Câu hỏi tự luận Lịch sử 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Chương 2: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 2: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 7 chân trời sáng tạo.

Xem: => Giáo án lịch sử 7 chân trời sáng tạo (bản word)

ÔN TẬP CHƯƠNG 2. TRUNG QUỐC TỪ THẾ KỶ VII ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX

Câu 1: Hãy lập sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (từ thời Đường đến thời Thanh). 

Trả lời:

Sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (từ thời Đường đến thời Thanh):

Câu 2: Nêu những nội dung cơ bản của Nho giáo.

Trả lời:

Nội dung cơ bản của Nho giáo:

- Chủ trương dùng đạo đức để cai trị và duy trì tôn ti trật tự xã hội.

- Nho giáo chủ trương duy trì kỉ cương xã hội trên cơ sở phải tuân theo Tam cương, Ngũ thường

- Phụ nữ phải tuân theo Tam tòng, Tứ đức

- Từ thời Đường trở đi, việc tổ chức các khoa thi đều lấy nội dung trong sách Nho giáo để làm đề thi.

 

Câu 3:  Em hãy nêu những biểu hiện sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường.

Trả lời:

Những biểu hiện sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường:

- Bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.

- Các hoàng đế cử người thân tín cai quản các địa phương, nhiều khoa thi được mở ra để triều đình tuyển chọn nhân tài làm quan.

- Nhà Đường tiếp tục chính sách bành trướng lãnh thổ và đến cuối thế kỉ VII, lãnh thổ nhà Đường rộng gần gấp đôi nhà Hán.

- Về kinh tế:

+ Nhà Đường ban hành những chính sách phát triển nông nghiệp như miễn giảm sưu thuế, lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân.

+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp đều phát triển: gốm sứ và tơ lụa của Trung Quốc theo con đường tơ lụa đi đến tận phương Tây. Con đường tơ lụa trở thành tuyến đường buôn bán quốc tế với sự tham gia của thương nhân khắp thế giới.

- Trong hai thế kỉ VII - VIII, đô thi Trường An có khoảng 2 triệu người sinh sống, bao gồm cả người của nước khác.

Câu 4: Vì sao Nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc?

Trả lời:

Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc vì các triều đại phong kiến Trung Quốc đều chú trọng củng cố quyền lực tối cao của nhà vua và dòng họ. Đồng thời củng cố bộ máy chính quyền làm sao với tay xuống tận các địa phương. Đi liền với những chính sách này, các triều đại phong kiến cần có một hệ tư tưởng đi kèm. Nho giáo bao gồm các quan niệm về quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng vợ là giường mối, kỉ cương đạo đức phong kiến. Nho giáo mặc dù sau này có ít nhiều thay đổi qua các thời đại nhưng vẫn là công cụ tinh thần để bảo vệ chế độ phong kiến… => Nho giáo trở thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội phong kiến Trung Quốc bởi nó là công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền.

Câu 5: Mô tả sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường qua mô hình phục dựng 6.2:

 

Trả lời:

Thông qua mô hình phục dựng 6.2, ta thấy được khung cảnh mua bán tấp nập, đông đúc của đô thị Trường An với sự tham gia của thương nhân của khắp thế giới thông qua hình ảnh lạc đà và ngựa - phương tiện vận chuyển hàng hoá lúc bấy giờ.

Câu 6: Hãy kể tên ba tác giả tiêu biểu của thơ đường và “tứ đại danh tác” của văn học Trung Quốc.

Trả lời:

- Ba tác giả tiêu biểu của thơ Đường: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị

- Tứ đại danh tác của Trung Quốc gồm: Thủy Hử (Thi Nại Am), Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung), Tây Du Kí (Ngô Thừa Ân), Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần)

 

Câu 7: Mô tả sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường qua mô tư liệu 6.3. 

Trả lời:

Với tư liệu 6.3, chúng ta thấy được sự no đủ về lương thực và sự phát triển của kinh tế nông nghiệp Trung Quốc dưới thời Đường.

Câu 8: Hãy nêu các thành tựu tiêu biểu của sử học Trung Quốc thời phong kiến.

Trả lời:

- Các thành tựu sử học tiêu biểu của Trung Quốc: Sử kí của Tư Mã Thiên, Hán thư, Đường thư, Tống sử, Minh sử,...

 

Câu 9: Em hãy mô tả những biểu hiện sự phát triển kinh tế dưới thời Minh - Thanh về nông nghiệp.

Trả lời:

- Về nông nghiệp:

+ Sản xuất nông nghiệp gia tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng.

+ Các vua đầu triều Minh - Thanh thường giảm thuế khoá, chia ruộng đất cho nông dân đồng thời chú trọng công tác thuỷ lợi.

+ Việc áp dụng luân canh cây trồng, nhập nhiều giống cây trồng mới, xây dựng nhiều đồn điền chuyên canh trồng ngũ cốc hoặc chè, bông,...đã góp phần cho sự phát triển của nông nghiệp.

Câu 10: Kể tên các thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật Trung Quốc thời phong kiến và nêu nhận xét của em về những thành tựu đó.

Trả lời:

Các thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật Trung Quốc thời phong kiến:

- Về kiến trúc có 3 loại hình kiến trúc:

+ Kiến trúc cung điện, với các công trình tiêu biểu là: Tử Cấm Thành; Di Hòa Viên; Viên Minh Viên…

+ Kiến trúc tôn giáo, với các công trình tiêu biểu là: chùa Thiên Ninh, chùa Thiếu Lâm…

+ Kiến trúc lăng tẩm, với công trình nổi tiếng là: Thập Tam lăng.

- Nghệ thuật điêu khắc phong phú về đề tài và chất liệu, trong đó phải kể đến tượng Phật nghìn mắt, nghìn tay và tượng Phật trên núi Lạc Sơn.

- Về hội họa: nổi tiếng nhất là tranh thủy mặc (tranh vẽ bằng mực tàu)

* Nhận xét: Nghệ thuật của Trung Quốc thời kì phong kiến đã đạt đến trình độ đỉnh cao, với phong cách độc đáo cả về kiến trúc, điêu khắc và hội họa

 

Câu 11: Em hãy mô tả những biểu hiện sự phát triển kinh tế dưới thời Minh - Thanh về thủ công nghiệp.

Trả lời:

- Về thủ công nghiệp:

+ Thủ công nghiệp phát triển đa dạng, những nghề thủ công nổi tiếng nhất thời kì này là dệt tơ lụa, làm đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy,...

+ Các xưởng thủ công xuất hiện khắp nơi, phần lớn tập trung ở thành thị.

+ Thời nhà Thanh đã hình thành nên những khu vực chuyên môn hoá sản xuất và đông đảo người làm thuê.

Câu 12: Trong lĩnh vực Nho giáo, thống kê các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc và nêu nhận xét của em.

Trả lời:

  • Trong lĩnh vực Nho giáo, thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc là:

- Trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến

- Góp phần thúc đẩy sự phát triển của văn hóa Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực khác, ví dụ: khoa cử, văn học…

  • Nhận xét:

- Là hệ tư tưởng chính thống, chi phối xã hội Trung Quốc thời phong kiến

- Có ảnh hưởng sâu sắc tới nhiều quốc gia khác, như: Việt Nam, Nhật Bản…

Câu 13: Em hãy mô tả những biểu hiện sự phát triển kinh tế dưới thời Minh - Thanh về thương nghiệp.

Trả lời:

- Về thương nghiệp:

+ Hoạt động buôn bán trong và ngoài nước phát triển mạnh.

+ Quảng Châu trở thành thương cảng lớn nhất thu hút nhiều thương nhân nước ngoài đến buôn bán.

+ Hàng hoá Trung Quốc được buôn bán khắp thế giới, tập trung ở Ấn Độ, Ba Tư, Ả-rập và các nước Đông Nam Á.

Câu 14: Trong lĩnh vực Nghệ thuật, thống kê các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc và nêu nhận xét của em. 

Trả lời:

  • Trong lĩnh vực Nghệ thuật, thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc là:

- Nghệ thuật kiến trúc phát triển ở cả 3 loại hình: kiến trúc cung điện, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc lăng tẩm

- Nghệ thuật điêu khắc phong phú về đề tài và chất liệu.

- Nghệ thuật hội họa nổi tiếng nhất là tranh thủy mặc.

  • Nhận xét:

- Nghệ thuật của Trung Quốc thời kì phong kiến đã đạt đến trình độ đỉnh cao, với phong cách độc đáo cả về kiến trúc, điêu khắc và hội họa.

- Có đóng góp lớn cho nền văn minh nhân loại.

Câu 15: Bức tranh 6.6 cho em biết điều gì về hoạt động thương mại ở Trung Quốc thời Minh - Thanh?

Trả lời:

Bức tranh 6.6 cho thấy hoạt động thương mại buôn bán bằng đường biển ở Trung Quốc thời Minh - Thanh phát triển rất mạnh.

Câu 16: Em hãy tìm hiểu một số công trình kiến trúc của Trung Quốc thời phong kiến mà em yêu thích.

Trả lời:

Một số công trình kiến trúc thời phong kiến của Trung Quốc mà em thích như:

- Tử Cấm Thành (còn gọi là Cố Cung) là một cung điện hoàng gia được xây dựng lần đầu từ năm 1406 đến năm 1420 thời nhà Minh với tổng diện tích là 720.000 mét vuông, tọa lạc tại Đông Thành, Bắc Kinh, Trung Quốc. Ngày nay, nơi đây là điểm du lịch không thể không đến ở Bắc Kinh.

Vạn lý Trường Thành được xây dựng trong suốt 2.000 năm ở biên giới phía bắc của Trung Quốc thời phong kiến, với nhiều lớp tường thành song song với nhau. Tổng chiều dài của Vạn lý Trường Thành là hơn 21.000km, dài hơn một nửa chu vi Trái đất, với chiều cao trung bình 7,8 mét.

Chùa Thiếu Lâm Tự: Chùa được xây dựng vào năm 495, trong triều đại Bắc Ngụy. Sau hơn 1.500 năm tồn tại, nơi đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất Trung Quốc. Nó cũng từng nhiều lần bị hủy hoại, và được trùng tu.Chùa nổi tiếng với với các công trình như Thiên vương điện, Thiên Phật điện, Tàng kinh các, Lập Tuyết đình…

Câu 17: Tại sao thời Đường là thời kì thịnh vượng của phong kiến Trung Quốc?

Trả lời:

Thời Đường là thời kì thịnh vượng của phong kiến Trung Quốc bởi sự phát triển kinh tế của Trung Quốc dưới thời Đường cao hơn các triều đại trước đó về mọi mặt.

- Bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.

- Các hoàng đế cử người thân tín cai quản các địa phương.

- Nhiều khoa thi được mở ra để tuyển chọn nhân tài.

- Nhà Đường tiếp tục chính sách bành trướng lãnh thổ và đến cuối thế kỉ VII, lãnh thổ nhà Đường rộng gần gấp đôi nhà Hán.

- Nhà nước cũng thi hành nhiều biện pháp giảm tô thuế, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân, nhờ thế mà nông dân có ruộng cày cấy, sản xuất nông nghiệp được phát triển.

- Thủ công nghiệp và thương nghiệp đều phát triển: gốm sứ và tơ lụa của Trung Quốc theo con đường tơ lụa đi đến tận phương Tây. Con đường tơ lụa trở thành tuyến đường buôn bán quốc tế với sự tham gia của thương nhân khắp thế giới.

- Xã hội thời Đường đã đạt đến sự phồn thịnh.

Câu 18: Trong lĩnh vực Văn học - Sử học, thống kê các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc và nêu nhận xét của em. 

Trả lời:

  • Trong lĩnh vực Văn học - Sử học, thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc là:

- Văn học đạt được nhiều thành tựu ở các thể loại: thơ, từ, phú, kịch, tiểu thuyết.

- Sử học phát triển, có nhiều bộ sử lớn, như: Hán thư, Đường thư, Tống sử, Minh sử…

  • Nhận xét:

- Văn học, sử học phát triển mạnh mẽ, có đóng góp lớn cho nền văn minh nhân loại.

- Có ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa của nhiều quốc gia như: Việt Nam, Nhật Bản… (ví dụ: hệ thống điển tích, điển cố văn học; cách ghi chép sử…).

 

Câu 19: Điểm khác biệt nổi bật nhất của kinh tế thời Minh-Thanh so với thời Đường là gì?

Trả lời:

Điểm khác biệt nhất của kinh tế thời Minh – Thanh so với kinh tế thời Đường đó là: mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện.

Câu 20: Thời Minh - Thanh, trấn Cảnh Đức (Giang Tây) trở thành kinh đô đồ sứ của Trung Quốc. Em hãy viết 1 bài khoảng 15 dòng, giới thiệu về nghề làm đồ sứ ở Cảnh Đức.

Trả lời:

Thành phố Cảnh Đức Trấn nằm ở phía đông bắc tỉnh Giang Tây, giáp các tỉnh Chiết Giang, An Huy, là cái nôi sinh ra văn hóa gốm sứ và nghề chế tạo đồ gốm sứ của Giang Tây. Do có kỹ thuật sản xuất vượt trội, sản phẩm đạt chất lượng tốt mà Cảnh Đức Trấn trở thành nơi chuyên sản xuất đồ sứ cho triều đình. Đến đời Minh, Cảnh Đức Trấn đã trở thành trung tâm sản xuất đồ sứ của cả nước, được mệnh danh là kinh đô đồ sứ của Trung Quốc. Một trong những lý do tạo nên vẻ đẹp hoàn hảo cho đồ sứ tại Cảnh Đức Trấn là phải tuân thủ quy trình sản xuất nghiêm ngặt với sự phân công lao động rất kỹ càng. Cũng vì vậy mà những thợ tham gia vào từng khâu trong quá trình này đều rất điêu luyện. Tại Cảnh Đức Trấn, ở mọi khâu đều xuất hiện những người thợ, nghệ nhân lành nghề. Kỹ năng, kỹ thuật của họ đa phần được truyền thụ dựa trên nền tảng quan hệ huyết thống, nhưng thông thường chỉ truyền thụ trong nội tộc, tức truyền cho đầu trai, chứ không truyền cho đầu gái. Quy trình chế tác đồ sứ Cảnh Đức Trấn thường chia thành mấy công đoạn chính: tạo phôi, sửa phôi, tráng men, vẽ phôi và nung trong lò. Đồ sứ của Cảnh Đức Trấn thường có chất lượng tốt, tạo hình tinh xảo, hoa văn trang trí đa dạng, chủng loại phong phú, phong cách độc đáo. Có thể nói rằng, đồ gốm sứ đại diện cho văn hóa truyền thống, rực rỡ của Trung Quốc, có giá trị lịch sử quan trọng, trong đó tiêu biểu là đồ gốm sứ của Cảnh Đức Trấn.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay