Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức Chủ đề 9: Một số quyền tự do cơ bản của công dân (P4)
Bộ câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Chủ đề 9: Một số quyền tự do cơ bản của công dân. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 9
MỘT SỐ QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
Câu 1: Gia đình anh H theo tôn giáo X từ lâu đời nên khi biết tin anh muốn cưới chị Q là người theo tôn giáo G một số người thân của anh đã tỏ thái độ không hài lòng. Họ nhiều lần chê bai, có những lời lẽ không hay khi nhận xét về những người theo tôn giáo G và khuyên anh H nên bỏ chị O để lấy người khác. Bố anh cũng ra điều kiện chỉ cho phép anh và chị O cưới nhau nếu chị O từ bỏ tôn giáo G đễ theo tôn giáo X giống gia đình mình.
Em hãy cho biết, trong tình huống trên, những hành vi nào vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo? Vì sao?
Trả lời:
- Những hành vi vi phạm đến quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của công dân: - Những hành vi vi phạm đến quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của công dân:
+ Không cho phép anh H và chị O lấy nhau do không cùng tôn giáo. + Không cho phép anh H và chị O lấy nhau do không cùng tôn giáo.
+ Ép buộc chị O phải từ bỏ tôn giáo của mình mới được lên duyên với anh H. + Ép buộc chị O phải từ bỏ tôn giáo của mình mới được lên duyên với anh H.
- Vì Nhà nước ta đã quy định về quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng, mọi người đều phải tôn trọng tín ngưỡng và tôn giáo của người khác, không được phép có thái độ chê bai, khinh miệt tôn giáo của người khác,… nên hành vi cấm cản của gia đình anh H đã vi phạm về quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng của công dân. - Vì Nhà nước ta đã quy định về quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng, mọi người đều phải tôn trọng tín ngưỡng và tôn giáo của người khác, không được phép có thái độ chê bai, khinh miệt tôn giáo của người khác,… nên hành vi cấm cản của gia đình anh H đã vi phạm về quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng của công dân.
Câu 2: Theo em, hành vi ép buộc người khác phải bỏ tôn giáo hoặc ép họ phải theo tôn giáo mà mình đang theo vi phạm vào quyền gì của công dân?
Trả lời:
Những hành vi ép buộc người khác phải từ bỏ tôn giáo của họ, theo một tôn giáo khác đã vi phạm vào quyền được tự do tôn giáo tín ngưỡng mà Đảng và Nhà nước đã ban hành.
Câu 3: Công dân có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
Trả lời:
– Công dân có trách nhiệm:
+ Tuân thủ Hiến pháp, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và quy định khác của pháp luật có liên quan; + Tuân thủ Hiến pháp, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác; + Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác;
+ Tôn trọng những lễ hội tín ngưỡng, hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng của mọi tôn giáo; + Tôn trọng những lễ hội tín ngưỡng, hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng của mọi tôn giáo;
+ Tôn trọng những cơ sở thờ tự như đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ và những cơ sở tương tự khác; + Tôn trọng những cơ sở thờ tự như đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ và những cơ sở tương tự khác;
+ Không được bài xích, gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không có tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau; + Không được bài xích, gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không có tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau;
+ Tuyên truyền và lên án các hành vi mê tín dị đoan; + Tuyên truyền và lên án các hành vi mê tín dị đoan;
+ Lên án, đấu tranh với các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường, đạo đức xã hội, thân thể, sức khoẻ, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. + Lên án, đấu tranh với các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường, đạo đức xã hội, thân thể, sức khoẻ, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
Câu 4: N đăng tải và chia sẻ lại các thông tin từ các hội, nhóm trên mạng xã hội mà không quan tâm thông tin đó có đúng sự thật hay không.
Nếu là bạn của N, em sẽ khuyên N như thế nào để bạn hiểu được tác hại và không lặp lại các hành vi đó nữa?
Trả lời:
+ Nếu em là bạn của N, em sẽ khuyên bạn không nên đăng các thông tin không rõ nguồn gốc và tính xác thực của thông tin lên các trang mạng xã hội. + Nếu em là bạn của N, em sẽ khuyên bạn không nên đăng các thông tin không rõ nguồn gốc và tính xác thực của thông tin lên các trang mạng xã hội.
+ Vì việc chia sẻ các thông tin sai sự thật như một các ủng hộ chúng được tồn tại trong cuộc sống của chúng ta, có thể gây ảnh hưởng tới nhiều người có thể đọc khi vô tình tiếp cận với những thông tin đó. + Vì việc chia sẻ các thông tin sai sự thật như một các ủng hộ chúng được tồn tại trong cuộc sống của chúng ta, có thể gây ảnh hưởng tới nhiều người có thể đọc khi vô tình tiếp cận với những thông tin đó.
Câu 5: Việc ông A sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để tung các tin đồn nhảm không đúng sự thật sẽ bị phạt như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định của Nhà nước Việt Nam hiện hành việc làm của ông A có thể bị phạt tu từ 1 đến 5 năm.
Câu 6: Vì sao Nhà nước ban hành quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí nhưng phải đặt tất cả trong sự kiểm soát?
Trả lời:
Vì nếu không có sự kiểm soát, sàng lọc, những thành phần vin vào quyền sẽ làm ra các hành động trái với pháp luật gây ra tình hình mất ổn định an ninh xã hội.
Câu 7: Công dân có trách nhiệm như thế nào về quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
Trả lời:
Công dân có trách nhiệm biết những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin, xây dựng ý thức tự giác thực hiện và vận động những người xung quanh chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật về quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
Câu 8: Các chủ thể dưới đây đã thực hiện đúng hay vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân? Vì sao?
- a. Vào giờ ra chơi, khi thấy bức thư rơi ra từ ngăn bàn của bạn H cùng lớp, U đã nhặt lên và mở ra đọc, sau đó dùng keo dán lại kín và để lại chỗ cũ.
- b. Y yêu cầu em trai không được cài mật khẩu điện thoại để thỉnh thoảng kiểm tra.
- c. Anh Q nhắc nhở khách hàng xóa dữ liệu trên máy khi thu mua điện thoại cũ.
- a. U đã vi phạm về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín. Vì đã tự ý mở và đọc thư của bạn H.
- b. Y đã vi phạm quyền được đảm bảo an toàn về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Vì có hành vi cưỡng ép để kiểm tra điện thoại của em.
- c. Anh Q đã thực hiện tốt quyền được đảm bảo an toàn về điện thoại của công dân. Vì khi xóa hết dữ liệu trong máy cũ đi thì người khác sẽ không có cơ hội lấy các thông tin đó để làm các việc không chính đáng.
Câu 10: Nếu tiết lộ hoặc làm phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của các thành viên trong gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thì sẽ bị phạt như thế nào?
Trả lời:
Nếu tiết lộ hoặc làm phát tán các tư liệu, tài liệu, bí mật đời tư của người khác mà gây ảnh hưởng đến nhân phẩm, danh dự của họ thì sẽ bị phạt 1.000.000 – 1.500.000 đồng
Câu 11: Những hành vi vi phạm về quyền được đảm bảo an toàn, bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân sẽ gây ra các hậu quả gì? Người vi phạm sẽ bị xử lí như thế nào?
Trả lời:
+ Hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân gây nên những hậu quả tiêu cực như: xâm phạm đời sống riêng tư an toàn và bí mật cá nhân của công dân; gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tính mạng, tâm lí, danh dự, nhân phẩm, tiền bạc, học tập, công việc của công dân; gây ảnh hưởng xấu đến tính tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lí hành chính;... + Hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân gây nên những hậu quả tiêu cực như: xâm phạm đời sống riêng tư an toàn và bí mật cá nhân của công dân; gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tính mạng, tâm lí, danh dự, nhân phẩm, tiền bạc, học tập, công việc của công dân; gây ảnh hưởng xấu đến tính tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lí hành chính;...
+ Người thực hiện hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, xử lí hình sự và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật. + Người thực hiện hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, xử lí hình sự và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Câu 12: K và bạn vô tình làm rơi quyển truyện xuống ban công nhà tầng dưới nên vội vàng chạy xuống để xin lại. Xuống đến nơi, K thấy cửa nhà hàng xóm chỉ khép hờ nhưng gọi không thấy ai trả lời. Người bạn thấy vậy liền bảo K cứ mở cửa vào lấy quyển truyện, mình chỉ nhặt đồ của mình làm rơi nên sẽ không sao?
Nếu là K, trong trường hợp này, em sẽ làm gì để thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
Trả lời:
Nếu là K trong trường hợp này, em sẽ không tự ý mở cửa vào nhà hàng xóm để nhặt truyện. Em sẽ đợi khi có người trả lời mới xin vào nhặt truyện hoặc trở về nhà khi nào thấy có người bên nhà đó đi về rồi sang xin lại truyện.
Câu 13: Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện nghiêm túc quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Trả lời:
Học sinh không được tự ý vào chỗ ở của người khác khi chưa được sự đồng ý; cần tích cực học tập, tìm hiểu các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân; có ý thức tôn trọng, chỗ ở của người khác; tuân thủ các quy định cảu Hiến pháp và pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân; tham gia tuyên truyền, vận động, phổ biến các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở đến mọi người xung quanh.
Câu 14: A là bạn thân của B, do thích đọc truyện conan nên B hay sang nhà A mượn, có lần nhà A không có ai ở nhà, B tự ý mở cửa lên phòng của A trả cuốn truyện cũ và lấy cuốn truyện mới về đọc. Hành động của đó vi phạm về quyền nào?
Trả lời:
Hành vi của B đã vi phạm vào quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, vì B đã tự ý vào nhà của A để tìm cuốn truyện khi chưa có sự đồng ý của bất kì ai trong nhà.
Câu 15: Hành vi đuổi người khác ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ vi phạm vào quyền lợi nào của công dân?
Trả lời:
Hành vi đuổi người khác ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ đã xâm phạm vào quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Câu 16: Công dân có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện đúng quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?
Trả lời:
Công dân có trách nhiệm học tập, nắm vững những quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, tự giác thực hiện quy định về quyền này, vận động những người xung quanh chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật về bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Câu 17: Vì sao cần phải có luật bất khả xâm phạm về thân thể, bảo hộ tính mạng, danh dự, nhân phẩm của công dân?
Trả lời:
- Nhà nước ban hành luật về luật bất khả xâm phạm về thân thể, bảo hộ tính mạng, danh dự, nhân phẩm để bảo vệ cho sự an toàn cho người dân. - Nhà nước ban hành luật về luật bất khả xâm phạm về thân thể, bảo hộ tính mạng, danh dự, nhân phẩm để bảo vệ cho sự an toàn cho người dân.
- Không ai được có hành vi xâm phạm đến cơ thể của người khác dưới mọi hình thức. - Không ai được có hành vi xâm phạm đến cơ thể của người khác dưới mọi hình thức.
Câu 18: Mỗi người nên có thái độ như thế nào đối với quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân?
Trả lời:
Trách nhiệm của công dân:
+ Mỗi người có trách nhiệm tìm hiểu về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. + Mỗi người có trách nhiệm tìm hiểu về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.
+ Có ý thức tôn trọng thân thể của mình và của người khác. + Có ý thức tôn trọng thân thể của mình và của người khác.
+ Lên án các hành vi làm tổn hại đến thân thể, nhân phẩm của mình và của người khác. + Lên án các hành vi làm tổn hại đến thân thể, nhân phẩm của mình và của người khác.
Câu 19: Những người có hành động vi phạm tới quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người khác sẽ bị xử lý như thế nào?
Trả lời:
Những người thực hiện hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân, tùy theo tính chất, tùy theo mức độ vi phạm, có thể bị kỉ luật, xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Câu 20: Thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân? Nêu ví dụ
Trả lời:
- Theo Hiến pháp 2013 thì quyền được bảo hộ sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm của công dân là: - Theo Hiến pháp 2013 thì quyền được bảo hộ sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm của công dân là:
+ Mọi người đều có quyền được sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật. + Mọi người đều có quyền được sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật.
+ Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác xâm phạm đến thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. + Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác xâm phạm đến thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
- Ví dụ về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân: - Ví dụ về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân:
Anh A có hành vi chửi bới, lăng mạ chị B về những điều không đúng sự thật. Chị B đã yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ chị trước anh A. Khi xét thấy anh A có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của chị B, cơ quan quyết định xử phạt hành chính với anh A, với số tiền 10.000.000 đồng.