Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 cánh diều Bài 7: Văn bản Đất nước

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 7: Văn bản Đất nước. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 cánh diều

Xem: => Giáo án ngữ văn 10 cánh diều (bản word)

TL. ĐẤT NƯỚC

NHẬN BIẾT

Câu 1:Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Đình Thi?

Trả lời:

- Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003) - Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003)

- Là một trong những nhà thơ đa tài, hoạt động trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật và  - Là một trong những nhà thơ đa tài, hoạt động trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật và đều có sự đóng góp đáng kể.

- Thơ ông có bản sắc và giọng điệu riêng, có nhiều tìm tòi theo xu hướng sáng tạo. - Thơ ông có bản sắc và giọng điệu riêng, có nhiều tìm tòi theo xu hướng sáng tạo.

- Cảm xúc đậm nét nhất là về đất nước. - Cảm xúc đậm nét nhất là về đất nước.

Câu 2: Tìm hiểu về nguồn gốc và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ?

Trả lời:

- Bài thơ được sáng tác trong khoảng thời gian dài, từ năm 1948 đến 1955. - Bài thơ được sáng tác trong khoảng thời gian dài, từ năm 1948 đến 1955.

- Gần như trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Đình Thi đã tham gia chiến dịch, cùng sống, cùng chịu nhiều khói lửa chiến tranh. Trong khoảng thời gian ấy ông sáng tác một vài bài thơ như là “Sáng mát trong như sáng năm xưa”, “Đêm mít tinh”,... Bài thơ “Đất nước” là sự tổng hợp và sáng tạo thêm từ hai bài thơ trên.    - Gần như trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Đình Thi đã tham gia chiến dịch, cùng sống, cùng chịu nhiều khói lửa chiến tranh. Trong khoảng thời gian ấy ông sáng tác một vài bài thơ như là “Sáng mát trong như sáng năm xưa”, “Đêm mít tinh”,... Bài thơ “Đất nước” là sự tổng hợp và sáng tạo thêm từ hai bài thơ trên.   

Câu 3: Tóm tắt tác phẩm Đất nước theo cách hiểu của em ?

Trả lời:

Đoạn trích thể hiện những cảm nhận mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều phương diện: lịch sử, địa lí, văn hóa... Tư tưởng trọng tâm, bao trùm toàn bộ bài thơ là tư tưởng “Đất nước của nhân dân”.

Câu 4: Thể loại của tác phẩm là gì ?

Trả lời:

Thể loại: Thơ tự do

Câu 5: Phương thức biểu đạt của tác phẩm ?

Trả lời:

Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

Câu 6: Nêu bố cục của tác phẩm ?

Trả lời:

Phần 1: 3 khổ thơ đầuThiên nhiên đất nước tươi đẹp nên thơ trong hoài niệm của nhà thơ.
Phần 2: 7 khổ thơ tiếpĐất nước đau thương mà anh hùng trong cuộc kháng chiến trường kỳ.

THÔNG HIỂU

Câu 7: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm ?

Trả lời:

- Bài thơ mở ra một không gian đất nước rộng lớn, tươi đẹp, nên thơ. - Bài thơ mở ra một không gian đất nước rộng lớn, tươi đẹp, nên thơ.

- Qua bài thơ tác giả bộc lộ tình yêu quê hương đất nước nồng nàn, lòng tự hào về một đất nước quật cường vươn lên từ bom đạn. - Qua bài thơ tác giả bộc lộ tình yêu quê hương đất nước nồng nàn, lòng tự hào về một đất nước quật cường vươn lên từ bom đạn.

Câu 8: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm ?

Trả lời:

- Hình ảnh thơ mới mẻ, sáng tạo. - Hình ảnh thơ mới mẻ, sáng tạo.

- Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc. - Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc.

- Sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật. - Sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật.

Câu 9: Theo em chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì ?

Trả lời:

- Cảm hứng chủ đạo: niềm tự hào mãnh liệt về quê hương, đất nước. - Cảm hứng chủ đạo: niềm tự hào mãnh liệt về quê hương, đất nước.

- Chủ đề: tình yêu đất nước.  - Chủ đề: tình yêu đất nước. 

VẬN DỤNG

Câu 10: Hình ảnh mùa thi Hà Nội trong hoài niệm của tác giả được miêu tả như thế nào ?

Trả lời:

Tín hiệu gợi nhắc về mùa thu Hà Nội: "sáng mát trong" và "gió", "hương cốm mới", đây là những nét đặc trưng quen thuộc của mùa thu Bắc Bộ, mùa thu Hà Nội.

 - Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm:

+ Bức tranh mùa thu chân thực, thi vị, mang đậm đặc trưng mùa thu Hà Nội nhưng thoáng buồn: những buổi sáng mát trong, gió thổi, hương cốm, chớm lạnh, hơi may xao xác, nắng lá, phố phường Hà Nội => Bức tranh mùa thu có hình khối, đường nét, màu sắc những chứa đầy tâm trạng của người ra đi "Người ra đi... lá rơi đầy". + Bức tranh mùa thu chân thực, thi vị, mang đậm đặc trưng mùa thu Hà Nội nhưng thoáng buồn: những buổi sáng mát trong, gió thổi, hương cốm, chớm lạnh, hơi may xao xác, nắng lá, phố phường Hà Nội => Bức tranh mùa thu có hình khối, đường nét, màu sắc những chứa đầy tâm trạng của người ra đi "Người ra đi... lá rơi đầy".

+ Hình ảnh người đi buồn bã, lưu luyến nhưng cũng đầy cương quyết: "Người ra đi đầu không ngoảnh lại/ Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy". + Hình ảnh người đi buồn bã, lưu luyến nhưng cũng đầy cương quyết: "Người ra đi đầu không ngoảnh lại/ Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy".

=> Mùa thu Hà Nội đẹp nhưng buồn thấm thía bởi nhân vật trữ tình phải ly biệt Hà Nội để đi tìm con đường thoát vòng nô lệ đau thương, tủi nhục.

Câu 11: Mùa thu cũng mang lại tin vui gì cho đất nước ?

Trả lời:

Mùa thu cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn.

- Tiếng reo vui trước mùa thu hiện tại độc lập, hạnh phúc. - Tiếng reo vui trước mùa thu hiện tại độc lập, hạnh phúc.

- Mùa thu cách mạng tươi đẹp, sôi nổi: không gian nghệ thuật dịch chuyển từ những phố dài xao xác buồn bã sang không gian núi rừng tươi mới, tràn đầy sức sống  - Mùa thu cách mạng tươi đẹp, sôi nổi: không gian nghệ thuật dịch chuyển từ những phố dài xao xác buồn bã sang không gian núi rừng tươi mới, tràn đầy sức sống (rừng tre phấp phới, trời thu thay áo mới) với những âm thanh ngân nga, vang vọng; trạng thái nhân vật trữ tình vui vẻ, hạnh phúc hòa trong sự phấn chấn của tạo vật (phấp phới, thiết tha).

- Mùa thu độc lập, tự chủ: "Trời xanh đây là của chúng ta…" - Mùa thu độc lập, tự chủ: "Trời xanh đây là của chúng ta…"

- Suy tư về hồn thiêng đất nước: "Nước chúng ta… vọng nói về". - Suy tư về hồn thiêng đất nước: "Nước chúng ta… vọng nói về".

=> Niềm tự hào về đất nước.

- Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ: hình ảnh thơ giàu sức gợi, câu thơ giàu tính nhạc, vận dụng hiệu quả phép điệp, giọng thơ phấn chấn sôi nổi, cảm xúc mãnh liệt… - Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ: hình ảnh thơ giàu sức gợi, câu thơ giàu tính nhạc, vận dụng hiệu quả phép điệp, giọng thơ phấn chấn sôi nổi, cảm xúc mãnh liệt…

=> Đoạn thơ thể hiện tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất.

Câu 12: Hình ảnh đất nước bị nhấn chìn trong chiến tranh diễn ra như thế nào ?

Trả lời:

- Đất nước chìm trong máu và nước mắt: "những cánh đồng quê chảy máu", "dây thép gai đâm nát trời chiều", "bát cơm chan đầy nước mắt"… "đứa đè cổ đứa lột da". - Đất nước chìm trong máu và nước mắt: "những cánh đồng quê chảy máu", "dây thép gai đâm nát trời chiều", "bát cơm chan đầy nước mắt"… "đứa đè cổ đứa lột da".

- Đất nước bật lên nỗi căm hờn - Đất nước bật lên nỗi căm hờn"Từ những năm đau thương chiến đấu… căm hờn".

Câu 13: Em có cảm nhận gì về hình ảnh đất nước ta đang vùng lên đấu tranh giành độc lập ?

Trả lời:

- Vượt lên đau thương để lao động và chiến đấu, chống lại kẻ thù: "Những đêm dài hành quân nung nấu", "Xiềng xích chúng bay không khóa được… lòng dân ta yêu nước thương nhà". - Vượt lên đau thương để lao động và chiến đấu, chống lại kẻ thù: "Những đêm dài hành quân nung nấu", "Xiềng xích chúng bay không khóa được… lòng dân ta yêu nước thương nhà".

- Hình ảnh đất nước kì vĩ, chói lọi, quật khởi bừng dậy giữa hiện thực rung trời chuyển đất: "Ôm đất nước những người áo vải/ Đã đứng lên thành những anh hùng", "Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa". - Hình ảnh đất nước kì vĩ, chói lọi, quật khởi bừng dậy giữa hiện thực rung trời chuyển đất: "Ôm đất nước những người áo vải/ Đã đứng lên thành những anh hùng", "Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa".

Câu 14: Biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào dùng để miêu tả hình ảnh đất nước quật cường và anh dũng ?

Trả lời:

- Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ: hình ảnh sáng tạo đầy sức gợi hình gợi cảm, thủ pháp đối lập, khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đậm nét. - Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ: hình ảnh sáng tạo đầy sức gợi hình gợi cảm, thủ pháp đối lập, khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đậm nét.

=> Bức tranh đất nước được tạo nên bằng chất liệu hiện thực (đường nét tương phản đối lập).

 => Hình tượng giàu tính sử thi, là cao trào của cảm xúc, thâu tóm được tư tưởng toàn bài.

VẬN DỤNG CAO

Câu 15: Việt một bài văn nghị luận, phân tích và nêu cảm nhận của em về bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi ?

Trả lời:

Quê hương đất nước là chủ đề, cảm hứng nổi bật trong văn học nghệ thuật. Các tác giả luôn đặt trọn tình cảm yêu mến da diết vào những tác phẩm của mình. Với quãng thời gian sáng tác 7 năm (từ 1948 đến 1955), nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã viết nên bài thơ nổi tiếng mang tên "Đất nước". Thi phẩm này đem đến cho người đọc những cái nhìn chân thực về một Việt Nam anh hùng, kiên cường.

Có thể thấy rằng, chủ đề của "Đất nước" được thể hiện ngay trong chính nhan đề - Tổ quốc Việt Nam ta. Bằng ngòi bút tài tình, tâm hồn thi vị, tác giả đã vẽ nên bức tranh về đất nước một cách khái quát ở từng thời điểm. Và bao trùm lên toàn bộ bài thơ là tình yêu, niềm tự hào mãnh liệt của con người dành cho mảnh đất hình chữ S.

Trước hết, đất nước hiện lên qua khung cảnh mùa thu Hà Nội năm xưa:

"Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới".

Cụm từ "Sáng năm xưa" gợi ra hình ảnh về một buổi sáng trời thu với tiết trời trong lành, mát mẻ. Trong bầu không khí ấy, gió nhẹ nhàng thổi, hòa cùng hương cốm mới. Chỉ với hai câu thơ ngắn gọn, nhà thơ đã tái hiện lại cảnh sắc yên bình của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Từ đó, khéo léo bày tỏ tình cảm nhớ thương "Tôi nhớ những ngày thu đã xa". Câu thơ là sự chuyển mạch hết sức nhịp nhàng. Nguyễn Đình Thi đưa độc giả trở về những ngày đầu kháng chiến:

"Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may"

Trong hoài niệm của nhân vật trữ tình, thu Hà Nội thật thơ mộng và đẹp đẽ. Sáng sớm, bầu không khí thường se se lạnh, xao xác hơi thở của gió heo may. Không gian thành phố được mở rộng nhờ hình ảnh "những phố dài". Trên nền bức tranh thu, con người xuất hiện với tâm thế "Người ra đi đầu không ngoảnh lại/ Sau lưng thềm nắng lá rơi đây". Mạch thơ có sự thay đổi, giọng thơ thiết tha mang âm hưởng bâng khuâng. Con người ra đi "đầu không ngoảnh lại" nhưng vẫn cảm thấy sau lưng lá vàng rơi đầy trên thềm. Từng bước chân bước đi một cách dứt khoát, vững vàng song trong lòng còn quyến luyến, bịn rịn. Như vậy, ở khổ thơ này, nhà thơ tả ít mà gợi nhiều. Qua đấy, dựng lên bức tranh thu cổ kính từ chính những không gian, hình ảnh, màu sắc, hương vị quen thuộc, đặc trưng của thành phố Hà Nội.

Từ mùa thu hoài niệm, Nguyễn Đình Thi quay trở lại với mùa thu thực tại:

"Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha"

Câu thơ ngắn gọn 5 chữ, nhịp thơ nhanh, giọng thơ khỏe khoắn, hồ hởi như một tiếng reo ca trước sự đổi thay của đất nước. Cụm từ "khác rồi" nhấn mạnh vào những biến chuyển ấy. Giờ đây, bức tranh thu được mở rộng, trải dài về không gian với hình ảnh "rừng tre", "núi đồi". Đứng giữa thiên nhiên bao la, "tôi" - nhân vật trữ tình cảm thấy hân hoan, vui sướng khi chứng kiến cảnh mùa thu "thay áo mới". Cảnh tượng ấy càng thêm tươi đẹp nhờ tiếng cười nói rộn rã. Dường như, niềm hạnh phúc đang bao trùm lên tất cả mọi thứ, từ cảnh vật cho đến con người.

Bức tranh đất nước rộng lớn được tô điểm thông qua những hình ảnh:

"Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa"

Sự thay đổi trong cách xưng hô từ "tôi" thành "chúng ta" cùng biện pháp điệp ngữ "đây là", liệt kê "trời xanh", "núi rừng", "những cánh đồng", "những ngả đường", "những dòng sông" đã thể hiện niềm hạnh phúc trào dâng khi con người được làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh. Hàng loạt tính từ "xanh", "thơm ngát", "bát ngát", "đỏ" được sử dụng, góp phần tô đậm cảnh sắc thiên nhiên quê hương, Tổ quốc thân yêu.

Định nghĩa về "đất nước", nhà thơ khéo léo giải thích qua mấy vần thơ:

"Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về"

Nước Nam ta được dựng xây, bảo vệ từ chính đôi tay bé nhỏ của cha ông. Ngàn năm trôi qua, bờ cõi, lãnh thổ nước nhà vẫn luôn toàn vẹn. Ấy là nhờ có những con người chưa bao giờ chịu cúi đầu, khuất phục. Họ chính là người làm nên một Việt Nam giàu truyền thống văn hóa. Khổ thơ toát lên niềm tự hào, kiêu hãnh về đất nước ngoan cường, về những giá trị tốt đẹp, quý báu vẫn sáng ngời trong suốt bốn nghìn năm lịch sử.

Bài thơ tiếp tục có sự chuyển mạch khi nhà thơ miêu tả đất nước trong những năm tháng đau thương:

"Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều"

Khi viết về quân thù, giọng thơ vô cùng đanh thép, hùng hồn, chứa đầy phẫn uất. Chiến tranh đã biến những cánh đồng yên bình, trù phú thành biển máu; biến bầu trời trong xanh thành cảnh tượng hoang tàn "dây thép gai đâm nát trời chiều". Chưa dừng lại ở đó, lũ giặc còn làm ra những tội ác ghê gớm "Bát cơm chan đầy nước mắt/ Bay còn giằng khỏi miệng ta". Đứng trước cảnh quê hương đất nước bị giày xéo, người con không khỏi xót xa, căm tức.

Dẫu có đau khổ, khó khăn trăm ngàn nhưng đất nước vẫn mạnh mẽ đứng lên:

"Từ những năm đau thương chiến tranh
Đã ngời lên nét mặt quê hương
Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu
Đã bật lên những tiếng căm hờn"

Trong các khổ thơ tiếp, tác giả dùng hàng loạt từ ngữ "ngời lên", "bật lên", "không khóa được", "không bắn được", "đứng lên" để nhấn mạnh vào sức mạnh, tinh thần anh dũng, bất khuất của dân tộc ta. Dù hoàn cảnh có khắc nghiệt "ngày nắng đốt theo đêm mưa giội", có chông gai "mỗi bước đường mỗi bước hi sinh" thì nhân dân Việt Nam vẫn vững lòng, vững chí.

Cuối cùng, khép lại tác phẩm là hình ảnh:

"Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa"

Bốn câu thơ được viết bằng thể thơ năm chữ, nhịp điệu dồn dập đã tạo nên âm hưởng hào hùng như khúc tráng ca. Từ đây, đất nước hiện lên sáng ngời trên cái nền máu lửa, bùn lầy, trong một không gian ầm ầm súng nổ. Hai câu thơ kết chính là hình ảnh khái quát, tượng trưng cho đất nước đứng lên từ gian khổ và tỏa sáng ngời ngời.

Bằng ngôn ngữ giàu sức gợi, hình ảnh thơ gần gũi, thân thuộc, sử dụng thành công biện pháp so sánh, điệp ngữ, Nguyễn Đình Thi đã thành công trong việc khắc họa hình ảnh Việt Nam hiên ngang, bất khuất và kiên trung. Qua đó, bộc lộ niềm ngợi ca, tự hào thiết tha về đất nước tươi đẹp, giàu truyền thống.

Không thể phủ nhận, "Đất nước" là sự kết hợp hài hòa giữa nhiều yếu tố: chất trữ tình với chất chính luận, cảm xúc cá nhân với tình cảm, tư tưởng của cả dân tộc. Đọc bài thơ, ta càng thêm ngưỡng mộ Nguyễn Đình Thi - một ngòi bút tài hoa, một tâm hồn sâu sắc.

=> Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Văn bản - Đất nước

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay