Câu hỏi tự luận Lịch sử 9 kết nối Bài 17: Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thống nhất đất nước giai đoạn 1965 – 1975
Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 17: Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thống nhất đất nước giai đoạn 1965 – 1975. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 9 KNTT.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
CHƯƠNG 4: VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991
BÀI 17: VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC GIAI ĐOẠN 1965 – 1975
(16 câu)
1. NHẬN BIẾT (8 CÂU)
Câu 1: Hãy mô tả những thắng lợi tiêu biểu của quân dân miền Nam trong các giai đoạn 1965-1968, 1969-1973?
Trả lời:
♦ Nhân dân miền Nam đánh bại chiến lược Chiến tranh cục bộ
- Năm 1965, đẩy lùi cuộc hành quân của quân Mỹ nhằm “tìm diệt” bộ đội chủ lực của ta ở Vạn Tường (Quảng Ngãi) ngày 18-8. Trận Vạn Tường đã mở đầu cao trào "Tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt" trên khắp miền Nam.
- Năm 1965-1967: quân dân Việt Nam lần lượt đánh bại cuộc phản công mùa khô 1965-1966 (nhằm vào các căn cứ ở Đông Nam Bộ, khu V) và cuộc phản công mùa khô 1966-1967 (với ba cuộc hành quân lớn “tìm diệt”, “bình định") của quân Mỹ và quân đội tay sai Sài Gòn.
- Năm 1968, Tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân vào hầu khắp các đô thị, tiến công các vị trí đầu não của địch (đêm 30, rạng sáng 31-1). Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân đã: buộc Mỹ phải tuyên bố “phi Mỹ hoá” chiến tranh xâm lược (thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”); chấp nhận đàm phán ở Pa-ri (Pháp) để bàn về chấm dứt chiến tranh.
♦ Nhân dân miền Nam đánh bại chiến lược Việt Nam hóa Chiến tranh (1969-1973)
- Đảng chủ trương tiếp tục đẩy mạnh tổng công kích, tổng khởi nghĩa, đẩy mạnh ba mũi giáp công, kết hợp với đấu tranh ngoại giao để đánh bại chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh của Mỹ.
- Thắng lợi trên mặt trận chính trị-ngoại giao:
+ Ngày 6/6/1969, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa Miền Nam Việt Nam được thành lập.
+ Trong hai ngày 24 và 25 /4/1970, Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương họp biểu thị quyết tâm chống đế quốc Mĩ.
+ Phong trào phá “ấp chiến lược” ở các vùng nông thôn diễn ra mạnh mẽ.
+ Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lao động, học sinh, sinh viên,... tại các đô thị diễn ra sôi nổi.
- Thắng lợi trên mặt trận quân sự:
+ Từ 30/4 đến 30/6/1970, liên quân Việt-Campuchia đã đánh bại cuộc hành quân xâm lược Campuchia của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.
+ Từ ngày 12/2/1973 đến 23/3/1971, liên quân Việt-Lào đã đánh bại cuộc hành quân mang tên “Lam Sơn 719” của Mĩ và quân đội Sài Gòn.
+ Năm 1972, quân dân Việt Nam tiến hành cuộc Tiến công chiến lược → buộc Mĩ phải tuyên bố "Mĩ hoá" trở lại chiến tranh xâm lược.
Câu 2: Thắng lợi nào của quân dân miền Nam đã đánh dấu thất bại của Mỹ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hoá chiến tranh”?
Trả lời:
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) của quân dân miền Nam đã đánh dấu thất bại của Mỹ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”
- Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân miền Nam đã đánh dấu thất bại của Mỹ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”
Câu 3: Hãy cho biết những thành tựu tiêu biểu của quân dân miền Bắc trong giai đoạn 1965-1973.
Trả lời:
Câu 4: Hãy trình bày diễn biến, kết quả của Chiến dịch Hồ Chí Minh và giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Trả lời:
Câu 5: Hãy nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975).
Trả lời:
Câu 6: Hãy nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975).
Trả lời:
Câu 7: Trình bày khái quát những nét chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1969-1973.
Trả lời:
Câu 8: Hãy trình bày những nét chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1973-1975.
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)
Câu 1: Hãy lấy dẫn chứng để chứng minh vai trò "hậu phương lớn" của miền Bắc đối với "tiền tuyến lớn" miền Nam trong giai đoạn 1965-1975.
Trả lời:
- Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương:
+ Nhờ hai tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc-Nam (trên bộ và trên biển), trong giai đoạn 1965-1973, tính chung sức người, sức của từ miền Bắc chi viện cho miền Nam đã tăng gấp nhiều lần so với giai đoạn trước.
+ Qua 4 năm (1965-1968), hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội đã được cử vào Nam tham gia và phục vụ chiến đấu, xây dựng kinh tế, văn hoá tại các vùng giải phóng; hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, lương thực, thực phẩm, thuốc men,.... cũng được chi viện cho miền Nam.
Câu 2: Hãy liệt kê một số sự kiện tiêu biểu thể hiện bước phát triển trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam.
Trả lời:
Câu 3: Phân tích và đánh giá vai trò của miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ 1954 đến 1975.
Trả lời:
Câu 4: Hãy trình bày hoàn cảnh và kết quả của cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (2 CÂU)
Câu 1: Đánh giá tầm quan trọng của chiến dịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Trả lời:
- Chiến dịch Hồ Chí Minh (tháng 4/1975) là trận đánh mang tính quyết định, chấm dứt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và thống nhất đất nước. Tầm quan trọng của chiến dịch thể hiện ở nhiều khía cạnh.
+ Thứ nhất, về quân sự, chiến dịch đã đánh tan toàn bộ hệ thống phòng thủ của quân đội Sài Gòn, buộc chính quyền Sài Gòn phải đầu hàng vô điều kiện.
+ Thứ hai, về chính trị, chiến dịch đánh dấu sự kết thúc của chế độ thực dân mới do Mỹ dựng lên tại miền Nam Việt Nam, mở ra thời kỳ mới cho đất nước.
+ Thứ ba, về chiến lược, chiến dịch Hồ Chí Minh không chỉ là thắng lợi của quân dân miền Nam mà còn là thành tựu to lớn của sự phối hợp giữa hai miền Nam - Bắc, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
+ Thắng lợi này đã hoàn thành mục tiêu thống nhất đất nước sau hơn 20 năm chia cắt.
Câu 2: Phân tích những hạn chế trong chiến lược của Mỹ từ sau Hiệp định Paris 1973 đến trước chiến dịch Hồ Chí Minh.
Trả lời:
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Đánh giá ảnh hưởng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Trả lời:
- Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam có tác động mạnh mẽ đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, đặc biệt là tại các nước thuộc địa và bán thuộc địa ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh.
+ Thứ nhất, cuộc kháng chiến của Việt Nam đã trở thành biểu tượng cho tinh thần đấu tranh giành độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức.
+ Thứ hai, thắng lợi của Việt Nam trước một cường quốc như Mỹ đã chứng minh rằng các dân tộc nhỏ bé, nếu đoàn kết và có đường lối lãnh đạo đúng đắn, hoàn toàn có thể giành chiến thắng trước những thế lực ngoại bang mạnh hơn về quân sự và kinh tế.
+ Thứ ba, Việt Nam đã trở thành hình mẫu cho các phong trào đấu tranh ở các nước như Angola, Mozambique, Cuba và nhiều nước khác trong cuộc đấu tranh giành độc lập.
+ Sự thành công của Việt Nam không chỉ góp phần thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc mà còn tạo ra một làn sóng phản đối chủ nghĩa đế quốc và chiến tranh ở quy mô toàn cầu.
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------