Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 kết nối Bài 8: THTV. Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ.
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8: THTV. Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ. . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 kết nối tri thức (bản word)
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT. SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN PHI NGÔN NGỮ
( 13 câu)
1. NHẬN BIẾT ( 5 câu)
Câu 1: Em hãy cho biết phương tiện phi ngôn ngữ được dùng trong văn bản có tác dụng gì?
Trả lời:
- Mỗi loại phương tiện phi ngôn ngữ có chức năng biểu đạt nghĩa khác nhau.
+ Các số liệu thường được sừ dụng đề cung cấp những thông tin cụ thể, chinh xác.
+ Các đường nối giũa các hinh vẽ thường được dùng để biểu đạt mối quan hệ giữa các thông tin.
+ Các biểu đồ, sơ đồ giúp trình bày thông tin một cách hệ thống.
+ Các hình ảnh làm tăng tính hấp dẫn và trực quan cùa thông tin,..
Tùy theo mục đích sử dụng mà người viết lựa chọn loại phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp.
Câu 2: Theo em, có những lưu ý gì khi đọc hiểu phương tiện phi ngôn ngữ
Trả lời:
+ Chú ý tên, nguồn gốc các các hình ảnh, sơ đồ…
+ Quan sát và giải mã ý nghĩa của các phương tiện phi ngôn ngữ,
+ Tìm ra mối liên hệ giữa các phương tiện để phân tích cấu trúc logic của thông tin,
+ Đối chiếu tổng hợp với phần thông tin được trình bày bằng ngôn từ với thông tin được trình bày bằng phương tiện phi ngôn ngữ để hệ thống hóa tri thức.
Câu 3: Em hãy trình bày khái niệm phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
Trả lời:
Là những hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,... góp phần truyền tải ý tưởng, quan điểm trong giao tiếp. Đây là phương tiện thường được sử dụng kết hợp với phương tiện ngôn ngữ trong văn bản thông tin tổng hợp, giúp thông tin được truyền tải hiệu quả, sinh động hơn.
Câu 4: Việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin tổng hợp có tác dụng như thế nào? Minh họa bằng một số dẫn chứng lấy từ các văn bản đã học.
Trả lời:
- Việc sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin giúp cụ thể hóa những lời thuyết minh trong văn bản. Từ đó, người đọc sẽ tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng, đầy đủ và đúng đắn nhất.
- Ví dụ: Trong văn bản “Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu”: Văn bản sử dụng hình ảnh cũng như các số liệu để giúp lập luận được chặt chẽ, sinh động hơn, người đọc dễ hiểu và hình dung hơn.
Câu 5: Tìm phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản “Phục hồi tầng Ozone..” và cho biết tác dụng của chúng.
Trả lời:
Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản là:
- Hình ảnh: Giúp cho người đọc dễ dàng hình dung được lỗ thủng tầng ozone thay đổi qua các năm
- Số liệu: Giúp cho độ chính xác và tin cậy của văn bản cao hơn đối với người đọc và người nghe.
2. THÔNG HIỂU ( 5 câu)
Câu 1- 3: Quan sát thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Quan sát văn bản thông tin vừa trình chiếu trên, em hãy cho biết văn bản trên cung cấp thông tin gì?
Trả lời:
Văn bản trên cung cấp thông tin ở Việt Nam đang đối mặt với tình trạng dân số già.
Câu 2: Để chuyển tải được những thông tin trên, người viết đã sử dụng những phương tiện nào?
Trả lời:
Người viết đã sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ (các số liệu được minh họa kèm biểu đồ một cách cụ thể, chi tiết)
Câu 3: Việc sử dụng kết hợp các phương tiện trên giúp ích gì cho quá trình đọc và tiếp nhận thông tin từ văn bản?
Trả lời:
Việc sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ giúp cho người độc dễ dàng nắm bắt thông tin, tăng tính hấp dẫn và trực quan của thông tin
Câu 4-5: Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Tăng cường các biện pháp phòng bệnh do nhiễm vi rút Adeno
(BGĐT) - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn hỏa tốc gửi các ngành, địa phương về việc tăng cường các biện pháp phòng bệnh do nhiễm vi rút Adeno nhằm bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho người dân trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt các đối tượng có nguy cơ cao nhiễm vi rút này do sức đề kháng kém như: Trẻ em, phụ nữ có thai, người lớn tuổi và người bị bệnh mạn tính.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Y tế tăng cường giám sát, theo dõi số ca mắc vi rút Adeno trên địa bàn. Hướng dẫn triển khai áp dụng các biện pháp dự phòng nhiễm vi rút Adeno.
Kiểm soát chặt chẽ sự lây lan của vi rút Adeno, phát hiện sớm các ca bệnh. Bảo đảm người bệnh được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời tại các tuyến, hạn chế tối đa các biến chứng nặng và tử vong do nhiễm vi rút Adeno. Chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh bảo đảm đầy đủ thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế cho công tác khám chữa bệnh, người dân tiếp cận dịch vụ y tế nhanh nhất, sớm nhất, ngay tại cơ sở.
Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường tuyên truyền giáo dục sức khỏe, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường phòng bệnh trong nhà trường. Bảo đảm đủ nước sạch cho sinh hoạt tại trường học, rửa tay bằng xà phòng, không dùng chung khăn mặt. Cung cấp cho học sinh, phụ huynh học sinh những thông tin cần thiết về bệnh do vi rút Adeno, để phòng tránh lây nhiễm. Thực hiện đeo khẩu trang tại nơi công cộng, tránh tiếp xúc với trẻ em bị ốm, mắc bệnh. Bảo tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch vắc xin phòng Covid-19 và các loại vắc xin phòng bệnh theo chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia.
Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền về khả năng lây lan, những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời; các di chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh nhiễm vi rút Adeno.
Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, tính đến ngày 12/9/2022, tổng số ca nhiễm vi rút Adeno được ghi nhận tại bệnh viện là 412 ca, nhiều hơn tổng số ca bệnh cả năm 2021 và tăng hơn 44,1% so với cùng kỳ, trong đó đã có 6 trường hợp bệnh nhân tử vong có nhiễm vi rút này. Tính từ ngày 5-11/9/2022, Bệnh viện Nhi Trung ương đã ghi nhận 151 trường hợp dương tính với vi rút Adeno, tăng gần 2,2 lần so với tuần trước đó. |
UBND huyện, thành phố tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện tiêm vét vắc xin phòng Covid-19 cho các đối tượng trên địa bàn, nhất là nhóm trẻ em từ 5-<18 tuổi. Bảo đảm triển khai hiệu quả công tác tiêm chủng vắc xin phòng bệnh theo chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia.
Câu 4: Quan sát văn bản thông tin vừa trình chiếu trên, em hãy cho biết văn bản trên đã sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ nào?
Trả lời:
Văn bản trên sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ như: số liệu, dùng biểu đồ, dùng hình ảnh..
Câu 5: Nêu tác dụng, hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ nhằm biểu đạt thông tin?
Trả lời:
Tác dụng, hiệu quả: Thông tin chính xác, khách quan, sinh động về diễn tiến tình hình dịch bệnh…
3. VẬN DỤNG ( 2 câu)
Câu 1: Chỉ ra các số liệu được sử dụng trong những câu dưới đây (trích từ văn bản Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI). Cho biết các số liệu đó có tác dụng như thế nào đối với việc phản ánh sự việc được đề cập trong mỗi câu.
a) Liên hợp quốc ước tính có chừng 40% dân số cư ngụ gần biển, với 600 triệu người sinh sống trong khu vực cao hơn mực nước biển từ 10 mét trở xuống.
b) Việt Nam có 28 trên tổng số 64 tỉnh thành ven biển, với đường bờ biển dài hơn 3000 ki-lô-mét
c) Về diện tích, biển và đại dương bao phủ 72% bề mặt Trái Đất.
d) Dự kiến vào cuối thế kỉ tới, mực nước biển sẽ tăng lên trong khoảng 35 – 85 xăng-ti-mét ...
Trả lời:
a) 40% dân số cư ngụ gần biển - 600 triệu người sinh sống trong khu vực cao hơn mực nước biển từ 10 mét trở xuống.
b) 28 trên tổng 64 tỉnh thành ven biển - đường bờ biển dài hơn 3000 ki-lô-mét.
c) Bao phủ 72% bề mặt Trái Đất
d) Khoảng 35 – 85 xăng-ti-mét.
→ Tác dụng: Việc trích dẫn những số liệu cụ thể nhằm nhấn mạnh, khẳng định sự ảnh hưởng của hiện tượng nước biển dâng đến cuộc sống của con người. Từ đó, làm tăng tính xác thực, sức thuyết phục, tính khách quan cho lập luận của người viết giúp người đọc, người nghe tin tưởng hơn vào dẫn chứng bài viết.
Câu 2: Quan sát hình ảnh đồ hoạ về Lễ hội Xuân hồng – lễ hội hiến máu lớn nhất cả nước dưới đây và trả lời câu hỏi:
a, Những phương tiện phi ngôn ngữ nào xuất hiện trong hình ảnh?
b, Biểu đồ cung cấp những thông tin gì về lượng máu tiếp nhận được qua Lễ hội Xuân hồng các năm?
Trả lời:
a) Sơ đồ, hình ảnh, kí hiệu, số liệu.
b) Biểu đồ cho biết sự thay đổi về lượng máu tiếp nhận được qua Lễ hội Xuân hồng các năm: Năm 2008, lượng máu tiếp nhận thấp nhất chỉ có 2 610 đơn vị máu. Lượng máu tiếp nhận tăng dần qua từng năm: năm 2015 là trên 5 000 đơn vị máu, năm 2016 là 8 000 đơn vị máu, năm 2017 là 9 336 đơn vị máu. Năm 2018 đạt lượng máu tiếp nhận cao nhất là 10 267 đơn vị máu. Sau đó, năm 2019, lượng đơn vị tiếp nhận giảm còn 7 311 đơn vị máu.
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Sưu tầm một bài báo hoặc văn bản có sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ
Trả lời:
VinFast đã trở thành hình mẫu điển hình cho các doanh nghiệp khác tại Việt Nam và trên thế giới trong công cuộc chuyển đổi xanh khi đưa ra nhiều cam kết và hành động mạnh mẽ nhằm đóng góp vào sự phát triển kinh tế không phát thải.
Đó là nhận định của ông Dan Vardie, Chủ tịch Autobest - tổ chức đánh giá ô tô hàng đầu châu Âu.
Ông Dan Vardie, Chủ tịch Autobest.
VinFast có tầm nhìn, chiến lược và hành động quyết liệt…
(Trích https://vietnamnet.vn/vinfast-la-hinh-mau-truyen-cam-hung-trong-nganh-cong-nghiep-di-chuyen-xanh-2230634.html )
=> Giáo án ngữ văn 10 kết nối tiết: Thực hành tiếng việt Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ