Câu hỏi tự luận Lịch sử 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Chương 5: Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI (P4)

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 5: Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI (P4). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 7 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHƯƠNG 5. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XVI (PHẦN 4)

Câu 1: Nêu hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự thành lập của nhà Hồ?

Trả lời:

Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự thành lập của nhà Hồ:

- Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy yếu, không chăm lo phát triển kinh tế, đời sống nhân dân cực khổ, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp cả nước.

- Trước tình hình đó, năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần và lên làm vua, lập ra nhà Hồ

- Sau khi lên ngôi, Hồ Quý Ly thực hiện rất nhiều cải cách để phát triển đất nước, ổn định lòng dân

- Năm 1407, quân Minh sang xâm lược, cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại

Câu 2: Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? Nêu hoàn cảnh dẫn đến khởi nghĩa Lam Sơn?

Trả lời:

- Lê Lợi là người lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn

- Hoàn cảnh dẫn đến khởi nghĩa Lam Sơn:

+ Sau khi chiếm được nước ta nhà Minh nhanh chóng thiết lập bộ máy đô hộ thẳng tay đàn áp những cuộc khởi nghĩa của nhân dân.

+ Lê Lợi hào trường vùng Lam Sơn đã tích cực tích trữ lương thực, vũ khí, chờ đợi thời cơ khởi nghĩa và bí mật tập hợp những người cùng chí hướng. Đông đảo anh hùng hào kiệt đã tụ nghĩa về Lam Sơn, trong đó có Nguyễn Trãi.

+ Đầu năm 1418, Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương, truyền hịch, kêu gọi nhân dân khởi nghĩa.

 

Câu 3: Em hãy nêu chính sách của vương triều Lê sơ trong việc phục hồi và phát triển nông nghiệp?

Trả lời:

- Nhà Lê sơ đã ban hành nhiều chính sách để khôi phục và phát triển nông nghiệp, như:

+ Thực hiện chính sách quân điền, chia ruộng đất công cho các thành viên trong làng xã.

+ Cấm giết trâu, bò bừa bãi, cấm điều động dân phu trong mùa cấy gặt.

+ Đặt một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ,...

Câu 4: Tình hình kinh tế của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?

Trả lời:

Tình hình kinh tế ở vùng đất phía Nam:

- Nông nghiệp:

+ Việc trồng lúa giữ vai trò nuôi sống dân Chăm-pa và những lớp dân di cư từ Đại Việt vào phía Nam.

+ Vào thế kỉ X, nghề đánh cá tiếp tục phát triển nhờ biển khơi và kỹ thuật đóng thuyền.

- Thủ công nghiệp: Một số nghề thủ công duy trì và phát triển: đồ gốm, dệt vải, đóng thuyền,...

- Thương nghiệp: các công đồng cư dân ven biển còn buôn bán sản vật, trao đổi hàng hóa với thương nhân nước ngoài.

Câu 5: Em hãy nêu những cải cách của Hồ Quý Ly trong lĩnh vực chính trị - hành chính?

Trả lời:

Chính trị - Hành chính:

- Thống nhất bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương. Đặt chức An phủ sứ ở các lộ để quản mọi việc trong phủ, châu, huyện.

- Thông qua thi cử, tuyển chọn người đỗ đạt, bổ nhiệm làm quan.

- Dời đô về thành An Tôn (thành Tây Đô, Thanh Hóa).

Câu 6: Nghĩa quân Lam Sơn phải rút lên núi Chí linh bao nhiêu lần? Nêu những lần rút quân của nghĩa quân Lam Sơn.

Trả lời:

- Nghĩa quân Lam Sơn phải rút lên núi Chí linh 3 lần.

- Những lần rút quân của nghĩa quân Lam Sơn:

+ Năm 1418, Nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh lần 1.

+ Năm 1421, quân Minh mở cuộc càn quét buộc nghĩa quân rút lên núi Chí Linh lần 2, nghĩa quân trải qua nhiều khó khăn.

+ Năm 1424 quân Minh trở mặt tấn công → rút lên núi Chí Linh lần 3 → khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới.

 

Câu 7: Em hiểu chế độ “ngụ binh ư nông” là gì?

Trả lời:

Ngụ binh ư nông là chế độ quân sự mà vào thời bình cho về thay phiên nhau về quê làm ruộng, khi có chiến tranh thì lại được huy động chiến đấu. Chính sách này mang lại nhiều hiệu quả như:

- Đảm bảo một lực lượng quân đội lớn sẵn sàng huy động khi cần

- Cung cấp lao động cho hoạt động sản xuất nông nghiệp

- Giảm được ngân khố quốc gia cho việc nuôi quân đội khi một lực lượng lớn đã được cho về quê sản xuất.

Câu 8: Sau khi sáp nhập các vùng Chiêm Động, Cổ Lũy và Vi-giay-a vào lãnh thổ Đại Việt, vua Lê Thánh Tông đã cho lập đạo thừa tuyên nào?

Trả lời:

- Nửa sau thế kỉ XIV đến cuối thế kỉ XV, những xung đột giữa hai nhà nước Chăm-pa và Đại Việt lại tái diễn, dẫn đến sự sáp nhập dần các vùng Chiêm Động (Quảng Nam), Cổ Lũy (Quảng Ngãi) và Vi-giay-a (Bình Định) Vào Đại Việt.

- Năm 1471, cua Lê Thánh Tông cho lập đạo Quảng Nam bao gồm các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay.

 

Câu 9: Năm 2011, tổ chức UNESCO đã công nhận một công trình kiến trúc thời nhà Hồ là Di sản văn hoá thế giới. Theo em, đó là công trình nào? Trong vai một hướng dẫn viên du lịch, em hãy viết một bài giới thiệu về công trình đó.

Trả lời:

Năm 2011, tổ chức UNESCO đã công nhận Thành nhà Hồ là Di sản văn hoá thế giới

     Thành nhà Hồ là di tích lịch sử được xây dưới triều Trần, đây là một trong những tòa thành lũy bằng đá hiếm hoi còn sót lại trên thế giới và cũng là điểm du lịch rất được yêu thích tại Thanh Hoá.

Thành khi xưa có tên là thành Tây Đô, được vua Trần Nhân Tông giao cho quyền thần Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397. Đến năm 1400, Hồ Quý Ly lên ngôi vua, lấy quốc hiệu là Đại Ngu. Thành nhà Hồ chính thức trở thành kinh đô của triều đại mới. Thành nhà Hồ được xây dựng chỉ trong vòng 3 tháng, sau đó được tiếp tục hoàn thiện cho đến năm 1402. Nơi này có địa thế khá hiểm trở với núi non dựng đứng, sông nước bao quanh, vừa có ý nghĩa chiến lược trong phòng thủ quân sự, vừa phát huy được ưu thế giao thông đường thuỷ. Thành gồm có 4 khu chính. Thứ nhất là Thành nội. Thành nội có hình chữ nhật dài 870,5m theo chiều Bắc - Nam và 883,5m chiều Đông - Tây. Bốn cổng thành Nam - Bắc - Tây - Đông gọi là tiền - hậu - tả - hữu. Các cổng của thành nội đều xây kiểu vòm cuốn, đá xếp múi, các phiến đá được xây dựng đặc biệt lớn. Thành nhà Hồ có trình độ kỹ thuật xây vòm đá rất cao. Các phiến đá nặng hàng chục tấn được ráp với nhau một cách tự nhiên, không chất kết dính mà vẫn còn tồn tại sau 600 năm. Thứ hai là hào thành. Hào thành rộng khoảng hơn 90m với phần đáy rộng 52m, sâu hơn 6.5m. Để giữ độ chắc chắn cho Hào thành, người xưa đã dùng đá hộc, đá dăm lót ở phía dưới. Phía trước Hào thành là La thành. La thành hiện tại là tòa thành đất cao 6m, bề mặt rộng 9.2m, mặt ngoài dốc đứng, phía trong thoai thoải, mỗi bậc cao 1.5m, một số vị trí có lát thêm sỏi để gia cố. Toàn bộ La thành xây dựng dựa theo địa hình tự nhiên, tạo nên bức tường thiên nhiên hùng vĩ, có chức năng bảo vệ tòa thành và phòng chống lũ lụt. Cuối cùng là Đàn tế Nam giao. Đàn tế Nam giao được xây dựng ở phía Nam thành nhà Hồ, phía bên trong của La thành với diện tích là 35.000m2. Đàn tế được chia làm nhiều tầng, trong đó tầng đàn trung tâm cao 21.7m. Chân đàn cao khoảng 10.5m. Phần đàn tế trung tâm bao gồm ba vòng tường bao bọc lẫn nhau.

  Thành nhà Hồ là điểm du lịch lý tưởng, nơi du khách vừa có thể tận hưởng bầu không khí trong lành, thoáng đãng, yên tĩnh, vừa được tìm hiểu thêm về lịch sử Việt Nam. Ghé thăm nơi này, bạn như được quay ngược thời gian, trở về thời xa xưa, được tận mắt nhìn thấy, chạm tay vào những phiến đá để cảm nhận vẻ đẹp tiềm ẩn và huyền bí của thành nhà Hồ.

Câu 10: Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

Trả lời:

- Sau khi nhà Minh đánh bại cuộc kháng chiến của quân dân nhà Hồ, nhà Minh thiết lập chính quyền đô hộ trên khắp nước ta.

- Trong vòng 20 năm đô hộ nước ta, nhà Minh đã thi hành nhiều chính sách về chính trị, kinh tế văn hóa tàn bạo và thâm độc.

+ Về chính trị: Nhà Minh xóa bỏ quốc hiệu Đại Ngu, đổi thành Giao Chỉ, sáp nhập nước ta vào Trung Quốc.

+ Về kinh tế: Nhà Minh đặt ra hàng trăm thứ thuế, bắt phụ nữ và trẻ em nước ta mang về Trung Quốc làm nô tì.

+ Về văn hóa: Nhà Minh thi hành chính sách đồng hóa, ngu dân, bắt nhân dân ta phải bỏ phong tục tập quán của mình, cướp và thiêu hủy nhiều sách quý của ta.

- Chế độ thống trị tàn bạo của nhà Minh đã gây ra sự căm phẫn của dân tộc ta đối với quân xâm lược, nhân dân ta đã kiên quyết đứng lên đấu tranh chống lại chúng để giải phóng dân tộc.

⇒ Nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa Lam Sơn.

 

Câu 11: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ…Kẻ nào dám đem một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di” (Đại Việt sử kí toàn thư) Lời căn dặn trên của vua Lê Thái Tông phản ánh điều gì?

Trả lời:

Lời căn dặn của vua Lê Thánh Tông đã cho thấy ý thức của người đứng đầu về việc bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc. Nếu kẻ nào dám vi phạm thì sẽ bị nghiêm trị.

Câu 12: Tình hình văn hóa của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?

Trả lời:

Tình hình văn hóa:

+ Từ Quảng Bình đến Phú Yên, người Việt, Chăm cùng sinh sống hòa thuận, tạo nên cộng đồng cư dân mới, hòa nhập về văn học. Đời sống bình yên nên dân số tăng vào thế kỉ XV.

+ Khi đến vùng cư trú mới, bên cạnh tín ngưỡng truyền thống dân tộc, người Việt tôn trọng và tiếp thu tín ngưỡng người Chăm.

+ Nhiều phong tục độc đáo thể hiện sự hòa nhập giữa hai nền văn hóa xuất hiện. Nhiều đền, tháp Chăm trở thành nơi thờ cúng chung của cả người Việt và Chăm.

 

Câu 13: Hoàn thành sơ đồ tư duy theo yêu cầu bên cạnh về những cải cách của Hồ Quý Ly.

Trả lời:

 

Câu 14: Nguyễn Trãi đến với khởi nghĩa Lam Sơn như thế nào?

Trả lời:

- Năm 1416, Nguyễn Trãi trốn khỏi Đông Quan nơi bọn giặc Minh quản thúc ông và sau đó dâng “Bình Ngô sách” cho Lê Lợi ở Lỗi Giang, Thanh Hóa.

- Nguyễn Trãi đứng trong hàng ngũ chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn từ những ngày ở Lỗi Giang nhưng tên tuổi, sự nghiệp của ông ghi lại trong lịch sử dân tộc chỉ là từ sau khi nghĩa quân Lam Sơn rút về núi Chí Linh lần thứ ba

- Khi tới Lỗi Giang, Nguyễn Trãi đã làm lễ ra mắt lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn bằng bản “Bình Ngô sách” của ông nói về kế sách để đánh giặc.

Câu 15: Chính sách nào của vua Lê Thánh Tông đã giúp tập trung tối đa quyền lực vào tay nhà vua?

Trả lời:

Để tập trung quyền lực vào trong tay hoàng đế, vua Lê Thánh Tông đã bãi bỏ một số chức vụ cao cấp nhất như tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành kể cả tổng chỉ huy quân đội. Giúp việc cho vua là 6 bộ đứng đầu là các thượng thư.

 

Câu 16: Vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI có tình hình chính trị như thế nào?

Trả lời:

Vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI có tình hình chính trị:

- Việc cai trị vùng đất Nam Bộ phải giao cho những người thuộc dòng dõi vua Phù Nam.

- Từ khoảng cuối thế kỉ XIV, Chân Lạp phải lo đối phó với các cuộc tấn công của quân Xiêm nên càng không có khả năng kiểm soát trực tiếp vùng đất Nam Bộ.

Câu 17: Lập niên biểu những sự kiện tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ.

Trả lời:

Thời gian

Diễn biến

11/1406

Lấy cớ "phù Trần, diệt Hồ", hơn 20 vạn quân Minh do Trương Phụ, Mộc Thạnh chỉ huy tiến vào nước ta, nhà Hồ thất bại ở biên giới, lui về Đa Bang cố thủ.

1/1407

Nhiều trận chiến ác liệt diễn ra, thành Đa Bang thất thủ, Đông Đô cũng bị chiếm, nhà Hồ rút về cố thủ ở Tây Đô.

6/1407

Hồ Quý Ly và các con bị bắt, cuộc kháng chiến của nhà Hồ hoàn toàn thất bại.

Câu 18: Tại sao nghĩa quân Lam Sơn lại quyết định tiêu diệt viện binh của Liễu Thăng trước?

Trả lời:

- Giải thích:

+ Đạo quân của Liễu Thăng có tiềm năng nguy hiểm hơn đạo quân của Vân Nam

+ Đường tiến quân là trục đường rất quan trọng, là một tuyến giao thông truyền thống từ xưa, thành trì, dân cư nhiều

+ Hành quân lên ải Chi Lăng thuận lợi hơn quân ta sẽ được hỗ trợ nhiều hơn

+ Khu vực ải Chi Lăng là một trong những ải quan trọng của nước ta.

 

Câu 19: Hãy kể tên một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê sơ và những đóng góp của họ đối với sự phát triển của văn hóa dân tộc?

Trả lời:

Nhân vật

Đóng góp

Nguyễn Trãi

-Tư tưởng nhân nghĩa, thương dân

- Tác phẩm: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú,…

Lê Thánh Tông

- Hoàng đế anh minh, tài năng, tiến hành cải cách để đưa thời kì ông cai trị đạt đến đỉnh cao của chế độ quân chủ chuyên chế.

- Sáng lập hội Tao Đàn, để lại 300 bài thơ chữ Hán, Hồng Đức quốc âm thi tập bằng chữ Nôm

Ngô Sỹ Liên

Đại Việt sử kí toàn thư

Lương Thế Vinh

Đại Thành toán pháp, Thiển môn giáo khoa…

Câu 20: Đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, trên vùng đất thuộc vương quốc Chăm-pa, chiến tranh thường xuyên diễn ra giữa Chăm-pa và 2 nước láng giềng là những nước nào?

Trả lời:

Đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, trên vùng đất thuộc vương quốc Chăm-pa, chiến tranh thường xuyên diễn ra giữa Chăm-pa và 2 nước láng giềng là Cam-pu-chia và Đại Việt.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay