Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức Chủ đề 9: Một số quyền tự do cơ bản của công dân (P3)

Bộ câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Chủ đề 9: Một số quyền tự do cơ bản của công dân. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 9

MỘT SỐ QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

Câu 1: Em hãy nêu một số quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân. Theo em, các quy định đó có ý nghĩa như thế nào?  

Trả lời:

- Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác.  - Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác.

+ Đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác.  + Đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác.

+ Nghiêm cấm mọi hành vi xâm hại đến tính mạng của người khác như giết người, đe dọa giết người, làm chết người.  + Nghiêm cấm mọi hành vi xâm hại đến tính mạng của người khác như giết người, đe dọa giết người, làm chết người.

- Không ai được xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác.  - Không ai được xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác.

+ Không được đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự cho người khác.  + Không được đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự cho người khác.

+ Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của công dân vừa trái đạo đức vừa vi phạm pháp luật, phải xử lí theo quy định của pháp luật.  + Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của công dân vừa trái đạo đức vừa vi phạm pháp luật, phải xử lí theo quy định của pháp luật.

Ý nghĩa của các quyền:

+ Là quyền tự do về thân thể và phẩm giá con người. + Là quyền tự do về thân thể và phẩm giá con người.

+ Xác định địa vị pháp lí của công dân.  + Xác định địa vị pháp lí của công dân.

+ Nhà nước ta luôn vì con người, đề cao nhân tố con người. + Nhà nước ta luôn vì con người, đề cao nhân tố con người.

Câu 2: Em hãy kể tên các hành vi có thể bị phạt tù từ 1 đến 3 năm khi xâm phạm đến quyền được bảo hộ về thân thể, sức khỏe và tính mạng của công dân.   

Trả lời:

Những hành vi vi phạm có thể bị phạt tù từ 1 đến 3 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.  + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

+ Đối với ông, bà, cha, me, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình.  + Đối với ông, bà, cha, me, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình.

+ Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội.  + Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội.

+ Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. + Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Câu 3: Do có mâu thuẫn với M nên dạo gần đây K thường đăng tải các thông tin sai sự thật về M nên mạng, nhằm bôi nhọ thanh danh của M, làm cho những người xung quanh cảm thấy M là một người xấu và xa lánh M. Theo em, hành vi của K có thể bị xử lí như thế nào bởi pháp luật?

Trả lời:

+ Hành vi của K đã vi phạm vào quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.  + Hành vi của K đã vi phạm vào quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

+ Đối với các hành vi bôi nhọ, danh phẩm của người khác bằng các thông tin, biết rằng đó là sai thì sẽ bị xử lí hành chính từ 10.000 000 đến 50 000 000 hoặc cải tạo không giam giữ đến 2 năm, phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm. + Đối với các hành vi bôi nhọ, danh phẩm của người khác bằng các thông tin, biết rằng đó là sai thì sẽ bị xử lí hành chính từ 10.000 000 đến 50 000 000 hoặc cải tạo không giam giữ đến 2 năm, phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.

Câu 4: Trên đường đi học về H vô tình nhìn thấy một nhóm bạn đang đánh nhau ở khu vực sau mương nước. H thấy sợ hãi và chạy thẳng về nhà, khi về đến nhà H không nói với ai về việc có vụ đánh nhau mà mình đã trông thấy. Theo em hành vi của H có thể gây ra những hậu quả như thế nào?

Trả lời:

+ Hành vi của H như vậy là chưa đúng.  + Hành vi của H như vậy là chưa đúng.

+ H không nên bỏ mặc vụ đánh nhau như vậy, khi trông thấy những vụ ẩu đả, đánh nhau H không nên tham gia vào nhưng hãy thật khéo léo để tìm cách gọi người có chức năng tới để giải quyết vụ việc.  + H không nên bỏ mặc vụ đánh nhau như vậy, khi trông thấy những vụ ẩu đả, đánh nhau H không nên tham gia vào nhưng hãy thật khéo léo để tìm cách gọi người có chức năng tới để giải quyết vụ việc.

+ Hành động của H có thể góp phần gây ra những tổn thất về sức khỏe, tính mạng, tài sản cho những người có liên quan. + Hành động của H có thể góp phần gây ra những tổn thất về sức khỏe, tính mạng, tài sản cho những người có liên quan.

Câu 5: Những hành vi xâm phạm về chỗ ở của công dân sẽ bị xử lí như thế nào? 

Trả lời:

– Pháp luật nghiêm cấm các hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ, chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang quản lí hợp pháp chỗ ở của họ, xâm phạm trái pháp luật chỗ ở của người khác.

- Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể - Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể  bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.

Câu 6: Khi thực hiện khám xét nhà của người phải tuân thủ những nguyên tắc nào?

Trả lời:

Những nguyên tắc cần tuân thủ khi thực hiện khám xét nhà của người khác:

+ Khám xét khi đối tượng cần gặp có ở nhà.  + Khám xét khi đối tượng cần gặp có ở nhà.

+ Có người đủ 18 tuổi trở lên ở nhà. + Có người đủ 18 tuổi trở lên ở nhà.

+ Có cán bộ địa phương, người chứng kiến hành vi khám xét nhà. + Có cán bộ địa phương, người chứng kiến hành vi khám xét nhà.

Câu 7: Em sẽ làm gì khi chứng kiến có người đang cố tình xâm nhập bất hợp pháp nhà của một người trong khu dân cư?

Trả lời:

Nếu trông thấy có người cố tình xâm nhập bất hợp pháp nhà của một người trong khu dân cư, em sẽ báo cho ban quản lí tòa nhà để họ có biện pháp xử lí kịp thời.

Câu 8: Hai đồng chí công an đang truy bắt tội phạm, phát hiện tên tội phạm chạy tắt đường lẻn vào nhà chị L để trốn. Các chị không suy nghĩ nhiều liền chạy vào nhà chị L để bắt giữ đối tượng tội phạm. Theo em, việc làm của hai đồng chí công an có bị coi là hành vi xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp của công dân hay không?

Trả lời:

Hành vi của hai đồng chí cảnh sát không bị coi là xâm nhập bất hợp pháp vì đang thực hiện nhiệm vụ truy bắt tội phạm

Câu 9: Công dân có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện nghiêm túc những quy định của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Trả lời:

– Công dân có trách nhiệm tìm hiểu những quy định của pháp luật về quyền được đảm bảo an tòa và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín; tự giác thực hiện và vận động những người xung quanh chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Câu 10: Hành vi đọc trộm các thông tin về đời tư cá nhân của người khác gây ra các hậu quả gì?

Trả lời:

Những hậu quả của việc đọc trộm các thông tin về đời tư của người khác:

+ Là hành vi xâm phạm đến đời tư cá nhân của người khác.  + Là hành vi xâm phạm đến đời tư cá nhân của người khác.

+ Gây ảnh hưởng đến danh dự của người khác. + Gây ảnh hưởng đến danh dự của người khác.

+ Làm lộ các thông tin cần bảo mật. + Làm lộ các thông tin cần bảo mật.

Câu 11: Hôm nay mẹ T đi vắng nhưng tình cờ có một bức thư được giao đến cho mẹ, T tò mò muốn biết nội dung bên trong thư là gì nên đã lén mở ra đọc thử. Sau khi đọc xong T dán lại phong thư như ban đầu. Theo em, T có đang vi phạm về quyền được đảm bảo và bí mật thư tín, điện tín không?

Trả lời:

T có vi phạm về quyền được đảm bảo và bí mật thư tín vì đã tự ý mở ra đọc thử thư của mẹ, khi chưa có được sự đồng ý của mẹ.

Câu 12: M và T là hàng xóm và chơi rất thân với nhau. Từ nhỏ, hai bạn nhiều lần dùng đồ chung và luôn xem đó là chuyện bình thường. Tuần trước, M sang nhà T để rủ bạn đi chơi, trong lúc T đi thay đồ, M thấy điện thoại của T có tin nhắn nên đã mở ra đọc và trả lời hộ bạn. Khi biết chuyện, T không vui và muốn góp ý để M không tự ý đọc điện thoại của người khác.

Nếu là T, trong trường hợp này, em sẽ làm gì để M hiểu và tôn trọng quyền được bảo mật điện thoại của công dân?

Trả lời:

Nếu em là T, trong trường hợp này, em sẽ ngồi nói chuyện với M về quyền riêng tư của mỗi người, đồ cá nhân của mỗi người; có đồ chúng ta có thể chia sẻ được nhưng có những đồ nếu không được sự đồng ý của người khác thì không nên động vào, để thể hiện sự tôn trọng của mình với người đó  và đồng thời cũng thực hiện đúng quyền được bảo mật về điện thoại của người khác.

Câu 13: Những hành vi xâm phạm đến quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin sẽ bị xử phạt như thế nào? 

Trả lời:

– Hành vi xâm phạm quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của người khác tùy theo tính chất, mức độ có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường. 

Câu 14: Em hãy cho biết hậu quả của hành vi tự do ngôn luận không kiểm soát?

Trả lời:

Những hậu quả của hành vi tự do ngôn luận không kiểm soát:

+ Có những hành vi bịa chuyện vu khống, phỉ báng cá nhân;  + Có những hành vi bịa chuyện vu khống, phỉ báng cá nhân;

+ Bôi nhọ, phân biệt chủng tộc, tôn giáo, kích động bạo lực, gây hận thù và những hành vi đăng tải, phát tán thông tin sai lệch, xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền;  + Bôi nhọ, phân biệt chủng tộc, tôn giáo, kích động bạo lực, gây hận thù và những hành vi đăng tải, phát tán thông tin sai lệch, xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền;

+ Bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc; thông tin sai sự thật, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.  + Bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc; thông tin sai sự thật, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Câu 15: Là một người dùng Facebook khá thường xuyên, chị P thường chia sẻ lại các mẹo làm đẹp được người khác đăng tải lên mà không biết thông tin từ các bài đăng đó đã được xác thực hay chưa. Theo em, việc làm của chị P có thể gây ra các hậu quả gì?

Trả lời:

Việc chị P không kiểm soát được nguồn gốc các thông tin mà mình đăng tải lên các trang mạng xã hội vô tình sẽ làm nhiều người có thể tiếp cận được với các thông tin giả mạo, không đáng tin cậy, gây nhiễu loạn thông tin.

Câu 16: M xảy ra mâu thuẫn với A là bạn cùng lớp nên đã viết bài bày tỏ những cảm xúc tiêu cực về A đăng lên một nhóm kín trên mạng xã hội. Bài viết của M đã nhận được nhiều phản hồi từ các thành viên cùng nhóm, trong đó, phần lớn các bạn bình luận tỏ thái độ đồng tình, ủng hộ M và có những bình luận xúc phạm A.

Theo em, hành vi của các chủ thể trong tình huống trên có vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin không? Vì sao?

Trả lời:

+ Những hành vi của các bạn trong tình huống trên đã vi phạm vào quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tiếp cận thông tin của công dân.  + Những hành vi của các bạn trong tình huống trên đã vi phạm vào quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tiếp cận thông tin của công dân.

+ Vì có những hành vi cố tình đăng các thông tin sai sự thật lên mạng xã hội nhằm hạ danh tiếng của người khác và có hành động hùa theo các thông tin chưa được xác định mà công kích người khác. + Vì có những hành vi cố tình đăng các thông tin sai sự thật lên mạng xã hội nhằm hạ danh tiếng của người khác và có hành động hùa theo các thông tin chưa được xác định mà công kích người khác.

Câu 17: Những hành vi xâm phạm đến quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo sẽ bị xử phạt như thế nào? 

Trả lời:

– Hành vi xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của người khác tùy theo tính chất, mức độ có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường. 

Câu 18: Tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khỏe, thời gian, tài sản, tính mạng được gọi là?

Trả lời:

Những hành vi tín tưởng cố chấp vào những điều nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên,… dẫn tới các hậu quả xấu cho cá nhân, cộng đồng được gọi là mê tín dị đoan.

Câu 19: Là một người không theo bất kì tôn giáo nào, nhưng chị N luôn muốn được tìm hiểu rõ nét hơn về đời sống tinh thần của những người theo tôn giáo, nên chị đã tìm đọc nhiều tài liệu về các tôn giáo khác nhau. Theo em, hành động của chị N thể hiện điều gì?

Trả lời:

Việc làm của chị N thể hiện chị là một người biết tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Tìm hiểu về những tôn giáo không chỉ giúp chị có thêm được các kiến thức mà còn giúp chị am hiểu sâu hơn về đời sống tinh thần của những người theo một tôn giáo nhất định.

Câu 20: Xã B là một xã miền núi, phần lớn dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống rất khó khăn. Gần đây, trên địa bàn xã xuất hiện một số người lạ mặt đến truyền đạo. Họ lén lút tiếp cận các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tặng quà và tiền, sau đó tuyên truyền, vận động những gia đình này đi theo đạo mới để được thoát nghèo, để có tiền mua xe, xây nhà. Tin lời nhóm người này, ông Q đã đồng ý gia nhập đạo, dỡ bỏ bàn thờ tổ tiên, bỏ bê công việc nương rẫy để nghe giảng đạo và ép buộc vợ con cũng phải thực hiện giống mình.

Theo em, hành vi của các chủ thể trong tình huống trên có vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo không? Vì sao?

Trả lời:

+ Hành vi của chủ thể trong tình huống trên vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.  + Hành vi của chủ thể trong tình huống trên vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.

+ Vì đã không có ý thức tìm hiểu về các quy định của Nhà nước về các quy định về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, không nhận thức được các tà đạo và tham gia vào các hoạt động đó; dẫn đến bỏ bê lao động làm hư hại đi văn hóa tốt đẹp của dân tộc. + Vì đã không có ý thức tìm hiểu về các quy định của Nhà nước về các quy định về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, không nhận thức được các tà đạo và tham gia vào các hoạt động đó; dẫn đến bỏ bê lao động làm hư hại đi văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay