Câu hỏi tự luận lịch sử 7 chân trời sáng tạo Bài 21: Vùng đất phía nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kì XVI

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 21: Vùng đất phía nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kì XVI. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 7 chân trời sáng tạo

Xem: => Giáo án lịch sử 7 chân trời sáng tạo (bản word)

CHƯƠNG 6: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XV ĐẾN

ĐẦU THẾ KỈ XVI

BÀI 21: VÙNG ĐẤT PHÍA NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ X

ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI

  1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Tình hình kinh tế của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?

Trả lời:

Tình hình kinh tế ở vùng đất phía Nam:

- Nông nghiệp:

+ Việc trồng lúa giữ vai trò nuôi sống dân Chăm-pa và những lớp dân di cư từ Đại Việt vào phía Nam.

+ Vào thế kỉ X, nghề đánh cá tiếp tục phát triển nhờ biển khơi và kỹ thuật đóng thuyền.

- Thủ công nghiệp: Một số nghề thủ công duy trì và phát triển: đồ gốm, dệt vải, đóng thuyền,..

- Thương nghiệp: các công đồng cư dân ven biển còn buôn bán sản vật, trao đổi hàng hóa với thương nhân nước ngoài.

Câu 2: Đời sống của người Việt khi di cư vào vùng đất phía Nam cùng sinh sống với người Chăm diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Từ Quảng Bình đến Phú Yên, người Việt và người Chăm cùng sinh sống hòa thuận, tạo nên những cộng đồn cư dân mới, hòa nhập về văn hóa. Đời sống yên bình nên dân số tăng nhanh vào thế kỉ XV.

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Sau khi sáp nhập các vùng Chiêm Động, Cổ Lũy và Vi-giay-a vào lãnh thổ Đại Việt, vua Lê Thánh Tông đã cho lập đạo thừa tuyên nào?

Trả lời:

- Nửa sau thế kỉ XIV đến cuối thế kỉ XV, những xung đột giữa hai nhà nước ok Chăm-pa và Đại Việt lại tái diễn, dẫn đến sự sáp nhập dần các vùng Chiêm Động (Quảng Nam), Cổ Lũy (Quảng Ngãi) và Vi-giay-a (Bình Định) Vào Đại Việt.

- Năm 1471, cua Lê Thánh Tông cho lập đạo Quảng Nam bao gồm các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay.

Câu 2: Tình hình văn hóa của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?

Trả lời:

Tình hình văn hóa:

+ Từ Quảng Bình đến Phú Yên, người Việt, Chăm cùng sinh sống hòa thuận, tạo nên cộng đồng cư dân mới, hòa nhập về văn học. Đời sống bình yên nên dân số tang vào thế kỉ XV.

+ Khi đến vùng cư trú mới, bên cạnh tín ngưỡng truyền thống dân tộc, người Việt tôn trọng và tiếp thu tín ngưỡng người Chăm.

+ Nhiều phong tục độc đáo thể hiện sự hòa nhập giữa hai nền văn hóa xuất hiện. Nhiều đền, tháp Chăm trở thành nơi thờ cúng chung của cả người Việt và Chăm.

Câu 3: Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian:

  1. Vua Chăm-pa nhường ba châu Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh cho Đại Việt.
  2. Các vùng Chiêm Động, Cổ Lũy và Vi-giay-a được sáp nhập vào Đại Việt.
  3. Vua Chế Mân cắt châu Ô, châu Rí làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân.
  4. Vua Lê cho lập đạo thừa tuyên Quảng Nam.

Trả lời:

Sắp xếp theo trình tự thời gian: 1 – 3 – 2 – 4.

Câu 4: Hãy nêu sự ra đời của vương triều Vi-giay-a?

Trả lời:

Sự ra đời của vương triều Vi-giay-a:

- Năm 988, một quý tộc người Chăm-pa đã lập ra Vương triều Vi-giay-a, mở ra một thời kì phát triển mới của Vương quốc Chăm-pa.

- Kinh đô được chuyển về Vi-giay-a (còn gọi là Đồ Bàn hay Chà Bàn, thuộc An Nhơn, Bình Định ngày nay).

 

Câu 5: Giai đọan nào là thời kì thịnh vượng của Chăm-pa?

Trả lời:

Giai đọan từ năm 1220 – 1353 là thời kì thịnh vượng của vương triều Vi-giay-a cũng như trong lịch sử Vương quốc Chăm-pa. Chăm-pa thoát khỏi ách đô hộ của Chân Lạp củng cố chính quyền mở rộng và thống nhất lãnh thổ…

 

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI có tình hình chính trị như thế nào?

Trả lời:

Vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI có tình hình chính trị:

- Việc cai trị vùng đất Nam Bộ phải giao cho những người thuộc dòng dõi vua Phù Nam. 

- Từ khoảng cuối thế kỉ XIV, Chân Lạp phải lo đối phó với các cuộc tấn công của quân Xiêm nên càng không có khả năng kiểm soát trực tiếp vùng đất Nam Bộ.

 

Câu 2: Nền kinh tế của các vương quốc Chăm-pa và Đại Việt có điểm gì giống nhau?

Trả lời:

Chăm-pa và Đại Việt thuộc lãnh thổ Việt Nam hiện nay. Ở Chăm-pa và Đại Việt có điều kiện thuận lợi trồng cây lúa nước (có nhiều dòng sông lớn cung cấp nguồn nước dồi dào; có đồng bằng phù sa màu mỡ; khí hậu nóng ẩm…) nên kinh tế chính là nông nghiệp trồng lúa nước

 

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Lập bảng tóm tắt về tình hình văn hóa Chăm-pa từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI. 

Trả lời:

Lĩnh vực

Thành tựu

Tôn giáo – tín ngưỡng

- Hin-đu giáo có vị trí quan trọng nhất ở Chăm-pa.

- Phật giáo tiếp tục có những bước phát triển.

- Tín ngưỡng phồn thực được phổ biến rộng rãi trong cư dân. 

Chữ viết

Chữ Chăm không ngừng được cải tiến và hoàn thiện. 

Kiến trúc – điêu khắc

- Các đền tháp xây dựng bằng gạch nung và trang trí phù điêu như cụm đền tháp Dương Long (Bình Định), Po-na-ga (Khánh Hòa), Pô Kơ-long Ga-rai (Ninh Thuận),... 

- Sử dụng trống, kèn Sa-ra-na,... trong các buổi múa hát. Những điệu múa nổi tiếng gồm có múa lụa, múa quạt, đặc biệt là vũ điệu Áp-sa-ra. 

 

Câu 2: Đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, trên vùng đất thuộc vương quốc Chăm-pa, chiến tranh thường xuyên diễn ra giữa Chăm-pa và 2 nước láng giềng là những nước nào?

Trả lời:

Đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, trên vùng đất thuộc vương quốc Chăm-pa, chiến tranh thường xuyên diễn ra giữa Chăm-pa và 2 nước láng giềng là Cam-pu-chia và Đại Việt.

=> Giáo án lịch sử 7 chân trời sáng tạo bài 21: Vùng đất phía nam từ đầu thế kỉ x đến đầu thế kỉ XVI (2 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay