Câu hỏi tự luận Lịch sử 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Chương 5: Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI (P5)

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 5: Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI (P5). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 7 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHƯƠNG 5. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XVI (PHẦN 5)

Câu 1: Kể tóm tắt tiểu sử về Hồ Quý Ly?

Trả lời:

Hồ Quý Ly sinh năm 1336, chưa rõ năm mất là một người có tài và nhiều tham vọng. Hồ Quý Ly lấy em gái vua Trần Nghệ Tông. Con gái ông là hoàng hậu của vua Trần Thuận Tông (1377-1399). Nhờ những mối quan hệ đó, ông rất được vua Trần trọng dụng. Năm 1394, ông đã nắm giữ chức vụ cao nhất trong triều đình là Nhập nội phụ chính Thái sư Bình chương quân quốc trọng sự (tương đương với chức Tể tướng).

Câu 2: Tình hình nghĩa quân Lam Sơn trong những năm đầu hoạt động (1418 – 1423) diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Tình hình nghĩa quân Lam Sơn trong những năm đầu hoạt động (1418 – 1423):

- Những ngày đầu khởi nghĩa lực lượng còn non yếu, nghĩa quân gặp nhiều khó khăn.

- Quân Minh nhiều lần tấn công, bao vây căn cứ Lam Sơn.

- Nghĩa quân phải 3 lần rút lên núi Chí Linh và phải liên tiếp chống lại sự vây quét của giặc.

Câu 3: Những thay đổi qua cuộc cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông có ý nghĩa gì đối với Đại Việt thời Lê Sơ?

Trả lời:

Những thay đổi qua cuộc cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông có ý nghĩa:

- Hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương, quyền lực tập trung tối đa vào trong tay hoàng đế

- Tạo ra sự ổn định chính trị để phát triển kinh tế, văn hóa.

Câu 4: Đời sống của người Việt khi di cư vào vùng đất phía Nam cùng sinh sống với người Chăm diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Từ Quảng Bình đến Phú Yên, người Việt và người Chăm cùng sinh sống hòa thuận, tạo nên những cộng đồng cư dân mới, hòa nhập về văn hóa. Đời sống yên bình nên dân số tăng nhanh vào thế kỉ XV.

Câu 5: Mô tả những nét chính về cuộc kháng chiến của nhà Hồ chống quân xâm lược Minh.

Trả lời:

- Tháng 11 - 1406, lấy cớ “phù Trần, diệt Hồ”, hơn 20 vạn quân Minh do Trương Phụ, Mộc Thạnh chỉ huy tiến vào nước ta.

- Sau những thất bại ở biên giới, quân nhà Hồ lui về thành Đa Bang (Ba Vì, Hà Nội) cố thủ.

- Tháng 1 - 1407, nhiều trận chiến ác liệt giữa hai bên diễn ra trước thành Đa Bang.

- Cuối cùng, thành Đa Bang thất thủ, Đông Đô sau đó cũng nhanh chóng bị chiếm.

- Quân nhà Hồ rút về cố thủ ở Tây Đô.

- Tháng 6 - 1407, Hồ Quý Ly và các con bị bắt. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ hoàn toàn thất bại.

Câu 6: Hai trận đánh lớn nhất trong khởi nghĩa Lam Sơn là hai trận đánh nào? Vì sao nói đó là hai trận đánh lớn nhất của khởi nghĩa Lam Sơn?

Trả lời:

- Hai trận đánh lớn nhất trong khởi nghĩa Lam Sơn là hai trận đánh Tốt Động – Chúc Động và trận Chi Lăng – Xương Giang.

- Giải thích:

+ Trận Tốt Động – Chúc Động (cuối năm 1426) tiêu diệt hơn 5 vạn quan Minh, bắt sóng nhiều tướng lĩnh và quân giặc.

+ Trận Chi Lăng – Xương Giang (tháng 10 – 1427): Khoảng 15 vạn viện binh từ Trung Quốc kéo sang bị quân ta tấn công tại ải Chi Lăng, Cần Trạm, Phố Cát, Xương Giang tướng giặc phải xin hàng, mở hội thề Đông Quan rút quân về nước.

Câu 7: Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới mang tên là gì? Nội dung chính của bộ luật?

Trả lời:

- Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới mang tên là Quốc triều hình luật (thường gọi là luật Hồng Đức).

- Nội dung chính của bộ luật là:

+ Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc.

+ Bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến.

+ Có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia.

+ Khuyến khích phát triển kinh tế.

+ Gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

+ Bảo vệ một số quyền của phụ nữ.

Câu 8: Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian:

  1. Vua Chăm-pa nhường ba châu Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh cho Đại Việt.
  2. Các vùng Chiêm Động, Cổ Lũy và Vi-giay-a được sáp nhập vào Đại Việt.
  3. Vua Chế Mân cắt châu Ô, châu Rí làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân.
  4. Vua Lê cho lập đạo thừa tuyên Quảng Nam.

Trả lời:

Sắp xếp theo trình tự thời gian: 1 – 3 – 2 – 4.

Câu 9: Hồ Quý Ly đã có những cải cách về kinh tế, xã hội như thế nào để cai trị nước ta?

Trả lời:

- Về kinh tế, xã hội:

+ Tiến hành đo đạc lại ruộng đất, diện tích thừa phải sung công, nghĩa là khôi phục chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất. Quy định lại thuế đinh, thuế ruộng đất.

+ Phát hành tiền giấy thay cho tiền đồng. Năm 1396, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy Thông bảo hội sao, bỏ hẳn việc dùng tiền đồng đang lưu hành trong xã hội. Việc làm này nhằm hai mục đích: tạo phương tiện chi trả và thu gom kim loại để đúc súng.

+ Đặt ra chính sách hạn điền. Theo phép hạn điền, trừ đại vương và trưởng công chúa, còn tất cả mọi người, từ quý tộc cho đến thử dân, đều bị hạn chế số ruộng tư.

+ Thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước.

+ Ban hành chính sách hạn nô. Năm 1401, Hồ Quý Ly đã ban hành chính sách hạn nô, hạn chế nô tì của các điền trang.

Câu 10: Khai thác tư liệu 19.3 và cho biết tại sao Nguyễn Chích đề xuất kế hoạch chuyển địa bàn hoạt động chính của nghĩa quân vào Nghệ An? Kế hoạch đó đem lại kết quả như thế nào?

Trả lời:

- Nguyễn Chích đề xuất kế hoạch chuyển địa bàn hoạt động chính của nghĩa quân vào Nghệ An vì ông nhận thấy Nghệ An là nơi hiểm yếu, đất rộng, người đông,..., nếu chiếm được Nghệ An, nghĩa quân có thể dựa vào sức người và của cải của Nghệ An để đánh Đông Đô, dẹp yên thiên hạ.

- Kế hoạch đó đã giúp nghĩa quân trong vòng 10 tháng giải phóng được một vùng rộng lớn từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân.

 

Câu 11: Điểm khác biệt cơ bản giữa tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ so với thời Lý- Trần là gì?

Trả lời:

- Thời Lê sơ tổ chức bộ máy nhà nước đã được hoàn chỉnh và mang tính tập quyền cao độ: Lê Thánh Tông đã bãi bỏ một số chức vụ cao cấp nhất như tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành kể cả tổng chỉ huy quân đội. Giúp việc cho vua là 6 bộ đứng đầu là các thượng thư.

- Thời Lý Trần bộ máy nhà nước vẫn còn đơn giản, sơ khai, quyền lực của nhà vua bị hạn chế khi chức tể tướng, thái úy vẫn còn tồn tại

Câu 12: Hãy nêu sự ra đời của vương triều Vi-giay-a?

Trả lời:

Sự ra đời của vương triều Vi-giay-a:

- Năm 988, một quý tộc người Chăm-pa đã lập ra Vương triều Vi-giay-a, mở ra một thời kì phát triển mới của Vương quốc Chăm-pa.

- Kinh đô được chuyển về Vi-giay-a (còn gọi là Đồ Bàn hay Chà Bàn, thuộc An Nhơn, Bình Định ngày nay).

 

Câu 13: Đường lối của nhà Trần trong kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên và của nhà Hồ trong kháng chiến chống quân Minh có gì khác nhau?

Trả lời:

- Đường lối của nhà Trần:

+ Biết dựa vào sức mạnh toàn dân, đoàn kết toàn dân (Hội nghị Diên hồng)

+ Vua tôi nhà Trần trên dưới một lòng kiên quyết kháng chiến chống quân xâm lược (Hội nghị Bình Than)

+ Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” vừa đánh vừa rút lui để bảo toàn lực lượng khi có thời cơ thì tổng phản công giành thắng lợi quyết định.

- Đường lối của nhà Hồ:

+ Nhà Hồ đã không biết dựa vào nhân dân, đoàn kết tập hợp nhân dân để chống giặc mà chỉ chiến đấu đơn độc

+ Không kế thừa được bài học kinh nghiệm quý giá mà trước đó do nhà Trần đã thành công trong ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.

+ Nhà Hồ nặng về phong thủ chỉ còn biết dựa vào các thành lũy để chống giặc.

Câu 14: Kể tên các vị anh hùng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.Sưu tầm tài liệu và viết 1 đoạn văn ngắn kể về người anh hùng mà em có ấn tượng nhất. 

Trả lời:

- Các vị anh hùng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: Lê Lợi, Lê Lai, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích...

- Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi là một nhà chính trị, quân sự tài ba, đóng góp của ông chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa. Ông là cố vấn, phò tá đắc lực cho Lê Lợi, cùng Lê Lợi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ông cũng là người chiêu mộ quân lính cho nghĩa quân, với nghệ thuật tâm công, ông đã giúp nghĩa quân dành được nhiều thành trì mà không tốn xương máu. Ông đã giành cả tâm hồn, trí tuệ, tài năng cống hiến cho lợi ích của dân tộc trong phong trào khởi nghĩa Lam Sơn. Tư tưởng chính trị quân sự ưu tú và tài ngoại giao kiệt xuất của ông đã góp phần không nhỏ cho phong trào khởi nghĩa Lam Sơn đi tới thắng lợi.

Câu 15: Anh (chị) có nhận xét gì về lãnh thổ Đại Việt dưới thời Lê Thánh Tông so với thời Trần?

Trả lời:

Lãnh thổ Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông được mở rộng hơn về phía Nam so với thời Trần:

- Lãnh thổ Đại Việt sau sự kiện năm 1306 vua Trần Nhân Tông gả công chúa Huyền Trần cho vua Chế Mân đổi lại sính lễ là hai châu Ô và Lý - tức vùng Thuận Hóa

- Năm 1471, sau khi chiếm vùng đất phía Nam Thuận Hóa cho đến đèo Cù Mông, vua Lê Thánh Tông lập thêm đơn vị hành chính thứ 13 - Đạo Thừa Tuyên Quảng Nam gồm 3 phủ: Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn (nay là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định).

Câu 16: Nền kinh tế của các vương quốc Chăm-pa và Đại Việt có điểm gì giống nhau?

Trả lời:

Chăm-pa và Đại Việt thuộc lãnh thổ Việt Nam hiện nay. Ở Chăm-pa và Đại Việt có điều kiện thuận lợi trồng cây lúa nước (có nhiều dòng sông lớn cung cấp nguồn nước dồi dào; có đồng bằng phù sa màu mỡ; khí hậu nóng ẩm…) nên kinh tế chính là nông nghiệp trồng lúa nước.

Câu 17: Em hãy cho biết mục đích cuộc cải cách của Hồ Quý Ly?

Trả lời:

- Mục đích:

+ Nhằm thay đổi chính sách cũ, đề ra chính sách mới, giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội Đại Việt.

+ Thủ tiêu những yếu tố cát cứ của quý tộc nhà Trần, xây dựng một nhà nước quân chủ chuyên chế.

+ Những cải cách của Hồ Quý Ly tương đối toàn diện và có hệ thống nhất, bao gồm nhiều lĩnh vực từ kinh tế đến quân sự, chính trị, hành chính, xã hội, văn hóa – giáo dục,...

 

Câu 18: Dựa vào lược đồ 19.4, 19.5 và thông tin trong bài, em hãy trình bày tóm tắt diễn biến trận Tốt Động - Chúc Động và trận Chi Lăng - Xương Giang.

Trả lời:

- Diễn biến trận Tốt Động - Chúc Động:

+ Tháng 11/1426, Vương Thông chỉ huy viện binh kéo đến Đông Quan, mở cuộc tấn công đánh vào Cao Bộ - nơi quân chủ lực Lam Sơn đóng giữ.

+ Nghĩa quân bố trí mai phục ở Tốt Động - Chúc Động.

+ Quân Minh rơi vào trận địa, bị phục kích và tổn thất nặng nề.

+ Nghĩa quân thừa thắng vây hãm Đông Quan và giải phóng nhiều châu, huyện.

- Diễn biến trận Chi Lăng - Xương Giang:

+ Tháng 10/1427, Liễu Thăng và Mộc Thạnh dẫn 15 vạn quân chia thành 2 ngả tiến vào nước ta, chi viện cho Vương Thông.

+ Tại Chi Lăng, quân Minh rơi vào trận địa phục kích của nghĩa quân, Liễu Thăng bị chém đầu, số quân còn lại rút về Xương Giang cũng bị truy đuổi và tiêu diệt, Mộc Thạnh vội vã rút quân về nước.

 

Câu 19: Trình bày tình hình văn hóa, giáo dục thời Lê Sơ.

Trả lời:

Lĩnh vực

Nội dung

1. Tôn giáo

- Nho giáo được đề cao, chiếm địa vị độc tôn trong xã hội.

- Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế.

2. Văn học

– Văn học chữ Hán tiếp tục phát triển và giữ ưu thế, có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Quỳnh Uyển cửu ca của Hội Tao Đàn,...

– Văn học chữ Hán có những tác phẩm nổi tiếng: Quân trung từ mệnh tập,

Bình Ngô đại cáo, Quỳnh uyển cửu ca,...

– Văn học chữ Nôm có Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Thập

giới cô hồn quốc ngữ văn,...

- Văn học thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào

dân tộc.

3. Sử học và địa lí

– Lam Sơn thực lục của Nguyễn Trãi, Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên, Dư địa chỉ của Nguyễn Trãi, Hồng Đức bản đồ, An Nam bình thăng đồ,...

4. Toán học

Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

5. Y học

Bản thảo thực vật toát yếu.

6. Nghệ thuật sân khấu

Ca, múa, nhạc, chèo, tuồng.

Nhã nhạc cung đình ngày càng phát triển.

7. Kiến trúc

– Kiến trúc tiêu biểu được xây dựng ở kinh đô Thăng Long, Lam Kinh

(Thanh Hóa).

– Nghệ thuật điêu khắc trên đá, gỗ, đồ gốm,... tinh xảo với nhiều tác phẩm

được lưu truyền đến ngày nay.

8. Giáo dục

– Xây dựng lại Quốc Tử Giám ở kinh thành Thăng Long.

– Tổ chức đều đặn các khoa thi Tiến sĩ để tuyển chọn quan lại.

– Cho lập bia Văn Miếu – Quốc Tử Giám để tôn vinh những người đỗ đạt.

Câu 20: Giai đoạn nào là thời kì thịnh vượng của Chăm-pa?

Trả lời:

Giai đoạn từ năm 1220 – 1353 là thời kì thịnh vượng của vương triều Vi-giay-a cũng như trong lịch sử Vương quốc Chăm-pa. Chăm-pa thoát khỏi ách đô hộ của Chân Lạp củng cố chính quyền mở rộng và thống nhất lãnh thổ…

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay