Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 cánh diều Bài 7: Văn bản Mùa hoa mận

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 7: Văn bản Mùa hoa mận. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 cánh diều

TL. MÙA HOA MẬN

NHẬN BIẾT

Câu 1:Tìm hiểu về tác giả Chu Thùy Liên?

Trả lời:

- Họ và tên khai sinh: Chu Tá Nộ, dân tộc Hà Nhì. Sinh ngày 21/07/1966. Quê quán: Bản Leng Su Sìn, xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé, Tỉnh Điện Biên. - Họ và tên khai sinh: Chu Tá Nộ, dân tộc Hà Nhì. Sinh ngày 21/07/1966. Quê quán: Bản Leng Su Sìn, xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé, Tỉnh Điện Biên.

- Bút danh khác: Ha Ni, Thanh Thuỳ, Nang Bua Khưa - Bút danh khác: Ha Ni, Thanh Thuỳ, Nang Bua Khưa

- Tốt nghiệp đại học sư phạm, ngành ngữ văn năm 1989. Thạc sĩ văn hóa học năm 2013. Hiện làm việc tại Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên - Phó Trưởng Ban Dân tộc Tỉnh Điện Biên. - Tốt nghiệp đại học sư phạm, ngành ngữ văn năm 1989. Thạc sĩ văn hóa học năm 2013. Hiện làm việc tại Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên - Phó Trưởng Ban Dân tộc Tỉnh Điện Biên.

- Tác phẩm đã xuất bản: - Tác phẩm đã xuất bản:

+ Thơ: Lửa Sàn Hoa, Tập thơ,  NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2003, Thuyền đuôi én, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2009, giải nhì năm 2010 Hội VHNT các dân tộc Thiểu số Việt Nam + Thơ: Lửa Sàn Hoa, Tập thơ,  NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2003, Thuyền đuôi én, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2009, giải nhì năm 2010 Hội VHNT các dân tộc Thiểu số Việt Nam

+ Các tác phẩm khác: Xa Nhà ca: Trường ca dân tộc Hà Nhì. Tác phẩm sưu tầm biên dịch chung với tác giả Lê Đình Lai. NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2000. Truyện cổ Hà Nhì (bảy truyện), NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2002. + Các tác phẩm khác: Xa Nhà ca: Trường ca dân tộc Hà Nhì. Tác phẩm sưu tầm biên dịch chung với tác giả Lê Đình Lai. NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2000. Truyện cổ Hà Nhì (bảy truyện), NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2002.

Câu 2: Tìm hiểu về nguồn gốc và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ?

Trả lời:

Sáng tác vào Tháng Chạp -2006, Thuyền đuôi én, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2009)

Câu 3: Tóm tắt tác phẩm theo cách hiểu của em ?

Trả lời:

Khung cảnh vui tươi khi mùa xuân sắp về đến bản làng, già, trẻ, trai, gái ai đấy đều nô nức chuẩn bị Tết đến xuân về

Câu 4: Thể loại của tác phẩm là gì ?

Trả lời:

Thể loại: Thơ tự do

Câu 5: Phương thức biểu đạt của tác phẩm ?

Trả lời:

Phương thức biểu đạt: Biểu cảm  + Tự sự + Tự sự

Câu 6: Nêu bố cục của tác phẩm ?

Trả lời:

 Khổ 1+2: Khung cảnh tưng bừng, rộn ràng khi mùa xuân sắp về

- Khổ 3: Nỗi nhớ thương quê nhà của người con xa quê hương - Khổ 3: Nỗi nhớ thương quê nhà của người con xa quê hương

THÔNG HIỂU

Câu 7: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm ?

Trả lời:

- Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên núi rừng Tây Bắc - Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên núi rừng Tây Bắc

- Sự hân hoan, vui vẻ, trẻ trung, sôi động của con người mỗi dịp Tết đến - Sự hân hoan, vui vẻ, trẻ trung, sôi động của con người mỗi dịp Tết đến

- Nỗi nhớ thương quê nhà của người con xa quê hương - Nỗi nhớ thương quê nhà của người con xa quê hương

 

Câu 8: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm ?

Trả lời:

- Thể thơ tự do vui tươi, rộn ràng, tạo không khí  sôi nổi - Thể thơ tự do vui tươi, rộn ràng, tạo không khí  sôi nổi

- Giọng thơ hào hứng, say mê - Giọng thơ hào hứng, say mê

- Các biện pháp tu từ được sử dụng linh hoạt, sáng tạo - Các biện pháp tu từ được sử dụng linh hoạt, sáng tạo

VẬN DỤNG

Câu 9: Khung cảnh mùa xuân trên bản làng Tây Bắc được miêu tả như thế nào ?

Trả lời:

- Lũ con trai chơi cù - Lũ con trai chơi cù

- Con gái khăn áo - Con gái khăn áo

- Mẹ xôn xao lá, gạo - Mẹ xôn xao lá, gạo

- Cha căng cánh nỏ - Cha căng cánh nỏ

- Người già bản làm đu - Người già bản làm đu

=> Bức tranh sinh hoạt hàng ngày vui tươi, rộn ràng, hối hả cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết. Mặc dù đi xa nhưng luôn hướng về làng quê, luôn lưu giữ những hình ảnh đẹp nhất về quê hương của mình.

Câu 10: Nghệ thuật độc đáo nào được sử dụng trong hai khổ thơ đầu của bài thơ?

Trả lời:

- Điệp từ: nhấn mạnh và khẳng định các hoạt động sinh hoạt diễn ra hàng ngày - Điệp từ: nhấn mạnh và khẳng định các hoạt động sinh hoạt diễn ra hàng ngày

- Ẩn dụ: tăng sức biểu cảm cho câu thơ, làm cho câu thơ trở nên giàu hình ảnh và có tính hàm xúc cao, khiến cho cách diễn đạt lôi cuốn người đọc/người nghe - Ẩn dụ: tăng sức biểu cảm cho câu thơ, làm cho câu thơ trở nên giàu hình ảnh và có tính hàm xúc cao, khiến cho cách diễn đạt lôi cuốn người đọc/người nghe

- Nhân hóa: Giúp biểu thị suy nghĩ của con người với các loài vật, thiên nhiên, làm cho đồ vật, cây cối, thiên nhiên trở nên gần gũi, thân thiết với con người, giúp con người yêu quý và quý trọng thiên nhiên hơn. - Nhân hóa: Giúp biểu thị suy nghĩ của con người với các loài vật, thiên nhiên, làm cho đồ vật, cây cối, thiên nhiên trở nên gần gũi, thân thiết với con người, giúp con người yêu quý và quý trọng thiên nhiên hơn.

Câu 11: Tâm trạng của người con xa quê được thể hiện như thế nào ?

Trả lời:

- Người đi xa nhớ lối trở về à tâm trạng buồn, nhớ nhung về quê hương - Người đi xa nhớ lối trở về à tâm trạng buồn, nhớ nhung về quê hương

- Người đi xa họ luôn hướng về quê hương với những thứ mộc mạc, gần gũi và thân quen. - Người đi xa họ luôn hướng về quê hương với những thứ mộc mạc, gần gũi và thân quen.

- Những người miền Tây Bắc khi đi xa họ luôn mang một nỗi niềm nhớ thương vô bờ bến về quê hương của mình, đặc biệt là vào mùa hoa mận nỗi niềm đó lại nhân lên gấp bội, gợi nhớ về những kí ức xa xưa. - Những người miền Tây Bắc khi đi xa họ luôn mang một nỗi niềm nhớ thương vô bờ bến về quê hương của mình, đặc biệt là vào mùa hoa mận nỗi niềm đó lại nhân lên gấp bội, gợi nhớ về những kí ức xa xưa.

Câu 12 : Khổ thơ thứ 2 xuất hiện những hình ảnh gì ?

Trả lời:

“Cành mận bung cánh muốt

Giục mẹ xôn xang lá, gạo

Giục cha vui lòng căng cánh nỏ

Giục người già bản hối hả làm đu”

 Không những thế dưới cành mận trắng xoá ấy còn là bức tranh sinh hoạt đầy rộn ràng và tấp nập của dân làng. Mọi người đang chuẩn bị để đón một mùa xuân với những điều tốt lành. Người mẹ "xôn xang lá, gạo" để làm bánh, một món bánh đặc trưng cho mùa xuân, người cha "căng cánh nỏ", người già bản "làm đu" để phục vụ cho trò chơi dân gian của bản địa. Có thể thấy, cành mận nó trở thành một biểu tượng không thể thiếu của mùa xuân nơi đây, nó chất chứa bao niềm vui, nỗi buồn, gắn bó với bản làng suốt năm tháng.

Câu 13:  "Cành mận bung cánh muốt" được nhắc lại 3 lần trong bài thơ có tác dụng gì ?

Trả lời:

“Cành mận bung cánh muốt" được điệp lại 3 lần, nó nhấn mạnh làm cho bài thơ trở nên sinh động, đồng thời báo hiệu mùa xuân đã về đến bản làng.

Câu 14: Hình ảnh mùa hoa mận tượng trưng cho điều gì ?

Trả lời:

- Hoa mận như dẫn lối họ trở về với những hoài niệm, nhớ nhung, nhớ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đang diễn ra một cách hối hả, xốn xang của các mẹ, cha, người già bản, sự vui vẻ, háo hức của lũ con trai, con gái trong bản làng. - Hoa mận như dẫn lối họ trở về với những hoài niệm, nhớ nhung, nhớ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đang diễn ra một cách hối hả, xốn xang của các mẹ, cha, người già bản, sự vui vẻ, háo hức của lũ con trai, con gái trong bản làng.

Câu 15: Theo em chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?

Trả lời:

 - Chủ đề: tình cảm dành cho con người, quê hương và đất nước.

 - Cảm hứng chủ đạo: nỗi nhớ thương da diết về thiên nhiên, cảnh sắc và con người vùng Tây Bắc.

VẬN DỤNG CAO

Câu 16: Viết một bài nghị luận phân tích và nêu cảm nhận của em về bài thơ “Mùa hoa mận” của nhà thơ Chu Thùy Liên?

Trả lời:

Với người dân vùng núi Tây Bắc sắc trắng của hoa mơ, hoa mận không chỉ là tín hiệu của mùa xuân mà còn là tín hiệu của quê hương. Với những người xa quê chỉ nhìn thấy sắc trắng hoa mơ, hoa mận qua hình ảnh trên tivi, báo đài thôi cũng thấy xao xuyến và bồi hồi khó tả. Bài thơ “Mùa hoa mận” được tác giả Chu Thuỳ Liên sáng tác đúng tháng chạp năm 2007 đã thể hiện nỗi nhớ sâu sắc về quê hương, buôn làng của những người đi xa thông qua sắc trắng quen thuộc đó.

Bài thơ có ba khổ thơ, mỗi khổ thơ đều bắt đầu bằng hình ảnh hoa mận nở trắng muốt “cành mận bung cánh muốt”, sắc trắng tinh khôi của hoa mận nở khắp vùng trời Tây Bắc dường như chính là tín hiệu của mùa xuân. Và cũng từ đây nó là cái cớ để nhà thơ tuôn trào những cảm xúc về quê hương mình. Dưới tán mận, dưới sắc trắng tinh khôi của hoa mận, toàn bộ sinh hoạt bình dị của dân làng hiện ra, thân thương mà thiêng liêng làm sao:

“Cành mận bung cánh muốt
Lũ con trai háo hức chơi cù
Lũ con gái rộn ràng khăn áo
Bóng bay nâng ước mơ con trẻ”

Vui nhất và háo hứa nhất khi xuân về chính là lũ trẻ nhỏ. Chúng rộn ràng, sung sướng vì được mặc áo mới, được chơi những trò chơi dân gian mà không sợ cha mẹ mắng. Con trai thì “háo hức chơi cù”, “con gái thì rộn ràng khăn áo”... niềm vui ấy như lan toả sang cả không khí xung quanh. Các từ láy “háo hức”, “rộn ràng” khiến ý thơ tươi vui, rộn rã, dường như ta thấy được nụ cười trong trẻo của lũ trẻ. Dường như cành mận cũng đã cùng vui với lũ trẻ, chứng kiến bao ước mơ và theo con đường trưởng thành của chúng.

“Cành mận bung cánh muốt
Giục mẹ xôn xang lá, gạo
Giục cha vui lòng căng cánh nỏ
Giục người già bản hối hả làm đu”

Không khí thật nhộn nhịp, tất bật và khẩn trương. Dưới tán mận mẹ vội vàng rửa lá, ngâm gạo để chuẩn bị thổi xôi, làm bánh cúng tổ tiên, mong mỏi một vụ mùa no ấm. Cha đi căng cánh nỏ, người già hối hả làm đu, để chuẩn bị cho những trò chơi dân gian vào năm mới. Động từ “giục” xuất hiện liên tiếp ở ba dòng thơ “giục mẹ”, “giục cha”, “giục người già”... tất cả gợi một không khí thật khẩn trương, rộn rã, tưng bừng. Cả buôn làng từ già đến trẻ đều đang háo hức, phấn khởi chờ đón một mùa xuân mới về.

“Cành mận bung cánh muốt
Nhà trình tường ủ hương nếp
Giục lửa hồng nở hoa trong bếp
Cho người đi xa nhớ lối trở về”

Trong những ngôi nhà truyền thống mùi hương nếp tỏa ra thơm lừng. Dân làng thổi xôi, làm cơm rượu nếp, ủ men lá, thịt lợn, làm bánh… căn bếp không khi nào hết ánh lửa bập bùng. Không khí thật ấm cúng, hạnh phúc làm sao. Tác giả thật tinh tế khi viết “giục lửa hồng nở hoa trong bếp”, khiến chúng ta cảm nhận được hương vị của mùa xuân đã lan tỏa khắp các ngõ ngách của buôn làng.

Màu trắng của hoa mận, cánh trắng tinh khôi, sắc trắng bao trùm cả những con đường, ven suối, bản làng làm cho quê hương đẹp hơn. Chính màu sắc ấy cũng dấy lên trong lòng những người xa quê cảm xúc bồi hồi, nhớ thương da diết. Ai đi xa chẳng mong trở về, nhất là khi năm mới đến, con người ta lại càng da diết với nỗi nhớ quê hương hơn. Hoa mận như là hoài niệm, như là tín hiệu dẫn lối con người ta trở về với quê hương, nơi ta sinh ra và gắn bó suốt những năm tháng tuổi thơ.

Bài thơ có ba khổ, viết theo thể thơ 5 chữ, không gieo vần, không nặng nề về hình thức. Mạch cảm xúc của nhà thơ chi phối đến mạch chung của bài thơ. Bằng những nét vẽ tinh tế nhà thơ đã giúp bạn đọc cảm nhận được vẻ đẹp cùng không khí rộn ràng của quê hương vào những ngày xuân sang. Qua đó dấy lên trong lòng mỗi người tình yêu tha thiết với nơi chôn nhau cắt rốn.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay