Câu hỏi tự luận Lịch sử 7 kết nối tri thức Ôn tập Chương 5: Đại Việt thời Lý – Trần – Hồ (1009 – 1407) (P3)
Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 5: Đại Việt thời Lý – Trần – Hồ (1009 – 1407). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 7 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án lịch sử 7 kết nối tri thức (bản word)
ÔN TẬP CHƯƠNG 5. ĐẠI VIỆT THỜI LÝ - TRẦN - HỒ (1009-1407) (PHẦN 3)
Câu 1: Thủ công nghiệp và thương nghiệp của nhà Lý phát triển như thế nào?
Trả lời:
Thủ công nghiệp |
Thương nghiệp |
- Nhờ sự phát triển của nông nghiệp, đời sống của nông dân ổn định, là cơ sở thuận lợi cho sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp đương thời. - Thủ công nghiệp rất phát triển, bao gồm hai bộ phận: thủ công nghiệp nhà nước như đúc tiền, chế tạo binh khí, dệt lụa, làm phẩm phục của triều đình,... Thủ công nghiệp nhân dân như: làm đồ trang sức, làm giấy, đúc đồng, ươm tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, cung điện nhà cửa,... rất phát triển. - Nhiều công trình nổi tiếng do thợ thủ công Đại Việt thời Lý tạo dựng như: chuông Quy Điền, tháp Bảo Thiên (Hà Nội), vạc Phổ Minh (Nam Định),... |
- Buôn bản trong nước với thương nhân nước ngoài đã phát triển, diễn ra đều đặn, tấp nập ở vùng bờ biển Đông Bắc. - Thăng Long là thành thị duy nhất của nước ta hỏi ấy trở thành một trung tâm thủ công nghiệp và thương nghiệp. - Các địa phương hình thành các chợ và trung tâm trao đổi hàng hóa. - Quan hệ buôn bán giữa Đại Việt với Trung Quốc phát triển. - Cảng Vân Đồn (Quảng Ninh ngày nay) trở thành nơi buôn bán với nước ngoài rất sầm uất.
|
Câu 2: Trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống trên phòng tuyến sông Như Nguyệt
Trả lời:
- Xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt (sông Cầu): Phòng tuyến trên sông Như Nguyệt được xây dựng ở bờ Nam. Đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Trung Quốc vào Thăng Long, phòng tuyến dài 100km được đắp bằng đất cao, vững chắc.
– Diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống:
+ Năm 1077, quân Tống chia làm hai đạo tiến vào xâm lược Đại Việt. Cánh quân bộ do Quách Quỳ chỉ huy vượt qua biên giới vùng Đông Bắc nước ta. Trên đường tiến vào Thăng Long, chúng bị chặn đứng trước phòng tuyến sông Như Nguyệt.
+ Cánh quân thủy do Hòa Mẫu chỉ huy tiến vào vùng ven biển Đông Bắc nhưng bị chặn đánh liên tiếp nên không thể tiến sâu vào nội địa để hỗ trợ cho quân bộ.
+ Quách Quỳ nhiều lần cho quân tìm cách vượt sông Như Nguyệt nhưng bị đẩy lùi về phía bờ Bắc, chờ mãi không thấy quân thủy đến, Quách Quỳ cho đóng bè hai lần vượt qua sông, bị ta phản công, đẩy lùi chúng về bờ Bắc.
+ Trong lúc quân giặc ngày càng chán nản, mệt mỏi, đêm đêm Lý Thường Kiệt cho người vào ngôi đền bên bờ sông ngân vang bài thơ Nam quốc sơn hà để làm nhụt ý chí xâm lược của quân Tống và khích lệ tinh thần chiến đấu của binh sĩ.
+ Thất vọng, Quách Quỳ chuyển sang thế phòng ngự. Quân Tống mệt mỏi, lương thảo cạn dần, chán nản, bị động. Cuối xuân năm 1077, quân Lý Thường Kiệt quyết định mở cuộc tấn công lớn. Đang đêm, quân ta lặng lẽ vượt sông Như Nguyệt, đánh thẳng vào doanh trại quân Tống. Quân giặc thua to, “mười phần chết đến năm, sáu” và lâm vào tình thế hết sức khó khăn, tuyệt vọng.
+ Với tinh thần khoan dung và ý thức về quan hệ hai nước mặc dù biết giặc đã lâm vào thế suy kiệt, tổng chỉ huy Lý Thường Kiệt đã chủ động đề nghị “giảng hòa”, thực chất là cho quân Tống một lối thoát. Quách Quỳ chấp nhận ngay và cho quân rút về nước. Cuộc kháng chiến chống Tống hoàn toàn thắng lợi.
Câu 3: Lập bảng tóm tắt tình hình chính trị nước Đại Việt dưới thời Trần
Trả lời:
Lĩnh vực |
Nội dung |
1. Thể chế cai trị |
Chế độ trung ương tập quyền: mọi quyền hành tập trung trong tay vua |
2. Chính sách cai trị |
Thi hành chính sách cai trị khoan thư sức dân gần gũi với nhân dân |
3. Tổ chức bộ máy chính quyền |
- Chia cả nước thành 12 lộ, phủ - Đặt chế độ Thái thượng hoàng - Đặt thêm một số chức quan như: Quốc sử viện, Thái y viện, Tôn nhân phủ, và một số chức quan Hà đê sứ, Khuyến nông sứ - Bộ máy nhà nước hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương - Đơn vị hành chính ở địa phương phổ biến là xã do xã quan đứng đầu |
4. Chính sách ưu đãi quan lại, tôn thất |
- Quan lại được hưởng nhiều bổng lộc - Nhiều tôn thất họ Trần nắm giữ các vị trí trọng yếu trong triều ở địa phương và được phép lập thái ấp. |
Câu 4: Trình bày diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược Đại Việt lần thứ hai.
Trả lời:
- Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến:
+ Đầu năm 1285, Thoát Hoan chỉ huy hơn 50 vạn quân Nguyên tràn vào xâm lược Đại Việt. Cuộc kháng chiến diễn ra gay go, ác liệt. Trần Quốc Tuấn cho lui quân về đóng ở Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương).
+ Nhà Trần tiếp tục kế sách “vườn không nhà trống” Trước thế giặc quá mạnh, nhà Trần cho rút quân từ Thăng Long về Thiên Trường (Nam Định).
+ Với tinh thần “Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hết hãy chém đầu thần” của Trần Quốc Tuấn, quân dân nhà Trần đã kiên cường chiến đấu, bảo vệ được bộ chỉ huy kháng chiến, phá vỡ kế hoạch hội quân của Toa Đô (từ Chăm-pa đánh ra) và Thoát Hoan tại vùng Thiên Trường, từng bước làm tiêu hao lực lượng địch.
+ Quân Nguyên phải rút về Thăng Long chờ tiếp viện trong tình cảnh thiếu lương thực và bị động đối phó trước các cuộc tập kích của quân dân nhà Trần.
+ Tháng 5-1285, cuộc tổng phản công của quân ta bắt đầu. Quân giặc lần lượt bị đánh bại ở các trận lớn: Tây Kết (Hà Nội), Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương (Hà Nội). Thừa thắng, quân ta tiến vào giải phóng Thăng Long. Quân giặc phải rút chạy về nước. Cuộc kháng chiến lần thứ hai hoàn toàn thắng lợi.
Câu 5: Hồ Quý Ly đã có những cải cách gì để cai trị nước ta?
Trả lời:
- Hồ Quý Ly đã có những cải cách:
- Về chính trị, quân sự:
+ Củng cố chế độ quân chủ tập quyền: cải tổ quy chế quan lại, lập lại kỉ cương,... đặt quy chế về hệ thống quan lại địa phương, thống nhất việc quản lý từ trên xuống.
+ Tăng cường lực lượng quân đội chính quy, xây dựng nhiều thành lũy như Tây Đô, Đa Bang (Ba Vì, Hà Nội).
+ Chế tạo súng thần cơ, đóng thuyền chiến,...
+ Cho làm lại sổ định để tăng số quân.
- Về kinh tế, xã hội:
+ Tiến hành đo đạc lại ruộng đất, diện tích thừa phải sung công, nghĩa là khôi phục chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất. Quy định lại thuế đinh, thuế ruộng đất.
+ Phát hành tiền giấy thay cho tiền đồng. Năm 1396, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy Thông bảo hội sao, bỏ hẳn việc dùng tiền đồng đang lưu hành trong xã hội. Việc làm này nhằm hai mục đích: tạo phương tiện chi trả và thu gom kim loại để đúc súng.
+ Đặt ra chính sách hạn điền. Theo phép hạn điền, trừ đại vương và trưởng công chúa, còn tất cả mọi người, từ quý tộc cho đến thử dân, đều bị hạn chế số ruộng tư.
+ Thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước.
+ Ban hành chính sách hạn nô. Năm 1401, Hồ Quý Ly đã ban hành chính sách hạn nô, hạn chế nô
tì của các điền trang.
- Về văn hóa, giáo dục:
+ Sửa đổi chế độ học tập và thi cử để tuyển chọn nhân tài. Ngay sau khi lên ngôi, ông mở khoa thi
Hội (Thái học sinh) lấy đỗ 20 người, trong đó có Nguyễn Trãi.
+ Mở rộng hệ thống giáo dục ở địa phương, đặt các học quan, cấp học điền.
+ Khuyến khích học chữ Nôm để dịch sách chữ Hán, dạy học và sáng tác văn chương.
Câu 6: “Ngụ binh ư nông” là gì? Trình bày hiểu biết của em về những biện pháp thúc đẩy trong nông nghiệp của nhà Lý.
Trả lời:
- “Ngụ binh ư nông” là nghĩa là “gửi binh lính ở nhà nông” cho các quân sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh niên đăng ký tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi triều đình cần sẽ tham gia quân đội.
- Nông nghiệp nhà Lý: thực hiện nhiều biện pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp:
+ Thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”
+ Tiếp tục thực hiện việc cày Tịch diễn: Mùa xuân năm 1038, vua Lý Thái Tông ra Bố Hải Khẩu (Thái Bình) cày tịch điền. Vua đích thân tế Thần Nông rồi tự cày những đường đầu tiên. Đó là việc làm nhằm khích lệ nông dân hăng hải sản xuất.
+ Cấm giết trâu bò để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp, vận động nhân dân khai khẩn đất hoang, đào kênh mương, đắp đê phòng lụt,...
+ Nhờ vậy, nhiều năm mùa màng bội thu như năm 1016 (triều Lý Thái Tổ), năm 1030, 1044 (triều Lý Thái Tông), 1131 (triều Lý Thần Tông), năm 1139, 1140 (triều Lý Anh Tông) nông nghiệp rất phát đạt.
Câu 7: Trình bày ba kế sách đánh quân Tống của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến quân xâm lược nhà Tống (1075 – 1077).
Trả lời:
- Tấn công để tự vệ:
- Trong cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ nhất (năm 1075), Lý Thường Kiệt đã chủ động tiến công trước để tự vệ.
- Sau khi hoàn thành thắng lợi cuộc tiến công để tự vệ, Lý Thường Kiệt rút quân về nước và cho lập ngay phòng tuyến trên sông Như Nguyệt để sẵn sàng đập tan âm mưu xâm lược của quân Tống.
- Tấn công để tiêu diệt:
- Trong cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ hai (1077), khi quân Tống xâm lược Đại Việt, cuộc chiến đấu trên phòng tuyến sông Như Nguyệt đang diễn ra. Lý Thường Kiệt biết khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta: cho người đọc bài thơ Nam quốc sơn hà.
- Khi quân Tống đang đóng bên kia bờ Bắc sông Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt cho quân đánh bất ngờ vào ban đêm để tiêu diệt sinh lực địch.
- Kết thúc chiến tranh bằng giảng hòa:
- Khi quân nhà Tống rơi vào tình trạng khó khăn, tuyệt vọng, Lý Thường Kiệt thực hiện việc kết thúc chiến tranh bằng cách giảng hòa nhằm giữ mối hòa hiếu với nhà Tống
Câu 8: Lập và hoàn thành bảng thống kê về một số thành tựu chính trên các lĩnh vực theo mẫu dưới đây.
Trả lời:
Lĩnh vực |
Thành tựu |
Ý nghĩa |
Tư tưởng - tôn giáo |
- Vị thế của nho giáo ngày càng được nâng cao. - Phật giáo được vua, quý tộc và nhân dân tôn sùng. Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ra đời do Trần Nhân Tông sáng lập. |
- Là quốc giáo, là chuẩn mực đạo đức cho hành vi của con người trong xã hội. - Góp phần củng cố và phát triển nhà nước phong kiến, xây dựng một nền văn hoá, giáo dục độc lập, tự chủ. |
Giáo dục |
- Quốc Tử Giám được mở rộng. - Trường học xuất hiện ở khắp các địa phương. - Các kì thi Nho học được tổ chức thường xuyên và quy củ hơn. |
Sự quan tâm, chú trọng của triều đình đối với việc học tập, thi cử để tuyển chọn người tài ra giúp nước. |
Khoa học - kĩ thuật |
- Sử học: Lê Văn Hưu biên soạn bộ Đại Việt sử ký - bộ sử đầu tiên của nước ta. - Quân sự: có các tác phẩm như Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư của Trần Quốc Toản. - Y học: thầy thuốc Tuệ Tĩnh - chuyên nghiên cứu và viết sách về cây thuốc nam. |
Cho thấy sự phát triển song hành và không ngừng nghỉ của các yếu tố khoa học – kĩ thuật với tiến trình lịch sử. |
Văn học |
- Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm rất phát triển. + Văn học chữ Hán: phản ánh âm hưởng hào hùng của cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, lòng yêu nước và tự hào dân tộc, ngợi ca cảnh thái bình thịnh trị. + Văn học chữ Nôm: phản ánh cuộc sống bình dân với những tác giả nổi tiếng như Nguyễn Thuyên, Trần Nhân Tông, Chu Văn An,... |
- Thể hiện ý thức dân tộc cao khi sử dụng ngôn ngữ riêng của đất nước mình để sáng tác các tác phẩm văn học. - Làm cho nền văn học dân tộc ngày càng phát triển phong phú, đa dạng hơn. |
Nghệ thuật |
Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thể hiện rõ nét trong các công trình xây dựng: kinh đô Thăng Long, thành Tây Đô,... |
Thể hiện và phát huy bản sắc dân tộc, góp phần gìn giữ, lưu truyền cho các thế hệ sau. |
Câu 9: Trình bày ý nghĩa thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông–Nguyên thời Trần.
Trả lời:
- Đã đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Mông – Nguyên, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
- Đánh bại một đế chế hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ, viết nên trang sử chống ngoại xâm hào hùng của dân tộc, đóng góp vào truyền thống và nghệ thuật quân sự Việt Nam.
- Ngăn chặn ý đỏ của nhà Nguyên trong việc xâm lược đối với Nhật Bản và các nước ở Đông Nam Á, góp phần làm suy yếu đế chế Mông – Nguyên.
- Để lại những bài học kinh nghiệm quý giá:
+ Chăm lo sức dân “khoan thư sức dân” để làm kế sâu rễ bền gốc.
+ Củng cố khối đoàn kết toàn dân tộc.
+ Phát huy sức mạnh toàn dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Câu 10: Hãy cho biết mục đích cuộc cải cách của Hồ Quý Ly?
Trả lời:
- Mục đích:
+ Nhằm thay đổi chính sách cũ, đề ra chính sách mới, giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội Đại Việt.
+ Thủ tiêu những yếu tố cát cứ của quý tộc nhà Trần, xây dựng một nhà nước quân chủ chuyên chế.
+ Những cải cách của Hồ Quý Ly tương đối toàn diện và có hệ thống nhất, bao gồm nhiều lĩnh vực từ kinh tế đến quân sự, chính trị, hành chính, xã hội, văn hóa – giáo dục,...
Câu 11: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là bộ luật nào? Hãy cho biết luật pháp nước ta dưới thời Lý được thi hành như thế nào?
Trả lời:
- Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là bộ Hình thư đánh dấu bước tiến mới trong quản lí nhà nước
- Luật pháp quy định chặt chẽ:
+ Việc bảo vệ vua, cung đình, bảo vệ của công và tài sản cá nhân.
+ Bảo vệ sức kéo và sản xuất nông nghiệp.
+ Xử phạt nghiêm khắc những người phạm tội.
Câu 12: Cuộc kháng chiến chống Tống có bao nhiêu giai đoạn? Nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống thời nhà Lý.
Trả lời:
- Cuộc kháng chiến chống Tống có 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn thứ nhất (1075)
+ Giai đoạn thứ hai (1076 – 1077)
- Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tổng thời nhà Lý:
+ Nhờ ý chí độc lập tự chủ của toàn thể nhân dân Đại Việt.
+ Nhờ sức mạnh đoàn kết to lớn của các dân tộc.
+ Nhờ biết kế thừa và phát huy truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc. - Nhờ công lao và tài năng của anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt trong việc sử dụng lối đánh rất sáng tạo và độc đáo.
Câu 13: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết sự thành lập triều Trần thay triều Lý vào đầu thế kỉ XIII có phù hợp với yêu câu lịch sử không? Vì sao?
Trả lời:
- Nhà Lý ngày càng suy yếu, không còn chăm lo đến đời sống nhân dân như trước mà quan lại chỉ lao vào ăn chơi, xa đọa.
- Lụt lội, hạn hán, mất mùa liên tiếp xảy ra. Đời sống nhân dân khổ cực, các thế lực chống đối chính quyền cũng không ngừng gây chiến.
=> Yêu cầu bức thiết cần phải thay đổi bộ máy chính quyền để cải thiện đời sống nhân dân, phát triển kinh tế đất nước và đàn áp các thể lực chống đối.
Câu 14: Trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông–Nguyên, nhà Trần đã thực hiện hai kế sách tiêu biểu nào? Trình bày kế hoạch thực hiện hai kế sách đó?
Trả lời:
- Nhà Trần đã thực hiện hai kế sách tiêu biểu:
+ Kế sách “vườn không nhà trống”
+ Kế sách tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu
- Kế hoạch thực hiện hai kế sách:
- Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” để đẩy giặc vào thế khó khăn:
- Trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất năm 1258, khi quân Mông Cổ tiến vào Đại Việt. Vua Trần Thái Tông chỉ huy trận đánh ở Bình Lệ Nguyên. Trước thế giặc mạnh, nhà Trần thi hành kế sách “vườn không nhà trống, dịch chiếm được thành Thăng Long gặp nhiều khó khăn.
- Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai năm 1285, khi hơn 50 vạn quân Nguyên tràn vào xâm lược Đại Việt, nhà Trần tiếp tục thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”
- Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba năm 1288, khi quân Nguyên chiếm Thăng Long vẫn trúng kế sách “vườn không nhà trống” của nhà Trần.
- Ba lần thực thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” đã gây cho quân giặc khi chiếm được thành Thăng Long nhưng lại ở trong tình thế thiếu lương thực, bị quân dân nhà Trần cô lập, tinh thần quân giặc nao núng,... Đó là điểm yếu của kẻ xâm lược.
- Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu của kẻ thù.
- Trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất năm 1258, vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy trận Bình Lệ Nguyên. Trước thế giặc mạnh, quân ta tạm rút lui để bảo toàn lực lượng. Đến khi giặc lâm vào tình cảnh khó khăn, nhà Trần mở cuộc phản công quyết định vào Đông Bộ Đầu. Quân Mông Cổ thua trận, rút khỏi Thăng Long.
- Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai năm 1285, khi quân Nguyên ở Thăng Long chờ viện binh, quân Trần tổ chức phản công, đánh bại quân giặc ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương rồi tiến vào giải phóng Thăng Long.
- Trong cuộc kháng chiến lần thứ ba năm 1288, khi quân Nguyên lâm vào hoàn cảnh khó khăn bởi kế sách “vườn không nhà trống” lần thứ ba của nhà Trần. Quân Nguyên quyết định rút quân về nước, nhà Trần tổ chức phản công tại vùng cửa sông Bạch Đằng. Quân Nguyên bị tiêu diệt, Ô Mã Nhi bị bắt sống.
Câu 15: Theo em, đường lối kháng chiến của nhà Hồ chống quân Minh có gì khác so với đường lối kháng chiến của nhà Trần trong ba lần chống quân Mông – Nguyên?
Trả lời:
Nhà Trần |
Nhà Hồ |
- Biết dựa vào sức mạnh toàn dân, đoàn kết dân tộc, vua tôi nhà Trần trên dưới một lòng kiên quyết kháng chiến chống quân xâm lược. - Thực hiến kế sách "vườn không nhà trống" vừa đánh, vừa rút lui để bảo toàn lực lượng, khi có thời cơ thì tổng phản công giành thắng lợi quyết định. |
Không biết dựa vào nhân dân, đoàn kết tập hợp nhân dân để chống giặc mà chỉ chiến đấu đơn độc, không kế thừa được bài học kinh nghiệm của cha ông đi trước.
|
Câu 16: Vì sao nói xã hội thời Lý có xu hướng phong kiến hóa hơn các triều đại trước?
Trả lời:
- Xã hội thời Lý có xu hướng phong kiến hóa hơn các triều đại trước vì:
+ Tầng lớp quý tộc (vua, quan) có nhiều đặc quyền. Một số dân thường có nhiều ruộng đất trở thành địa chủ.
+ Nông dân chiếm đa số trong dân cư, là lực lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội, nhận ruộng đất công làng xã để cày cấy và nộp thuế, thực hiện nghĩa vụ nhà nước. Một số phải lĩnh canh ruộng đất và nộp tô cho địa chủ.
+ Thợ thủ công và thương nhân khá đông đảo.
+ Nô tì có địa vị thấp kém nhất, phục vụ trong triều đình và gia đình quan lại.
Câu 17: Cuộc kháng chiến chống Tống trên phòng tuyến sông Như Nguyệt đã đem lại ý nghĩa lịch sử như thế nào?
Trả lời:
- Ý nghĩa lịch sử
+ Trận quyết chiến chiến lược trên phòng tuyến sông Như Nguyệt đã đánh tan cuộc xâm lược của nhà Tống.
+ Thắng lợi đó đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
+ Thắng lợi đó đã thể hiện tinh thần đoàn kết, quyết tâm chống ngoại xâm của nhân dân Đại Việt và sự lãnh đạo sáng suốt, tài ba của Lý Thường Kiệt.
Câu 18: Viết bài giới thiệu (khoảng 7-10) câu về một thành tựu văn hoá Đại Việt thời Trần còn được bảo tồn và phát huy giá trị đến ngày nay.
Trả lời:
Gợi ý: Giới thiệu về tháp Phổ Minh.
- Tháp Phổ Minh (hay chùa Tháp) được xây dựng vào năm 1262, ở phía tây cung Trùng Quang của các vua nhà Trần. Là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Kiến trúc thời nhà Trần được bảo tồn khá nguyên vẹn ở đây. Tháp cao khoảng 20m, gồm 14 tầng. Nền tháp và tầng thứ nhất xây bằng đá, những tầng còn lại phía trên xây bằng gạch. Tầng nào cũng trổ 4 cửa vòm cuốn, giữa các tầng là gờ mái. Tầng tháp thứ nhất đặt trên bệ đá, có hai lớp cánh sen, lớp dưới chúc xuống, lớp trên ngửa lên đỡ lấy tháp hình vuông, mỗi cạnh rộng hơn 5m. Bệ và tầng thứ nhất có những hình chạm nông trên mặt đá như hoa lá, sóng nước, mây cuốn, đặc trưng cho phong cách trang trí thời nhà Trần. Mặt ngoài những viên gạch các tầng trên được trang trí hình rồng.
Câu 19: Chỉ ra sự khác nhau giữa hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông – Nguyên thời Trần?
Trả lời:
- Sự khác nhau giữa hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông – Nguyên thời Trần:
+ Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý người chỉ huy không phải là vua mà là Thái úy Lý Thường Kiệt. Còn cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần gắn liền với tên tuổi của các vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông cùng các tướng lĩnh khác.
+ Trong cuộc kháng chiến chống Tống, Lý Thường Kiệt sử dụng nghệ thuật “Tiến công trước để tự vệ, đánh ngay vào âm mưu xâm lược của kẻ thù chứ không ngồi yên đợi giặc. Còn trong kháng chiến chống Mông – Nguyên, các vua nhà Trần lúc đầu thực hiện “vườn không nhà trống” gây cho địch nhiều khó khăn rồi mới đánh. + Trong cuộc kháng chiến chống Tống, Lý Thường Kiệt sử dụng cách đánh cả về tinh thần làm cho địch hoang mang rồi đánh phủ dầu, sau đó dùng kế sách “giảng hòa” để quân Tống rút về nước, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến. Còn trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên, do kẻ thù rất mạnh nên quân dân nhà Trần sử dụng cách đánh lâu dài, làm cho địch ngày càng suy yếu, sau đó đánh đòn quyết định giành thắng lợi cuối cùng.
Câu 20: Việc dời đô đã đem lại ý nghĩa gì cho việc xây dựng và phát triển đất nước?
Trả lời:
- Thể hiện sự sáng suốt của một vị vua đầu tiên của triều Lý.
- Tạo điều kiện cho kinh thành Thăng Long dần dần trở thành đô thị phồn thịnh, là bộ mặt của đất nước.
- Thể hiện được uy thế của Đại Việt: Thăng Long vừa là kinh đô của nước Đại Việt cường thịnh, vừa là một thành thị có quy mô lớn trong khu vực và trên thế giới lúc bấy giờ.