác có khả năng di chuyển hoặc chỗ ở khác theo quy định của pháp luật. + Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp. Chỗ ở hợp pháp là nơi được sử dụng để sinh sống, thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của công dân, bao gồm: nhà ở, tàu, thuyền, phương tiện khác có khả năng di chuyển hoặc chỗ ở khác theo quy định của pháp luật.

+ Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó. + Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó.

+ Việc khám xét chỗ ở của công dân chỉ được phép thực hiện trong những trường hợp pháp luật quy định và phải tuân thủ đúng trình tự thủ tục luật định. + Việc khám xét chỗ ở của công dân chỉ được phép thực hiện trong những trường hợp pháp luật quy định và phải tuân thủ đúng trình tự thủ tục luật định.

Câu 6: Việc lợi dụng quyền hạn để xâm phạm chỗ ở của người khác sẽ bị xử phạt như thế nào?  

Trả lời:

Việc lợi dụng quyền hạn để xâm phạm bất hợp pháp về chỗ ở của người khác sẽ bị xử phạt như sau: Người nào khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

Câu 7: Ông H và bà C tranh chấp về quyền sở hữu căn nhà số 53 phố M và khởi kiện ra Tòa án. Theo bản án của Tòa án thì quyền sở hữu căn nhà trên thuộc về bà C. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, bà C không làm đơn đề nghị cơ quan thi hành án thi hành bản án mà thuê L và S cầm côn, gậy cùng một số thanh niên xông vào đánh ông H và người ông, buộc gia đình ông phải chuyển đồ đạc ra khỏi nhà.

Hành vi của bà C có bị coi là hành vi xâm phạm trái pháp luật về chỗ ở của công dân không?

Trả lời:

Hành vi của bà C là hành vi xâm phạm trái pháp luật về chỗ ở của công dân, vì bà đã tự ý thuê người dùng vũ lực để ép người khác buộc phải rời khỏi nơi cư trú.

Câu 8: B và L là hai bạn rất thân quen. Gần đây B cho L mượn một cuốn sách quý. Cuốn sách này lại do một người bạn khác của B cho mượn. Nay người bạn khác đó phải dời nhà đi xa, đòi B phải trả ngay để đem theo. Bình đến nhà L thì cả nhà đi vắng, cửa có khóa nhưng nếu banh mạnh một tí có thể len vào. Vì nhà L có một con chó giữ nhà, B lui tới thường xuyên nên chó dữ cũng hoá quen từ lâu. B quyết định banh cửa nhà L, lách vào để lấy sách. Lúc đó có người hàng xóm trông thấy và can B không nên vào nhưng tình huống gấp quá phải trả sách cho người bạn đang chờ mình ở nhà nên B vẫn đi vào nhà L để tìm cuốn sách mang về. Theo em, hành động của bạn B có vi phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở không?

Trả lời:

Hành vi của B đã xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác vì khi chưa có sự đồng ý của chủ nhà mà B đã tự ý xông vào nhà để tìm kiếm, lục lọi.

Câu 9: Những quy định của Nhà nước về quyền đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Trả lời:

– Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, diện tín:

+ Mọi người được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, diện tín; việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định. Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, diện tín có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, diện tín. + Mọi người được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, diện tín; việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định. Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, diện tín có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, diện tín.

+ Công dân có nghĩa vụ tuân thủ quy định của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, diện tín; tôn trọng và không xâm phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, diện tín của người khác. + Công dân có nghĩa vụ tuân thủ quy định của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, diện tín; tôn trọng và không xâm phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, diện tín của người khác.

+ Hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, diện tín tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định. + Hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, diện tín tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định.

Câu 10: Khi phát hiện bạn cùng bàn đọc trộm cuốn nhật ký cá nhân của mình em sẽ làm gì?

Trả lời:

Khi phát hiện ra bạn cùng bàn đọc trộm nhật kí cá nhân thì em sẽ khuyên bạn lần sau không nên làm như vậy nữa, vì nhật ký là cuộc sống riêng tư của mỗi người, không nên xâm phạm.

Câu 11: Biết N xem trộm email của mình, S không biết phải xử lí như thế nào. Nếu em là S, em sẽ lựa chọn cách ứng xử như thế nào dưới đây để vừa bảo vệ quyền lợi của mình và vừa phù hợp với pháp luật?

Trả lời:

Trong trường hợp này S nên gặp trực tiếp vào trao đổi với N về hành động đọc trộm email, khuyên N không nên làm như vậy nữa, việc làm đó đã vi phạm vào quyền được đảm bảo về thư tín, điện tín, điện thoại của công dân.

Câu 12: M nhận giúp chị gái một bưu kiện, thấy bên ngoài bưu kiện ghi đó là các sản phẩm chăm sóc da mặt, M rất tò mò, muốn dùng thử nhưng chị gái không có ở nhà, nên M đã tự ý bóc bưu kiện và dùng thử đồ của chị gái. Theo em, M đã có những hành vi nào không đúng?

Trả lời:

Hành động vi của M là không đúng, M không nên bóc bưu kiện của chị gái khi chưa có sự đồng ý của chị, hành vi của M đã vi phạm vào quyền được đảm bảo về thư tín, điện tín của công dân.

Câu 13: Em hãy nêu các biểu hiện của quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của nhân dân.

Trả lời:

+ Biểu hiện của quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin: + Biểu hiện của quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin:

• Mọi người được tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội dưới hình thức bằng lời nói, văn bản hoặc dưới bản điện tử hay dưới hình thức khác.

• Công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí, in và phát hành báo in theo quy định pháp luật.

• Công dân được chủ động tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ việc thực hiện quyền này theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin.

• Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của người khác. Pháp luật nghiêm cấm lợi dụng quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin để xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Câu 14: Em hãy cho biết các hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện quyền tự do báo chí.

Trả lời:

- Đăng, phát thông tin chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nội dung: phỉ báng, kích động chiến tranh, bịa đặt gây hoang mang dư luận, gây chia rẽ thù hằn,…  - Đăng, phát thông tin chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nội dung: phỉ báng, kích động chiến tranh, bịa đặt gây hoang mang dư luận, gây chia rẽ thù hằn,…

- Đăng, phát thông tin có nội dung kích động chiến tranh nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.  - Đăng, phát thông tin có nội dung kích động chiến tranh nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc.  - Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc.

- Tiết lộ thông tin thuộc danh Mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật. - Tiết lộ thông tin thuộc danh Mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật.

- Thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan; thông tin về những chuyện thần bí gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng.  - Thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan; thông tin về những chuyện thần bí gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng.

- Kích động bạo lực; tuyên truyền lối sống đồi trụy; miêu tả tỉ mỉ những hành động dâm ô, hành vi tội ác; thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam. - Kích động bạo lực; tuyên truyền lối sống đồi trụy; miêu tả tỉ mỉ những hành động dâm ô, hành vi tội ác; thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.

Câu 15: Học sinh có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình bằng cách nào?

Trả lời:

Học sinh có thể thể hiện quyền tự do ngôn luận của mình bằng cách: hăng hái xung phong phát biểu bài, đưa ra các ý kiến của mình về một chủ đề đang được nhắc đến, phản bác các lập luận của bạn bè mà các lập luận đó là sai trái,…

Câu 16: Khi đọc những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận. Bạn H cho rằng chỉ khi nào chúng ta được tự do phát ngôn mà không cần tuân thủ các quy định của pháp luật thì khi đó chúng ta mới thất sự có quyền tự do ngôn luận. Em hãy cho biết em có đồng ý với quan điểm của bạn H hay không? Vì sao?

Trả lời:

Em không đồng ý với bạn H, vì trong quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của Nhà nước đã quy định công dân được phép nói, sáng tạo, tiếp cận các thông tin nhưng không được lợi dụng đặc quyền để xâm phạm đến lợi ích của quốc gia, dân tộc và quyền lợi ích hợp pháp của người khác.

Câu 17: Em hãy nêu một số quy định cơ bản của pháp luật về nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.

Trả lời:

– Một số quy định cơ bản của pháp luật về nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo:

+ Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; theo hoặc không theo một tôn giáo nào. + Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

+ Mọi người phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác. + Mọi người phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.

+ Khi tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo, mọi người có nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các quy định + Khi tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo, mọi người có nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các quy định

khác của pháp luật có liên quan.

Câu 18: Song hành cùng với các quyền tự do trong tôn giáo tín ngưỡng thì công dân còn phải chấp hành nghiêm chỉnh điều gì trong quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng?

Trả lời:

Một số điều mà công dân phải thực hiện:

Tuân thủ các quy định về tự do tín ngưỡng, tôn giáo và các quy định khác có  liên quan

Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người khác

Không thực hiện các hành vi bị pháp luật ngăn cấm về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo

Câu 19: Học sinh có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình bằng cách nào?

Trả lời:

Học sinh có thể thể hiện quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của mình bằng cách: Chủ động nắm rõ các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo, tuyên truyền các quy định của pháp luật đến mọi người xung quanh, thực hiện các các hành động về tôn giáo tín ngưỡng của mình phù hợp theo lứa tuổi.

Câu 20: Nhà bà A gần một nhà thờ, theo thông lệ những buổi cuối tuần bên phía nhà thờ sẽ có buổi học Thánh kinh, có tiếng chuông kéo ngân vang. Bà A vốn không thích những điều bên giáo hội, bà thường lấy lí do ồn ào để đem đi kể rồi chê bai về tôn giáo. Theo em việc làm của bà A có thể dẫn đến điều gì? 

Trả lời:

Việc làm của bà A có thể dẫn tới hậu quả như sau:

Mất đi tình làng nghĩa xóm, làm hư hại đi sự đoàn kết dân tộc.

Thể hiện sự không tôn trọng đối với các tôn giáo tín ngưỡng.

Gây ra các xung đột không đáng có.

Thể hiện bà là một người thiếu kiến thức, vô văn hóa.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay